Sau cuộc thi sáng tác Một nửa làm đầy thế giới do Nhà xuất bản Văn hóa Văn nghệ TP.HCM tổ chức năm 2019, với sự tài trợ chính của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, tập truyện ngắn của các cây bút trẻ "Qua những miền yêu" vừa được xuất bản.
Sách do Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ TP.HCM phát hành
Lấy chủ đề chính là tình yêu, nhóm tác giả trẻ đã cùng nhau xây dựng một tập truyện ngắn khắc họa những miền yêu đong đầy luyến nhớ và lắm điều thương cảm, thể hiện sự muôn hình vạn trạng của tình yêu.
15 câu chuyện, là 15 sắc thái của tình yêu, đến từ nhiều vùng miền, nhưng tựu trung tất cả đều mang đến cho người đọc những cung bậc yêu thương, có thăng có trầm, có vui có buồn, có xót xa có đắng đót, nhưng cũng có lúc hạnh phúc căng tràn. Tình yêu chính là điều tuyệt vời nhất đối với cuộc đời mỗi người trong chúng ta, cho dù chúng ta có trải qua thăng trầm cùng bao biến chuyển của thời cuộc, dù đang hiện hữu giữa thời đại của sự năng động, thì hơn bao giờ hết, như lẽ thường tình và giản đơn, tình yêu luôn nảy nở đâm chồi trong chính trái tim của chúng ta.
Đọc Qua những miền yêu, chúng ta sẽ thấy rằng tình yêu là ký ức ngọt ngào xen lẫn nỗi nhớ da diết giữa Thụy với người thầy dạy võ thuật (tác phẩm Giới hạn vô hình), hay sự vị tha mà Hạ Lam dành cho chàng họa sĩ đa tình tên Huy (Mùa hạ còn có em), hay lời hẹn ước đằng sau chuyện tình yêu thời học trò nơi miền quê của hai nhân vật Thanh – Lượm (Bình bát trôi sông),…
Tình yêu đầu đời tuổi học trò có lẽ, luôn đẹp và hồn nhiên hơn bao giờ hết, điển hình như nhân vật Khoa trong tác phẩm Tuổi yêu không nghĩ nhiều, với biết bao trò tinh nghịch, với những buổi đứng chờ nhau cùng đi học, chở nhau mỗi buổi tan trường. Và rồi, cũng có lúc phải chia tay, nỗi buồn lẫn sự nuối tiếc.
Tập truyện Qua những miền yêu, có lẽ, sẽ giúp chúng ta nhận ra chính mình, chính tình yêu của mình trải dài qua miền ký ức, hiện tại lẫn tương lai.
Giới hạn vô hình Hình như… chưa bao giờ là của nhau nên cũng không thể gọi là đánh mất.
Em đã chọn lựa chọn khác biệt, nhưng cuối cùng lại không thể yêu thương sự khác biệt đó. Càng lúc càng cảm thấy xa lạ.
Mùa hạ còn có em Thì ra tôi không phải là người duy nhất có chìa khóa căn phòng này. Càng không phải là người duy nhất biết anh thích hoa baby trắng. Cũng giống như việc một căn phòng cả đời không chỉ có một ổ khóa, nên việc thay ổ khóa là rất đỗi bình thường Đó là bức sơn dầu khổ lớn tôi vẽ một cô gái chạy ngang một cơn mưa rào đầu hạ. Cô ấy chính là mối tình đầu của tôi. Màn mưa lùa vào mái tóc cô gái bay ngược về phía sau, mong manh từng sợi. Tôi đã chấm phá một vài cánh phượng rơi hòa vào màn hình bay lất phất. Trong những hạt mưa có giọt nước mắt của cô gái lẫn vào trong ấy. Tôi rời Sài Gòn như chạy trốn những kỷ niệm giữa tôi và Hạ Lam. Từng con đường góc phố chúng tôi đã đi qua có mùa kèn hồng dịu ngọt, có những đại lộ thênh thang chiều lộng gió, có Ngõ bình yên trong hẻm vắng. Hạ Lam quay đi chạy vù ra khỏi quán. Tôi đã kịp chạy theo sau một thoáng sững người như bất động. Cơn mưa đầu hạ bỗng đâu ùa qua, tấp từng hạt mưa vào cánh tay tôi nghe rát rát. Không biết có phải vì nước mưa có vị mặn hay không mà tôi cảm thấy môi mình mặn đắng… Mưa vẫn thôi không nặng hạt. Từng bước chân của tôi vẫn không dừng lại. Tôi đang chạy về phía Hạ Lam. Bởi quá cô đơn Từ ngày bị Hoàng bắt gặp tôi với Thùy cuộn người trong chăn, chúng tôi đã không gặp nhau nữa. Nhưng trong căn phòng của tôi chưa bao giờ mất đi mùi da thịt của Thùy. Mỗi sáng thức giấc, tôi không muốn mở cửa sổ phòng ngủ, chỉ vì sợ mùi da thịt của cô ấy phai đi. Trong lúc say hay cả tỉnh, Thùy từng nói với tôi: “Em và anh có tội tình gì? Em hết yêu anh Hoàng, nếu không yêu anh thì em cũng yêu một người nào đó. Tại sao chúng ta phải khổ như vậy. Anh có yêu em không?”. Tôi đã không trả lời được.
Bởi, chính tôi là người đi khám căn bệnh trầm cảm, nhắc Hoàng uống thuốc mỗi ngày và vui mừng như thế nào khi Hoàng dần bình phục, hòa nhập với cuộc sống môi trường làm việc. Hoàng chỉ có hai thứ bên cạnh để vực dậy tinh thần: tình yêu với Thùy, và chú cún cưng Mina. Nhưng, so với Thùy thì tình yêu từ Mina mang lại sự an toàn tuyệt đối cho cậu ấy hơn.
Hoàng vẫn cứ tin vào thằng bạn tốt duy nhất của nó ở Thành phố này là tôi, nếu như không có cái lần nó xô cửa vào để báo một tin vui trong công việc. Đó là ngày Chủ nhật rảnh rỗi nên tôi với Thùy tự thưởng cho mình một giấc ngủ nướng đến gần trưa. Có lẽ Hoàng đau nhất là vẻ mặt câng lên, thay vì thái độ có lỗi của Thùy. |
Theo Đăng Khoa - GD&TĐ
Phan nhân 1972 ( Hồi ức K15 trường Chuyên Phan Bội Châu Nghệ Tĩnh - NXB Hội Nhà văn, tháng 7/2019 ) có lẽ là một trong những cuốn sách thú vị nhất về tuổi học trò mà tôi từng đọc.
Ngày 6-7, tại Hà Nội, buổi giao lưu ra mắt bút ký chính luận “Một thời Đông Bắc” của tác giả Vũ Mão và ký sự tiểu thuyết “Mãi mãi một thời Thiếu sinh quân” của nhà văn Ma Văn Kháng do NXB Kim Đồng tổ chức đã thu hút sự tham gia của đông đảo các nhà văn, nhà phê bình văn học, các cựu học viên trường Thiếu sinh quân Việt Nam.
Ra mắt tập thơ đầu tay năm 2003, đến nay, nhà văn Nguyễn Văn Học đã xuất bản 15 tác phẩm bao gồm tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ.
Văn học Nhật Bản đang để lại dấu ấn sâu đậm và mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng. Bên cạnh dòng văn học kinh điển gắn liền với những tác giả có ảnh hưởng trên thế giới, thị trường xuất bản trong nước còn chứng kiến cuộc “đổ bộ” của những tác giả đương đại với số lượng tác phẩm không hề nhỏ.
Tôi vẫn luôn nghĩ rằng, đối với người nghệ sĩ, cô đơn tự xác lập hay cô đơn do ngoại cảnh, đó đều là những đặc ân. Bởi nhờ có cô đơn làm chất xúc tác, cảm thức sáng tạo mới bùng vỡ nơi người nghệ sĩ...” - Nhà văn Đỗ Chu cũng từng bảo: “Nghệ sĩ cô đơn được càng tốt!”.
Từ ba nguồn tư liệu chính sử, dã sử và dân gian, các nhà văn đã có cơ hội bung trổ trí tưởng tượng và khả năng hư cấu để cho ra đời những áng văn chương sinh động, hấp dẫn viết về lịch sử. Hai tiểu thuyết lịch sử mới ra mắt công chúng là “Từ Dụ Thái hậu” của Trần Thùy Mai và “Thiên địa phong trần” của Hà Thủy Nguyên.
Nhân kỉ niệm 62 năm thành lập (17/6/1957 – 17/6/2019), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt ấn bản mới tập truyện Dưới chân Cầu Mây của nhà văn Nguyên Hồng. Tập truyện gồm ba truyện đặc sắc dành cho thiếu nhi: Đôi chim tan lạc, Dưới chân Cầu Mây vàCháu gái người mãi võ họ Hoa.
NXB Hà Nội và Thư viện Hà Nội tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “Thời cuộc và Văn hóa” của nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội nhà báo Việt Nam
Nhà thơ Hữu Thỉnh đánh giá Huy Cận là người đem tâm nguyện “làm bục nhảy đưa sự sống lên cao”. Nhiều nhà thơ, nhà nghiên cứu có dịp quần tụ nhớ về hồn thơ Huy Cận dịp 100 năm ngày sinh của ông.
“Ba năm tồn tại. Thời gian không dài. Nhưng kỷ niệm một thời niên thiếu tươi đẹp hào hùng trong gian khổ làm sao có thể quên!”. Sau hơn 70 năm, khi những mảnh ký ức bắt đầu mờ nhòa, nhà văn Ma Văn Kháng đã “gạn lấy chút sức lực còn lại”, “rờ rẫm nhớ lại những gì đã trải qua”, để tái hiện chân dung thế hệ “măng non cách mạng” giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp.
Nhà văn Trần Thùy Mai vừa ra mắt bộ tiểu thuyết lịch sử “Từ Dụ thái hậu” sau một thời gian dài im tiếng. Điều thú vị, cuốn sách đề cập đến lịch sử nhưng được tác giả viết bằng văn phong thuần Việt, với ngôn ngữ nhuần nhị để thu hút độc giả trẻ.
Có thể nói, tiểu thuyết gia hiện đại đầu tiên của văn học Việt Nam chính là nhà văn Hồ Biểu Chánh. Với kho tàng đồ sộ 64 cuốn tiểu thuyết, ông được mệnh danh là “người kể chuyện đời” đầy lôi cuốn và có cá tính.
Giữ một vị trí khiêm tốn trong đời sống văn chương, nhưng thể loại phi hư cấu thời gian qua vẫn đều đặn đến với độc giả. Thậm chí, nhiều tác phẩm tạo được tiếng vang lớn, được in hàng chục ngàn bản. Chỉ có điều, trong những bảng vàng văn chương trong nước, hiếm khi những tác phẩm thuộc thể loại phi hư cấu được xướng tên.
Nhân dịp kỷ niệm 65 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2019), NXB Kim Đồng vừa cho ra mắt tập thơ “Điện Biên chiến thắng, Điện Biên thơ” của Đại tá, nhà thơ Ngô Vĩnh Bình tuyển chọn và giới thiệu.
Sau 65 năm, những kinh nghiệm lịch sử, bài học quý giá từ chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn được học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Không chỉ là góc nhìn riêng của mỗi bên, việc hợp tác để khai thác khối tư liệu, tài liệu lưu trữ - di sản chung của hai dân tộc Pháp - Việt nhằm có thêm sự đối chứng, từ đó làm rõ hơn lịch sử.
“ĐIỆN BIÊN PHỦ: 13/3-07/5/1954” là cuốn sách chuyên khảo của Tiến sĩ, Đại úy người Pháp Ivan Cadeau. Cuốn sách cung cấp các tài liệu lưu trữ của Pháp về sự kiện Điện Biên Phủ và chiến tranh tại Đông Dương, trong đó có nhiều tài liệu chưa từng công bố tại Việt Nam.
Ngày 30/4/1975 mãi là một ký ức tồn tại sâu thẳm trong tâm trí của những người đã trực tiếp chứng kiến. Đặc biệt là nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh, người đã dành gần như cả cuộc đời cầm bút của mình để văn bản hóa lại những ký ức lịch sử về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước một thời của dân tộc Việt Nam.
Với sự nhân từ, đức độ, Từ Dụ thái hậu được dân gian lưu truyền là người phụ nữ quyền lực có sức ảnh hưởng to lớn dưới triều nhà Nguyễn. Từ cảm hứng ấy, nhà văn xứ Huế Trần Thùy Mai đã viết Từ Dụ thái hậu - một trường thiên tiểu thuyết gồm 69 chương, có thể xem là tiểu thuyết lịch sử dạng “cung đấu” hiếm hoi của văn học đương đại.
Sáng ngày 22/4/2019, tại thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành buổi toạ đàm khoa học, giới thiệu công trình Nghiên cứu, lí luận, phê bình văn học ở Nam Bộ thời kì 1865-1954.
Sách của nhà phê bình khơi gợi tình yêu cuộc sống qua những vẻ đẹp giản dị, nhân văn.