Nằm trong Chương trình Phát triển Không gian Văn hóa và Chương trình Tình Sông Hương của Tạp chí Sông Hương; vào chiều ngày 28/6, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức khai mạc phòng triển lãm tranh của các họa sĩ khuyết tật mang tên Khát vọng, diễn ra tại Tòa soạn Tạp chí, số 09 Phạm Hồng Thái, Huế.
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương phát biểu khai mạc triển lãm
Phát biểu khai mạc triển lãm, nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương đã nhấn mạnh về thông điệp mà các họa sĩ đã gửi đến phòng tranh và cảm ơn các họa sĩ đã vượt qua khó khăn, bệnh tật để gửi đến người xem những tác phẩm đẹp, đầy cảm xúc: “Ngay lúc này đây, chúng ta tề tựu ở đây để chứng kiến sự hiện diện của khát vọng chân chính. Chứng kiến nghị lực vượt qua tật nguyền, chứng kiến khát vọng vươn tới cái đẹp của các họa sĩ khuyết tật; chứng kiến sự thăng hoa trong cảm xúc trước cuộc sống của họ. Chúng ta cảm ơn các họa sĩ khuyết tật đã trao lại cho chúng ta thông điệp về sự nhân văn: đừng nản lòng, hãy hướng tới cái chân thiện mỹ dù bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào...”
![]() |
Họa sĩ Đặng Mậu Tựu - Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế và anh Lê Xuân Bình - Phó Giám đốc Sở VH, TT và DL Thừa Thiên Huế cắt băng khai mạc triển lãm |
Phòng triển lãm tranh Khát vọng của các họa sĩ khuyết tật gửi đến người xem với 25 tác phẩm được các anh vẽ về mái ấm gia đình, phong cảnh quê hương cùng khát vọng vươn lên của chính các anh, được thể hiện trên các chất liệu sơn dầu, sơn mài, acrylic... với sự tham gia của 6 họa sĩ, đó là họa sĩ: Lê Quang Lĩnh (Hà Tĩnh); Nguyễn Tấn Hiền (Đà Nẵng), Nguyễn Mạnh Cương, Nguyễn Văn Tiến, Lê Xuân Lãm, Phan Đình Công ( Huế).
![]() |
Tác phẩm Hạnh phúc đơn sơ 1 của họa sĩ Nguyễn Tấn Hiền |
Có thể nói đây là sự nỗ lực phi thường của các họa sĩ khuyết tật.
Họa sĩ Lê Quang Lĩnh bị tàn tật do bệnh não khi 1 tuổi, năm lên 7 tuổi chân tay anh bị co quắp lại do di chứng căn bệnh não. Để hòa nhập với cộng đồng anh đã đi học vẽ và sau đó tham gia nhiều cuộc triển lãm cũng như các cuộc thi vẽ tranh và đạt giải nhất với tác phẩm “Alaxan - Chiến Thắng Nỗi Đau”... Với đôi tay run và co giật, anh đã nỗ lực vượt qua bệnh tật và gửi đến người xem tác phẩm: Hình bóng 2, Hình bóng 3, Khát vọng 2, Lễ hội, Nhựa sống, Thơ ấu 2, Vui mùa.
![]() |
Họa sĩ Lê Quang Lĩnh bên tác phẩm Vui mùa của anh |
Cùng sáng tác tranh như họa sĩ Lê Quang Lĩnh, họa sĩ Nguyễn Tấn Hiền (Đà Nẵng) có hoàn cảnh thật đặc biệt. Bố anh mất khi anh mới 7 tuổi, mẹ anh năm nay 82 tuổi. Anh nguyên là bộ đội Lữ Đoàn pháo phòng không 573 ở Bình Định. Năm 2002, anh xuất ngũ và thi đỗ vào khoa Toán trường Cao đẳng sư phạm Đắc Lắc, cũng trong năm này tai nạn không may đã xảy đến với anh - anh bị té xuống hố ga khi đang đạp xe và gãy xương cột sống, liệt 2 chân, hai tay còn lại rất yếu. Để vượt qua bệnh tật và một phần khó khăn cuộc sống, anh đã tự học vẽ. Thời gian đầu rất khó khăn do đôi tay của anh quá yếu, anh đã phải nhờ người thân cột cọ vào tay để vẽ. Đến năm 2010 anh bắt đầu vẽ về chủ đề gia đình, con người, tĩnh vật và vẽ tranh để bán, trang trải một phần viện phí. Các tác phẩm của anh gửi đến triển lãm rất mộc mạc như ước mơ của chính anh, đó là tác phẩm: Cha và con, Hạnh phúc đơn sơ 1, Hạnh phúc đơn sơ 2, Niềm hạnh phúc của nàng, Suy ngẫm, Hắn của ngày hôm qua.
![]() |
Tác phẩm Chân dung Phật của họa sĩ Phan Đình Công và tp Hoa hướng dương 1 của họa sĩ Lê Xuân Lãm |
![]() |
Tác phẩm Tĩnh vật của họa sĩ Nguyễn Văn Tiến và tác phẩm Gia đình của họa sĩ Nguyễn Mạnh Cương |
Cùng tham gia tại phòng tranh Khát vọng có các họa sĩ Nguyễn Mạnh Cương, Nguyễn Văn Tiến, Phan Đình Công và Lê Xuân Lãm. Các anh là học viên Trung tâm bảo trợ người khuyết tật Tịnh Trúc Gia ngoài công lập (phường Thủy Xuân, thành phố Huế). Họa sĩ Nguyễn Mạnh Cương, Nguyễn Văn Tiến và Phan Đình Công bị bệnh câm điếc bẩm sinh; họa sĩ Lê Xuân Lãm bị bệnh chậm phát triển trí tuệ. Mặt dù bệnh tật nhưng các anh đã cố gắng bằng khả năng cùng với sự sáng tạo của mình để hòa nhập với cộng đồng. Tại triển lãm lần này các anh đã gửi đến người xem nhiều cung bậc cảm xúc, những mong ước của các anh qua các tác phẩm: Cá, Tĩnh vật hoa sen, Chân dung Phật (Phan Đình Công); Hoa, Tĩnh vật, Con voi (Nguyễn Văn Tiến); Hoa hướng dương 1, Hoa hướng dương 2, Hoa hướng dương 4 (Lê Xuân Lãm); Hoa sen 2, Neo đậu, Gia đình (Nguyễn Mạnh Cương).
![]() |
Tác phẩm Nhựa sống của họa sĩ Lê Quang Lĩnh |
Đây là cuộc triển lãm mang đầy tính nhân văn, ấm áp tình người được Tạp chí Sông Hương tổ chức dành cho các họa sĩ khuyết tật lần đầu tiên tại thành phố Huế. Triển lãm đến hết ngày 05/7.
![]() |
Nhạc sĩ Lê Phùng - Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế và nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương trao Giấy chứng nhận cho các họa sĩ tham gia triển lãm |
Câu chuyện tình cảm động có một không hai của chàng họa sĩ khuyết tật và cô gái Huế
Có thể nói đó là chuyện tình cảm động có một không hai của họa sĩ Nguyễn Tấn Hiền và người vợ của anh - chị Nguyễn Thị Lý.
Cưới nhau một năm, anh chị Hiền Lý đã sinh một cháu trai kháu khỉnh và cháu được đặt tên cũng khá kỳ lạ. “Khi nghe tin vợ mang thai và sau đó sinh cháu, mình thật sự không tin được…” - anh Hiền nói. Đây là điều bất ngờ, là niềm hạnh phúc lớn đối với đời anh và cũng thật là hiếm có, theo anh đó là điều rất “hy hữu”, nên anh đã đặt tên cho con trai mình là Nguyễn Tấn Hy Hữu. |
PV
Họa sĩ, kiến trúc sư Nguyễn Hoài Hương được nhiều người biết đến không chỉ vì tài năng của anh, mà cả vì ngôi nhà gỗ đầy phong cách.
Huế là kinh đô của Việt Nam trong một thời gian khá dài dưới hai triều đại : Tây Sơn (1788 - 1801) và Triều Nguyễn (1802 - 1945). Huế còn lưu giữ trong lòng một khối lượng đồ sộ những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc ta. Unesco đã công nhận quần thể di tích cố đô và nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hóa thế giới. Kinh thành cố đô Huế với Thành lũy hình ngôi sao hiện nay còn tồn tại duy nhất ở Việt Nam.
(SHO) - Theo đề án “Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020” vừa được Bộ VH-TT-DL phê duyệt, đến năm 2020 du lịch biển phải có được ít nhất 6 điểm đến du lịch tầm cỡ quốc tế, trong đó có Lăng Cô – Cảnh Dương.
Ngày 05/9, Hội Sân khấu tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc Trại sáng tác kịch bản sân khấu năm 2013.
Chiều ngày 03/9, tại Nhà Lục giác ( đường Trịnh Công Sơn - TP Huế), Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế và Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình biểu diễn chào mừng kỷ niệm Ngày Âm nhạc Việt
(SHO). Đến nay, đã có 138 đơn đăng ký tham gia danh mục bảo vệ nhà vườn thuộc các phường: Kim Long, Thủy Biều, Vỹ Dạ, Thuận Lộc, Phú Nhuận.
(SHO) - Bộ VHTTDL vừa đồng ý chi 1,84 để phòng trừ côn trùng hại gỗ tại di tích làng cổ Phước Tích, tỉnh Thừa Thiên Huế.
(SHO) - Ngày 2/9, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu Tháng Vàng du lịch tại di sản Huế. Chương trình kéo dài từ 2/9 đến 30/9/2013
Liên hoan là một hoạt động văn hóa lớn nhằm phát huy và đẩy mạnh phong trào văn hóa văn nghệ của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên, lực lượng vũ trang trên địa bàn toàn tỉnh.
Những bức tranh gạo của họa sĩ trẻ Phạm Đình Thái, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế, để lại ấn tượng cho người xem không chỉ vì nét mộc mạc, gần gũi từ chất liệu, hình ảnh mà còn ẩn chứa một nghị lực phi thường.
Ngày 02/9, giải đua ghe truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra với sự tham dự của 8 ghe đua ưu tú của các huyện và thị xã, phường trong toàn tỉnh.
Nhân kỷ niệm 68 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, ngày 02/9, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã tổ chức triển lãm ảnh "Di tích Huế, ký ức và hiện tại".
(SHO). Có trên 600 năm tuổi, Làng cổ Phước Tích chứa trong mình một tiềm năng lớn lao để phục vụ cho du lịch. Những năm gần đây, Nhà nước và các tổ chức quốc tế đã quan tâm tạo điều kiện cho Phước Tích những cơ hội mới trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa làng cổ…
Đó là kiến nghị của lãnh đạo sở Văn hoá,Thể thao và Du lịch trong buổi làm việc về tình hình thực hiện chương trình công tác năm 2013 và dự kiến kế hoạch năm 2014 của Sở với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế.
“Trên đường hướng về ngày mai của các nghề truyền thống Huế, tôi gặp được trúc chỉ” - nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đã bắt đầu tham luận của ông như thế tại hội thảo về nghề truyền thống Huế tháng 4-2013.
Sáng nay 26-8, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế khởi công dự án tu bổ, tôn tạo di tích miếu Long Thuyền với tổng dự toán đầu tư cho dự án khoảng 1,3 tỷ đồng, từ nguồn vốn sự nghiệp và nguồn xã hội hóa.
(SHO).Lễ hội đang diên ra cho đến hết ngày hôm nay, 23/8. Nghi thức cúng tế Thần Biển vẫn được người dân nơi đây coi trọng nhất. Tối qua, 22/8, Lễ hội Cầu ngư năm 2013 với chủ đề Phong Hải biển nhớ, đã khai mạc tại xã Phong Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Hàng nghìn người dân và du khách đã về khai hội.
(SHO). Hôm qua, 22/8, tại Đình Thanh tiên, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang đã diễn ra Lễ đón nhận bằng công nhận làng nghề truyền thống.Làng nghề truyền thống hoa giấy Thanh Tiên được hình thành cách đây khoảng 300 năm.
(SHO). Ngân hàng Vietinbank - Chi nhánh Thừa Thiên-Huế vừa tài trợ 300 triệu đồng để phục chế bộ Biên chung, một loại nhạc cụ của nhã nhạc cung đình Huế vốn bị thất truyền từ đầu thế kỷ 20. Lễ ký kết tài trợ đã diễn ra sáng ngày 22/8, tại thành phố Huế.
(SHO) Đến nay đã có gần 30 đoàn nghệ thuật thuộc 23 quốc gia và vùng lãnh thổ ở các châu lục đăng ký tham gia Festival Huế lần thứ 8 – năm 2014.