R. M. Rilke và thơ hài cú

10:27 26/12/2011
LGT: Lần đầu tiên khi tiếp cận với thể thơ Hài cú (Haiku) của Nhật Bản, R. M. Rilke (1875 - 1926) đã lập tức bị lôi cuốn vì vẻ đẹp dung dị và thuần khiết của thể thơ nhỏ bé, ngắn ngủi, ít lời nhất trên trường văn chương quốc tế.

Thi hào Rainer Maria Rilke - Ảnh: internet

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]

Trong thư gửi cho bà Guidi Noelke ngày 4. 9. 1920, Rilke viết về khám phá đầy ngạc nhiên và thú vị này: “Bà có biết loại đoản khúc thơ (ba dòng) nho nhỏ của Nhật Bản, gọi là Hay Kay?... Tờ “Nouvelle Revue Francaise” vừa mới đăng bản dịch của những bài thơ ấy, trong vẻ dung dị mà chín muồi, thuần chất không thể tả…”(1)

Chạm mặt đầu tiên với những vần Hài cú, trực cảm thi ca của nhà thơ về “khoảng trống”, “sự im lặng”, “cái rỗng không quá thực” như thứ “rỗng của tấm gương hay của một ví đựng tiền” đã từng bàng bạc trong ngôn thi của ông, trở nên tri giác rõ rệt về cách thể nghệ thuật đến từ tĩnh không, khổ hạnh ngôn ngữ, đến từ chiều kích đảo ngược, từ bỏ âm thanh, sắc màu:

…“Đó là một câu hỏi lớn về nghệ thuật, về tất cả mọi nghệ thuật… bao nhiêu quằn quại để cảm nhận được mảnh im lặng chen giữa những âm thanh trong một nhạc phẩm, một thứ im lặng thế tục… Và trong thi ca, biết bao nhiêu khoảng trống thực sự bàng bạc khắp nơi, giữa những chữ, giữa những đoản khúc cấu kết nên bài thơ...; sự thành công hiếm có và diễm tuyệt trong cách đưa một sự vật (chose) tưởng tượng vào trong một không gian thích hợp, có nghĩa hội nhập nội tại, như bà đã thực hiện, làm cho tôi nhớ đến những bài thơ Hay Kay, những hợp thể nhỏ bé thi vị đã được những người Nhật Bản sáng tạo từ thế kỷ thứ 15. Bà hãy tự mình phán xét về nghệ thuật này, mà người ta gọi là “một chấn động ngắn ngủi”, tuy nhiên nó bắt người gặp nó dừng lại lâu hơn (…)”
(2)

Dĩ nhiên “Hay Kay” đã là một thử nghiệm ngôn thi thú vị cho nhà thơ đang ở trên bước đường sáng tác mang tính toàn hoàn vũ không ngừng nghỉ với bất cứ một ngôn ngữ nào. Ba bài thơ “ba dòng” “Hai Kai” của R. M. Rilke được xem như là những bài thơ đầu tiên trong lịch sử nghệ thuật thơ Hài cú tiếng Đức. Với chúng, thơ của Rilke thường đem lại những chấn động bất ngờ làm người đọc dừng lâu.


Một số bài thơ Hài cú của R. M.Rilke

gồm những bài bằng tiếng Pháp và tiếng Đức


I. Những bài có tựa đề “Hai-Kai”

1.
Hừm, mang trái nặng hơn hoa
Nhưng đó không phải cái cây nói
Mà một người đang yêu

C’EST pourtant plus lourd de porter des fruits que des fleurs
Mais ce n’est pas un arbre que parle
C´est un amoureux
(R.M.Rilke, SW I I, S. 638)

2.
Thiêu thân chập choạng huyên thiên từ bụi cây
Chúng chết chiều hôm nay và sẽ không bao giờ biết
Rằng xuân chưa đến

Kleine Motten taumeln schauernd quer aus dem Buchs
Sie strerben heute Abend und werden nie wissen,
daß es nicht Fruhling war

3.
Giữa hai mươi thứ phấn
Nàng tìm một lọ đầy:
đã hóa đá

ENTRE ses vingt fards
Elle cherche un pot plein: devenu pierre
(R.M.Rilke SW I I, S. 745; viết vài tháng trước khi mất)


II. Những bài thơ ba dòng theo thể Hài cú

1.
Tôi họa mi, tôi, mà em đang hát
đây. Tận trong tim tôi, giọng đó thành bạo lực
Không sao tránh khỏi
Ich bin Nachtigall, ich, den du singst,
hier. Mir im Herzen, wird diese Stimme Gewalt
nicht langer vermeidlich
(R.M.Rilke, SWI I, S. 61)

 2.
Chúng đã muốn nở hoa
Và nở hoa là đẹp; nhưng chúng ta muốn chín
Có nghĩa thành tăm tối và khổ công

Sie wollten bluhn,
und bluhn ist schon; doch wir wollen reifen,
und has heißt dunkel sein und sich bemuhen
(R.M.Rilke, SW I, S. 521)

3.
Sao, suối, hoa hồng, nhà,
và như luôn biết, càng nhiều tên
càng
không tên nào
nói đủ nghĩa hồng hoa

Stern, Quelle, Rose, Haus,
und wie er immer weiß, je mehr der Namen
kamen
es reicht kein Name je fur ihr Bedeuten aus
(R.M.Rilke, SW I I, S. 477)

4. Những dòng thơ trên mộ của nhà thơ
được xem là những dòng Hài cú huyền diệu
 
Hồng hoa, ôi mâu thuẫn trong veo, khoái lạc,
Là giấc ngủ của không ai dưới bao nhiêu
Bờ mi

Rose, oh reiner Widerspruch, Lust,
Niemandes Schlaf zu sein unter soviel
Lidern
     (R.M.Rilkes Grabspruch)

THÁI KIM LAN
(giới thiệu và chuyển ngữ)

(SH274/12-11)



----------------------
1. R. M. Rilke, thư  gửi bà Gudi Nolke ngày 4. 9. 1920 trong Những bức thư gửi bà Gudi Nolke trong những năm ở Thụy Sĩ, Paul Obermuller chủ biên, Insel-verlag, Wiebaden 1953, S. 63
2. Briefe aus den Jahren 1914-1926, thư gửi bà Sophy Giaque (một nữ họa sĩ người Pháp-Thụy Sĩ) ngày 26. 11. 1925








Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • ĐỖ NGỌC YÊN…Thơ Hoàng Trần Cương là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa những chất liệu, hình ảnh và ngôn ngữ của đời sống, với sự đào sâu những suy tư, khát vọng sống của con người và một vùng quê mà anh đã nặng nghĩa sinh thành...

  • THỦY THANHCơn đại hồng thủy đầu tháng 11 năm 1999 được coi như "bản tổng kết thủy tặc" đầy bi tráng của thiên nhiên trong thế kỷ 20 đối với mảnh đất Thừa Thiên Huế. Nó đã gây ra nỗi kinh hoàng, đau thương, mất mát to lớn và cũng để lại không ít những hệ lụy nặng nề cho con người ở nơi đây. Và cũng chính nó - cơn lũ chưa từng có này - đã đi vào lịch sử.

  • BẾ KIẾN QUỐCNăm ấy, vào quãng mùa hè 1982, khi đang trực Ban văn xuôi của báo Văn Nghệ, tôi nhận được một bản thảo truyện ngắn kèm theo lời nhắn: “ Cái truyện này rất quan trọng đối với tôi. Rất mong được tòa soạn đọc kỹ và cho ý kiến. Mấy hôm nữa tôi sẽ quay lại”.

  • THÁI DOÃN HIỂUNgô Văn Phú là thi sĩ của đồng quê. Anh có thể viết nhiều đề tài như xây dựng, chiến tranh, lịch sử, tình yêu..., nhưng như lá rụng về cội, ngược về nguồn, Ngô Văn Phú trở lại nơi làng quê yêu dấu với một tình yêu bẩm sinh, yêu đến tận cùng gốc rễ như Nêruđa đã viết.

  • MAI VĂN HOANTrong số bạn bè cùng lứa thì Ngô Minh bước vào làng thơ muộn màng hơn cả. Nếu Lâm Thị Mỹ Dạ được chú ý ngay khi còn ngồi trên nghế nhà trường, Hải Kỳ có thơ in trên báo Văn nghệ những năm 69,70 thì Ngô Minh vẫn chưa hề có ai hay biết.

  • HOÀNG VŨ THUẬTCó những bài thơ đọc lên và bắt gặp ngay cái đẹp trong từng câu chữ. Lại có những bài thơ đọc đi đọc lại thấy hay mà không dễ gì tìm thấy ngay được. Nó như vẻ đẹp của người con gái có duyên thằm. Cái đẹp thầm kín, ẩn náu.

  • HOÀNG VŨ THUẬTTrong một bài thơ viết trên giường bệnh, trước khi mất vài hôm Thanh Hải tâm sự:     Ta làm con chim hót     Ta làm một cành hoa                                   Ta nhập trong hòa ca                                   Một nốt trầm xao xuyến                                          (Mùa xuân nho nhỏ)

  • Tiểu thuyết "Vạn Xuân" (Dix mille Printemps) của nữ văn sĩ Pháp Yveline Féray viết về cuộc đời Nguyễn Trãi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn dày trên 1200 trang, do Nguyễn Khắc Dương và một số cộng tác viên dịch, do Nhà xuất bản Văn học in năm 1997 đã được độc giả Việt Nam đón nhận nồng nhiệt.

  • PHAN VĂN CÁCTuy Lí Vương Nguyễn Miên Trinh (1820- 1897) là con thứ 11 vua Minh Mệnh triều Nguyễn, tự là Khôn Chương, lại có tự là Quý Trọng, hiệu là Tĩnh Phố (tên ngôi vườn ông ở) lại có hiệu là Vi Dã. Tuy Lí Vương là tước phong cuối cùng của ông (trước đó từng có tước Tuy Quốc công năm 19 tuổi).

  • HOÀNG CẦM(Lời Bạt cho tập thơ ĐÓA TẦM XUÂN của Trịnh Thanh Sơn - Nhà Xuất bản Văn học 1999)

  • NGUYỄN KHẮC PHÊTác phẩm đầu tay của tôi - tập ký sự “Vì sự sống con đường” (NXB Thanh Niên, Hà Nội, 1968) viết về những đồng đội của tôi trong cuộc chiến đấu anh hùng bảo vệ tuyến đường 12A lên đèo Mụ Dạ, một đoạn đường trọng yếu trong hệ thống đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1965-1966, được xuất bản năm 1968, nhưng bài viết đầu tiên của tôi được in trên báo chí khi tôi vừa tròn 20 tuổi và đang học tại Hà Nội.

  • Thanh Hải tên thật là Phạm Bá Ngoãn. Anh sinh ngày 4 tháng 11 năm 1930, quê ở xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhà thơ mất ngày 15 tháng 12 năm 1980, tại thành phố Huế.

  • LÊ VĂN DƯƠNG1. Quý II năm 2005, Nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh phát hành, nói đúng ra là tái bản lần thứ nhất cuốn Tản mạn nhớ và quên của Nguyên Ngọc. Cuốn sách dày 560 trang, tập hợp 15 bài viết của tác giả ở những thời điểm khác nhau nhưng đa phần là vào những năm 90 của thế kỷ XX và một vài năm mở đầu thế kỷ XXI.

  • PHAN CHÍNSau khi làm tròn vai một nhà chính trị, không giống như nhiều người khác, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm rời Thủ đô Hà Nội về Huế sinh sống.

  • NGUYỄN THỊ KIM THANH(Nhân đọc Tập thơ Ngày đầu tiên của Trần Hữu Lục - NXB Hội Nhà Văn, 01-2010)

  • HOÀNG NHƯ MAI - NGUYỄN VĂN HẤN Cùng với những tập quán cổ truyền ngày Tết dân tộc, từ cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay, nhân dân ta đã có thêm một tập quán quý báu nữa: đọc thơ chúc Tết của Bác Hồ.

  • NGÔ MINHTôi đọc và để ý đến thơ Đông Hà khi chị còn là sinh viên khoa văn Trường Đại học Sư phạm Huế. Thế hệ này có rất nhiều nữ sinh làm thơ gây được sự chú ý của bạn đọc ở Huế và miền Trung như Lê Thị Mỹ Ý, Nguyễn Thanh Thảo, Huỳnh Diễm Diễm.v.v... Trong đó có ấn tượng đối với tôi hơn cả là thơ Đông Hà.

  • NGUYỄN ANH TUẤNKhông gian trữ tình không là một địa danh cụ thể. Mặc dù có một “thôn Vĩ” luôn hiện hữu hết sức thơ mộng trên toàn đồ trực diện thẩm mỹ của bài thơ, với những màu sắc, hình ảnh, đường nét:…

  • KHÁNH PHƯƠNGNhân cách văn hóa của nhà văn có thể được biểu hiện bằng những hành động, thái độ trong đời sống, nhưng quan trọng hơn, nó chi phối nhân cách sáng tạo của nhà văn.

  • HỒNG DIỆUTrương Mỹ Dung đời Đường (Trung Quốc) có một bài thơ tình yêu không đề, được nhiều nhà thơ Việt Nam chú ý.