Phía sau con chữ là một cuộc đời

14:57 06/07/2010
NGUYÊN QUÂN Phía đằng sau những con chữ bình dị như một chốn quê nhà chưa bị ô nhiễm cơn đau phố bụi, một ngôi làng yên bình vẫn luôn hằng hiện trong mỗi hơi thở, mỗi bước gian truân của tác giả là sự chân thật đến nao lòng.
Đó là những gì tôi cảm nhận được ngay từ những trang đầu cuốn tự truyện Sau một cuộc đời của nhà thơ, nhà nghệ sĩ biểu diễn Bảo Cường, một thân phận ba chìm bảy nổi nay tù mai tội ở cả hai chế độ của cậu bé hồn nhiên ở một vùng quê nghèo, thứ nghèo rớt mồng tơi đặc trưng của những miền bán sơn địa trên dải đất miền Trung cằn cỗi nắng gió. Một nhân thân nhỏ nhoi, như hàng triệu đứa trẻ miền quê khác bị trầm luân trong dòng chảy đầy biến động của những năm tháng chiến tranh. Đứa bé ấy cũng mang thật nhiều ước mơ, dù chỉ là những mơ ước bình thường được ăn, được học, được thả tiếng sáo trúc những trưa hè nằm vắt vẻo trên lưng trâu bay cao hơn, xa hơn.

Nhưng rồi những mơ ước bình thường ấy cũng bị chiến tranh tước đoạt phải rời xa quê hương nghèo khó lại luôn gồng mình gánh chịu bom đạn, lang thang tìm về Sài Gòn, nơi bom đạn, tang tóc chưa với tới kịp, sống những ngày tháng ăn bụi ngủ đường, làm thuê làm mướn vất vả trăm điều. Vậy nhưng vẫn không chạy thoát khỏi cái bóng đen đầy hệ luỵ của chiến tranh nên chỉ còn đường sống duy nhất là đăng lính… Để rồi phải ngậm ngùi thú nhận “…sau sự kiện 30/4/1975. Sài Gòn thức dậy với một bộ mặt khác/ Người chiến thắng thì vui mừng/ Người chiến bại thì đau đớn nhục nhã lo lắng/ Người lao động thì tự lách mình giữa hai lớp người có tâm trạng đó, cố làm sao để kiếm đủ ngày hai bữa/ Riêng tôi thực lòng không biết mình thuộc lớp nào trong xã hội đó…” Sự cô đơn, hụt hẫng của một con người không biết mình là ai, phải đứng ở chỗ nào quả thật là nỗi thống khổ vô tận. Không riêng chi một mình Bảo Cường cảm thấy, mà nó là hoàn cảnh, tâm trạng chung của đa phần người miền Nam trong những ngày đầu đất nước không còn ly loạn… “Cha tôi là Việt minh nằm vùng… bị bắt, bị tù đày/ anh tôi thì đi cách mạng…” Còn bản thân tác giả lại là lính Việt Nam Cọng Hoà… dù anh tự ám thị mình không thuộc một loại nào thì cũng vẫn phải gánh chịu chung thứ số phận nghiệt ngã của hệ quả cuộc chiến kỳ lạ nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới. Lại phải ăn cơm tù, phải nằm chuồng cọp như một thời trốn lính, đào ngũ ở chế độ cũ để phản đối việc cầm súng bắn giết anh em mình…

Tự thuật cuộc đời mình bằng văn bản có thể nói không phải là chuyện dễ, nhiều người cũng từng viết hay đi thuê viết nhưng chẳng mấy ai thành công. Với Bảo Cường, có lẽ chính nhờ sự không cố công trau chuốt, làm đẹp câu chữ khiến người đọc có thể cảm thụ được hết cái tinh thần anh muốn chuyển tải, không bị cái bóng bẩy chữ nghĩa vô tình khoả lấp hết sự chân xác cần thiết của một cuộc đời tự kể, điều mà đa số những tập hồi ký thường vấp phải.

Tập tự truyện Sau một cuộc đời được diễn đạt bằng thứ ngôn ngữ rất đỗi đời thường, thường đến độ có lẽ một vài người khó tính sẽ cảm thấy khó chịu khi bắt gặp những từ lóng láy khá thô tháp cộng với sự luẩn quẩn, lúng túng trong lối hành văn, như bản thân anh vẫn tự khẳng định mình không phải là một cây bút văn xuôi chuyên nghiệp “… mình là người nghệ sĩ biễu diễn, mà với người nghệ sĩ khi đứng trên sân khấu quan trọng nhất là chuyển tải được hết cảm xúc của mình đến khán giả…” Vậy là anh viết, viết theo quán tính của một người muốn nhanh chóng xoá đi món nợ cần phải trả cho chính cuộc đời đầy truân chuyên của mình. Và phải chăng với lối viết, lối suy nghĩ này anh đã thành công, nên khi đọc từ đầu đến cuối tập Sau một cuộc đời tôi và có thể là bạn… dường như không mang cảm giác là đang đọc một cuốn sách, mà đang ngồi đối diện, đang lắng nghe nghệ sĩ Bảo Cường kể chuyện bằng chất giọng mộc mạc như tiếng sáo tre của đứa bé thanh thản, hồn nhiên nằm vắt vẻo trên lưng trâu thời nào.

Huế 04-2010
N.Q
(256/6-10)




Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • PHẠM TRƯỜNG THI  

    Trong số các nhà thơ thời tiền chiến người quê gốc Nam Định, có ba nhà thơ mặc dù khác nhau là không được sinh ra cùng ngày, cùng tháng, cùng năm, cùng một miền đất nhưng họ lại rất giống nhau là đều khóc tiếng khóc chào đời nơi vùng đồng chiêm trũng, nghĩa là nơi được xem là những cái rốn nước của tỉnh Nam Định.

  • HỒ HUY SƠN  

    Năm 2019, văn đàn Việt chứng kiến một cuộc chuyển giao trong đời sống văn học trẻ nước nhà. Thế hệ 8X vẫn cần mẫn viết nhưng có xu hướng trở nên lặng lẽ hơn; trong khi đó, thế hệ 9X lại đang có một sức bật không kém phần táo bạo, bất ngờ. Bài viết dưới đây nằm trong sự quan sát mang tính cá nhân, với mong muốn đưa đến người đọc những nét nổi bật trong năm qua của văn chương trẻ.

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Trong mấy thập niên gần đây, cái tên Nguyễn Thị Thanh Xuân không còn xa lạ với độc giả trong cả nước.

  • PHAN TRỌNG HOÀNG LINH  

    Trong một tiểu luận bàn về Ngoại biên hóa trong tiến trình văn học Việt Nam đương đại, học giả Trần Đình Sử xem “ngoại biên hóa chủ yếu là phương thức tồn tại thông thường của văn học”.

  • HỒ THẾ HÀ

    Mấy mươi năm cầm bút đi kháng chiến, Hải Bằng chỉ vỏn vẹn có 1 tập thơ in chung Hát về ngọn lửa (1980) ra mắt bạn đọc.

  • LÝ HOÀI THU    

    Trong bộ tứ bình bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, xuân là bức màn thứ nhất, là khúc dạo đầu của nhịp điệu thiên nhiên. Đó vừa là không gian, vừa là thời gian để vòng tuần hoàn của sự sống tồn tại và sinh sôi.

  • LÝ HOÀI THU    

    Trong bộ tứ bình bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, xuân là bức màn thứ nhất, là khúc dạo đầu của nhịp điệu thiên nhiên. Đó vừa là không gian, vừa là thời gian để vòng tuần hoàn của sự sống tồn tại và sinh sôi. 

  • PHAN TRỌNG HOÀNG LINH  

    Trong thế hệ những nhà văn tuổi Canh Tý đương thời (sinh năm 1960), Hồ Anh Thái chiếm lĩnh một vị trí nổi bật. Càng đặc biệt hơn khi hình ảnh con chuột từng trở thành biểu tượng trung tâm trong văn chương ông. Nhân dịp Tết Nguyên đán Canh Tý (2020), hãy cùng nhìn lại cuốn tiểu thuyết được ông viết cách đây gần một thập kỷ.

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO

    • Để chọn được những áng thơ hay, những người thơ có tài, người ta thường mở các cuộc thi, và cuối cùng là giải thưởng được trao.

  • PHẠM XUÂN DŨNG

    Nhà thơ Tố Hữu là người xứ Huế nhưng lại có nhiều duyên nợ với Quảng Trị, nhất là đoạn đời trai trẻ, đặc biệt là với địa danh Lao Bảo.

  • TRẦN THÙY MAI  

    Đọc tập sách của Nguyễn Khoa Diệu Hà, với hơn 30 tản văn, tôi có cái cảm giác như đang ngồi trên tấm thảm thần Aladin bay về một miền mà không có xe tàu nào đưa ta đến được một miền thương nhớ đặc biệt “Ở xứ mưa không buồn”!

  • NGUYỄN QUANG THIỀU  

    Có không ít các nhà thơ lâu nay coi sứ mệnh của thơ ca không phải là viết trực diện về những gì đang xẩy ra trong đời sống con người.

  • VŨ VĂN     

    Một mùa xuân nữa lại về, mùa xuân của hòa bình, của ấm no và những đổi thay của đất nước. Nhưng đã có thời kỳ, những mùa xuân của dân tộc đến vào những lúc chiến tranh vô cùng gian khổ, trong lòng nhiều người từng sống qua những năm tháng ấy lại dâng lên niềm thương nhớ Bác, nhớ giọng nói của Người, nhớ những lời chúc Tết của Người vang lên trên loa phát thanh mỗi đêm Giao thừa.

  • ĐỖ QUYÊN  

    1.
    Du Tử Lê
    thường được xem là một trong bảy nhà thơ hàng đầu của nền văn học miền Nam Việt Nam trước năm 1975, cùng với Bùi Giáng, Vũ Hoàng Chương, Tô Thùy Yên, Thanh Tâm Tuyền, Đinh Hùng, và Nguyên Sa. Cây thơ cuối cùng ấy đã hết còn lá xanh giữa mùa thu này.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ    

    (Nhân đọc các tập truyện của Trần Bảo Định vừa được xuất bản)

  • LƯU KHÁNH THƠ   

    Giai đoạn giao thời ba mươi năm đầu thế kỷ XX đã chứng kiến sự thay đổi vị trí xã hội của người phụ nữ. Từ “chốn phòng the”, một số người phụ nữ có tri thức và tư tưởng tiến bộ đã mạnh dạn vươn ra ngoài xã hội, bộc lộ suy nghĩ, chủ kiến riêng và thể hiện con người cá nhân của mình.

  • PHẠM PHÚ PHONG    

    Trong vô tận (Nxb. Trẻ, 2019) là cuốn sách thứ mười ba và là tiểu thuyết thứ tư của nhà văn Vĩnh Quyền.

  • HOÀNG THỤY ANH

    “Đá”(1) là tập thơ thứ 5 của tác giả Đỗ Thành Đồng. Điểm xuyết, vấn vương một chút dáng dấp của “Rác”, “Rỗng”, “Xác”(2), nhưng thần thái của “Đá” đã khác.

  • ĐÔNG HÀ

    Mỗi dân tộc có một số phận lịch sử. Và lịch sử chưa bao giờ công bằng với dân tộc Việt chúng ta, khi trải qua hơn bốn ngàn năm, luôn phải đặt số phận con dân dưới cuộc chiến. Vì vậy, để viết nên trang sử nước nhà, không chỉ những chính sử gia, mà các nhà văn, nhà thơ, người cầm bút, không tránh chạm ngòi bút của mình vào nỗi đau của dân tộc.