Ra mắt sách 'Về cội nguồn Quân đội Nhân dân Việt Nam': Nhiều chuyện ít biết về bộ đội cụ Hồ

08:02 19/12/2014

Kỷ niệm 70 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 -2014), NXB Quân đội Nhân dân vừa ấn hành cuốn sách Về cội nguồn Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Đại tá Đoàn Hoài Trung

Sách tập hợp 22 bài viết, dày 284 trang thể hiện hành trình vào Nam ra Bắc của tác giả, đại đá Đoàn Hoài Trung, để đem đến cho độc giả nhiều điều ít biết về Quân đội Việt Nam

Hai vợ chồng trong ngày đầu thành lập quân đội

Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã giao trọng trách thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân (tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam) với câu hỏi giản dị: “Việc này giao cho chú Văn (bí danh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp) phụ trách, chú có làm được không?”.

Chiều ngày 22/12/1944, tại khu rừng Trần Hưng Đạo, thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, đồng chí Võ Nguyên Giáp tập hợp 34 đội viên tuyên thệ trước cờ đỏ sao vàng thành lập quân đội sơ khai của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Tuy nhiên, trong sách Quân đội Nhân dân Việt Nam qua những chặng đường chiến đấu do NXB Quân đội Nhân dân in năm 1984, đại tá Đoàn Hoài Trung đọc được, có ghi rõ: “Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập… Đội có 34 người (có 3 nữ)”. Thế nhưng, khi Đoàn Hoài Trung lên Cao Bằng gặp cụ Bế Kim Anh, một trong 34 đội viên năm ấy, thì cụ ông khẳng định: “34 đội viên tuyên thệ ngày ấy tất cả đều là nam”. Khi vào rừng Trần Hưng Đạo, Đoàn Hoài Trung thấy trên bia lưu danh cũng không có một đội viên nữ nào.

Đem thắc mắc về sự không trùng khớp này dò hỏi khắp nơi, cuối cùng Đoàn Hoài Trung gặp được người thật việc thật. Trong buổi chiều tuyên thệ thành lập quân đội ngày 22/12/1944, đúng là chỉ có 34 người nam. Nhưng vẫn có 3 người nữ tham gia vào thời điểm ấy, gồm các bà Loan, Thanh, Cầm nhưng họ không đứng vào đội hình tuyên thệ như 34 người nam. Được biết, ba người nữ lo công tác hậu cần cho đội.

Tìm hiểu thêm, một trong ba người nữ có mặt trong buổi đầu thành lập quân đội có họ tên đầy đủ là Đàm Thị Loan, sinh năm 1925, người dân tộc Tày. Bà Đàm Thị Loan chính là vợ của Đại tướng Hoàng Văn Thái – một trong 34 người nam đã tuyên thệ trước cờ chiều 22/12/1944.

Bìa cuốn “Về cội nguồn Quân đội Nhân dân Việt Nam”

Người đội viên năm ấy duy nhất còn sống ở Lâm Đồng

10 năm trước, Đoàn Hoài Trung đã tìm đến địa chỉ nhà ông Tô Văn Cắm ở huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng. Thời điểm ấy, Đoàn Hoài Trung đã gặp ba người đội viên thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân để viết về cuộc đời họ. Để có được địa chỉ liên lạc với ông Tô Văn Cắm, Đoàn Hoài Trung đã gặp ông Bế Kim Anh một trong 34 đội viên với ông Tô Văn Cắm ở Cao Bằng để xin địa chỉ. Ông Tô Văn Cắm vào Lâm Đồng năm 1992 sống với con cháu. Sau 10 năm, đến nay, chỉ còn duy nhất ông Tô Văn Cắm vẫn sống khỏe ở tuổi 93.

Ông Tô Văn Cắm, bí danh Tô Tiến Lực tham gia Việt Minh từ những ngày đầu cùng với anh em ruột trong gia đình. Dù nhiều người trong gia đình rất muốn vào đội tuyên thệ trước cờ năm ấy, nhưng chỉ mình ông được chọn. Ông Tô Tiến Lực tham gia trận đánh đầu tiên của quân đội ở Phai Khắt, Nà Gần và Nam tiến đóng quân ở Rạch Giá kháng Pháp. Năm 1946 trong một trận đánh ông bị thương phải rời đơn vị về quê. Thế nhưng năm 1947 Pháp nhảy dù xuống Bắc Kạn hòng tiêu diệt cơ quan đầu não của ta, ông lại xin tái ngũ. Năm 1950 trong chiến dịch biên giới, ông được bổ nhiệm làm trung đội trưởng pháo binh.

Cuộc đời ông Tô Văn Cắm không hề suôn sẻ, dù bị thương hai lần nhưng giấy tờ thất lạc nên ông không được hưởng chế độ thương binh, rồi ông lại phải làm lễ kết nạp Đảng vào năm 1969. Thế nhưng, ông vẫn luôn lạc quan. Đoàn Hoài Trung kể: “Tôi hỏi ông có uống rượu được không? Ông cười nói hai ngày mới uống một lần, nhưng đã uống phải một xị mới đã”.

Đại tá Đoàn Hoài Trung nói thêm: “Khi in cuốn sách này, tôi đã đến Lâm Đồng thăm cụ Tô Văn Cắm. Ở tuổi 93 ông vẫn rất khỏe mạnh, hiện cụ đã được hưởng chế độ thương binh và sống trong căn nhà tình nghĩa to đẹp, mỗi ngày cụ được cấp một tờ báo Quân đội Nhân dân”.

Theo Trạc Tuyền - TT&VH

 

 


 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Ý NHI 

    1.
    Một buổi chiều, khoảng cuối năm 1989, chúng tôi có cuộc gặp gỡ tại nhà Trần Thị Khánh Hội, trong một con hẻm rộng, quận Phú Nhuận.

  • TRẦN HOÀI ANH

    (Kỷ niệm 49 năm ngày mất cố Thi sĩ Nguyễn Bính 1966 - 2015)

  • DƯƠNG PHƯỚC THU  

    Kể từ lúc thị xã Huế được nâng lên cấp thành phố, cho đến khi người Nhật làm cuộc đảo chính hất chân người Pháp khỏi đông Dương vào ngày 9/3/1945 thì Huế vẫn là thành phố cấp 3, nhưng là thành phố của trung tâm chính trị, văn hóa, nơi đóng kinh đô cuối cùng của nhà nước quân chủ Việt Nam.

  • HỒ VĨNH  

    Thi hữu Quốc Hoa Nguyễn Cửu Phương là một thành viên trong hội thơ Hương Bình thi xã do Ưng Bình Thúc Giạ Thị làm hội chủ. Năm 1933 thi đàn đặt tên là Vỹ Hương thi xã, qua năm 1950 các thi hữu bắt đầu đổi tên Vỹ Hương thi xã thành Hương Bình thi xã.

  • Mùa xuân chiếm một ví trí quan trọng trong thơ Nguyễn Trãi. Xuân hiện lên bằng nhiều vẻ dáng khác nhau, được khắc họa bằng nhiều cung bậc khác nhau. Mỗi một bài thơ xuân như là một trang nhật kí và cảm xúc của cuộc đời thi nhân.

  • Đọc sách Lý Thường Kiệt - Lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý (ảnh, NXB Khoa học xã hội, Sách Khai tâm, quý 1/2015) của Hoàng Xuân Hãn là cách để “gặp lại” danh tướng Lý Thường Kiệt.

  • CAO HUY THUẦN

    Từ trong mênh mông, một sợi mưa rơi vào lá sen. Nước vốn không có hình. Nằm trong lá, nước tròn như một viên ngọc, tròn như một hạt lệ, tròn như một thủy chung. Gió thoảng qua, lá sen lay động, nước rơi không để lại một dấu vết, rơi như chưa bao giờ có, rơi như một hững hờ.

  • NGUYÊN QUÂN

    Những lúc bứt thoát được những hệ lụy cuộc sống, tôi chỉ thích được lang thang lên mạng, mong bắt gặp một câu thơ, một dòng văn nào đó gần gũi với tâm trạng để ru dỗ mình bằng những phút giây đồng điệu.

  • Trong các nhà thơ hiện đại Việt Nam, Tế Hanh có dáng vẻ của một thi sĩ hơn cả, không phải chỉ bởi “đôi mắt nồng nàn lạ” (Hoài Thanh-Hoài Chân: Thi nhân Việt Nam) mà còn là, hay chính là, bởi vẻ buồn ngơ ngác của ông, không phải chỉ trên vẻ mặt mà cả trong cách hành xử, ứng đối của ông với mọi người, mọi sự.

  • DA VÀNG

    (Đọc tập thơ Tùng Gai của Bạch Diệp, Nhà xuất bản Văn Học, 8/2014)

  • NGUYỄN VĂN NHẬT THÀNH

    Đồng hành cùng cuộc chuyển mình lớn lao của đất nước, văn học Việt Nam sau 1975 chứng kiến cuộc vật lộn âm thầm nhưng quyết liệt của bao văn nghệ sĩ trên hành trình tìm kiếm “sinh lộ” mới cho văn chương Việt.

  • YẾN THANH

    Nếu nói một cách đơn giản rằng Đông phương luận hiện đại là một khía cạnh của cả chủ nghĩa đế quốc lẫn chủ nghĩa thực dân thì sẽ ít ai có thể tranh cãi được. Tuy nhiên, nói như thế chưa đủ. Cần phải trình bày nó một cách có phân tích, có tính lịch sử”. [Edward Wadie Said, Đông phương luận, Nxb. Tri thức, 2014, tr.200]

  • NGUYỄN KHẮC VIỆN

    Với một Gavroche, Victor Hugo đã viết nên những trang bất hủ. Trẻ em của chúng ta đã anh dũng, hồn nhiên tham gia cuộc đấu tranh trường kỳ gian khổ của cha anh, dẫu chỉ một vài cá nhân; thế mà sách vở về mặt này còn quá ít. Nhà văn Việt Nam còn mắc nợ các em rất nhiều.

  • "Hạnh phúc tại tâm" là cuốn sách mới nhất của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa được dịch ra tiếng Việt. Sách chỉ ra hạnh phúc nằm trong bản thân mỗi con người, ở từng thời điểm chúng ta sống.

  • LÊ MINH PHONG

    Chúng ta không rũ bỏ được Thượng Đế
    Vì chúng ta vẫn tin vào ngữ pháp

                                  (Nietzsche)

  • DƯƠNG PHƯỚC THU

    Chiều ngày 12/5/2014, tôi nhận được món quà vô cùng quý giá, đó là cuốn sách Hải Triều Toàn Tập do chính gia đình của Nhà văn hóa, Nhà báo Hải Triều gửi tặng.

  • Nhà văn Trang Thế Hy đã bước vào tuổi 90. Một đời viết kéo dài suốt 70 năm, ông không viết nhiều nhưng hễ công bố tác phẩm là làng văn phải “giật mình”

  • Xin nói ngay rằng, đọc tập truyện Giọt nước mắt màu đất của Đức Ban (NXB Hội Nhà văn 2014), với tôi Chốn xưa là một truyện ngắn hay.

  • PHẠM XUÂN DŨNG

    Trong số các nhà thơ, nhà văn quê hương Quảng Trị, Vĩnh Mai không phải là một tên tuổi lớn như Chế Lan Viên hoặc Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhưng ông vẫn là một tác giả đáng ghi nhận, một nhân cách đáng kính, một người trí thức đầy lòng tự trọng, một người yêu nước chân chính.