Phía sau con chữ là một cuộc đời

14:57 06/07/2010
NGUYÊN QUÂN Phía đằng sau những con chữ bình dị như một chốn quê nhà chưa bị ô nhiễm cơn đau phố bụi, một ngôi làng yên bình vẫn luôn hằng hiện trong mỗi hơi thở, mỗi bước gian truân của tác giả là sự chân thật đến nao lòng.
Đó là những gì tôi cảm nhận được ngay từ những trang đầu cuốn tự truyện Sau một cuộc đời của nhà thơ, nhà nghệ sĩ biểu diễn Bảo Cường, một thân phận ba chìm bảy nổi nay tù mai tội ở cả hai chế độ của cậu bé hồn nhiên ở một vùng quê nghèo, thứ nghèo rớt mồng tơi đặc trưng của những miền bán sơn địa trên dải đất miền Trung cằn cỗi nắng gió. Một nhân thân nhỏ nhoi, như hàng triệu đứa trẻ miền quê khác bị trầm luân trong dòng chảy đầy biến động của những năm tháng chiến tranh. Đứa bé ấy cũng mang thật nhiều ước mơ, dù chỉ là những mơ ước bình thường được ăn, được học, được thả tiếng sáo trúc những trưa hè nằm vắt vẻo trên lưng trâu bay cao hơn, xa hơn.

Nhưng rồi những mơ ước bình thường ấy cũng bị chiến tranh tước đoạt phải rời xa quê hương nghèo khó lại luôn gồng mình gánh chịu bom đạn, lang thang tìm về Sài Gòn, nơi bom đạn, tang tóc chưa với tới kịp, sống những ngày tháng ăn bụi ngủ đường, làm thuê làm mướn vất vả trăm điều. Vậy nhưng vẫn không chạy thoát khỏi cái bóng đen đầy hệ luỵ của chiến tranh nên chỉ còn đường sống duy nhất là đăng lính… Để rồi phải ngậm ngùi thú nhận “…sau sự kiện 30/4/1975. Sài Gòn thức dậy với một bộ mặt khác/ Người chiến thắng thì vui mừng/ Người chiến bại thì đau đớn nhục nhã lo lắng/ Người lao động thì tự lách mình giữa hai lớp người có tâm trạng đó, cố làm sao để kiếm đủ ngày hai bữa/ Riêng tôi thực lòng không biết mình thuộc lớp nào trong xã hội đó…” Sự cô đơn, hụt hẫng của một con người không biết mình là ai, phải đứng ở chỗ nào quả thật là nỗi thống khổ vô tận. Không riêng chi một mình Bảo Cường cảm thấy, mà nó là hoàn cảnh, tâm trạng chung của đa phần người miền Nam trong những ngày đầu đất nước không còn ly loạn… “Cha tôi là Việt minh nằm vùng… bị bắt, bị tù đày/ anh tôi thì đi cách mạng…” Còn bản thân tác giả lại là lính Việt Nam Cọng Hoà… dù anh tự ám thị mình không thuộc một loại nào thì cũng vẫn phải gánh chịu chung thứ số phận nghiệt ngã của hệ quả cuộc chiến kỳ lạ nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới. Lại phải ăn cơm tù, phải nằm chuồng cọp như một thời trốn lính, đào ngũ ở chế độ cũ để phản đối việc cầm súng bắn giết anh em mình…

Tự thuật cuộc đời mình bằng văn bản có thể nói không phải là chuyện dễ, nhiều người cũng từng viết hay đi thuê viết nhưng chẳng mấy ai thành công. Với Bảo Cường, có lẽ chính nhờ sự không cố công trau chuốt, làm đẹp câu chữ khiến người đọc có thể cảm thụ được hết cái tinh thần anh muốn chuyển tải, không bị cái bóng bẩy chữ nghĩa vô tình khoả lấp hết sự chân xác cần thiết của một cuộc đời tự kể, điều mà đa số những tập hồi ký thường vấp phải.

Tập tự truyện Sau một cuộc đời được diễn đạt bằng thứ ngôn ngữ rất đỗi đời thường, thường đến độ có lẽ một vài người khó tính sẽ cảm thấy khó chịu khi bắt gặp những từ lóng láy khá thô tháp cộng với sự luẩn quẩn, lúng túng trong lối hành văn, như bản thân anh vẫn tự khẳng định mình không phải là một cây bút văn xuôi chuyên nghiệp “… mình là người nghệ sĩ biễu diễn, mà với người nghệ sĩ khi đứng trên sân khấu quan trọng nhất là chuyển tải được hết cảm xúc của mình đến khán giả…” Vậy là anh viết, viết theo quán tính của một người muốn nhanh chóng xoá đi món nợ cần phải trả cho chính cuộc đời đầy truân chuyên của mình. Và phải chăng với lối viết, lối suy nghĩ này anh đã thành công, nên khi đọc từ đầu đến cuối tập Sau một cuộc đời tôi và có thể là bạn… dường như không mang cảm giác là đang đọc một cuốn sách, mà đang ngồi đối diện, đang lắng nghe nghệ sĩ Bảo Cường kể chuyện bằng chất giọng mộc mạc như tiếng sáo tre của đứa bé thanh thản, hồn nhiên nằm vắt vẻo trên lưng trâu thời nào.

Huế 04-2010
N.Q
(256/6-10)




Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LTS: Tháng 9 vừa qua, tại Huế, người cháu ruột gọi Bà Hoàng Thị Kim Cúc bằng Cô là Hoàng Thị Quỳnh Hoa đã xuất bản và giới thiệu cuốn “LÁ TRÚC CHE NGANG - CHUYỆN TÌNH CỦA CÔ TÔI”. Cuốn sách đã trưng dẫn ra nhiều tư liệu trung thực về sự thật chuyện tình giữa Hàn Mặc tử và Hoàng Thị Kim Cúc mà lâu nay trên văn đàn có nhiều thêu dệt khác nhau.

  • Họ tên: Dương Thị Khánh
    Năm sinh: 1944
    Quê quán: Thừa Thiên Huế
    Hiện ở: 71 đường 3 tháng 2, thành phố Đà Lạt

  • HỒ LIỄU

    Trần Thị NgH [bút danh khác là Thọ Diên] tên thật là Trần Thị Nguyệt Hồng, sinh 18/4/1949 tại An Xuyên, Cà Mau. Năm mười tuổi bắt đầu đọc thơ. Bắt đầu viết văn từ năm 1968.

  • LTS: Nhân kỷ niệm 15 năm ngày mất của thi sĩ Bùi Giáng (17/12/1926 - 7/10/1998), sáng 14/9 tại Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM đã diễn ra buổi tọa đàm khoa học, thu hút 25 tham luận của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu và khoảng 400 người đến dự.

  • CHINGHIZ AIMATỐP

    Dưới đây cuộc trao đổi ý kiến giữa Irina Risina, phóng viên báo Litêraturnaia Gazeta với nhà văn Ch. Aimatốp ít lâu sau Đại hội lần thứ 8 của các nhà văn Liên Xô.

  • BÙI VIỆT THẮNG 

    (Đọc Thuyền trăng - Tập thơ của Hồ Thế Hà, Nxb. Văn học, 2013)

  • TRẦN THÙY MAI

    Tôi biết chị Võ Ngọc Lan từ khi còn làm việc ở Nxb. Thuận Hóa, lúc đó tôi được giao biên tập cuốn Niệm khúc cho mưa Huế của chị.

  • YẾN THANH

    Năm nào đó, hình như tôi đã trồng ở đây một cây ưu tình, cây đã ra hoa lẫn vào màu xanh ngõ vắng, và đã dẫn tôi đến một miền trắng xóa như một giấc mơ đổ vỡ bên trời.
    (Ngõ Huế - Hạ Nguyên)

  • TRUNG SƠN

    100 NĂM NGÀY SINH BÁC SĨ NGUYỄN KHẮC VIỆN (1913 - 2013)

  • Các tạp chí văn nghệ ở các địa phương trong những năm qua đã đóng góp rất nhiều vào dòng chảy văn học Việt Nam. Đó là nơi góp sức hình thành tên tuổi của nhiều tác giả, tác phẩm từ các địa phương trước khi soi vào gương mặt chung của nền văn học nước nhà, là nơi giữ gìn bản sắc văn hóa văn nghệ của mỗi vùng đất, là nơi khởi thủy của những khuynh hướng sáng tạo mới...

  • NINH GIANG THU CÚC

    Tôi đọc Tim Tím Huế của Bùi Kim Chi bằng tâm trạng, và tâm cảm mình là một kẻ đang được dự phần trong cuộc hành hương về vùng trời hạnh phúc, về thiên đường của tuổi măng tơ, về lứa tuổi mà ai đó đã rất tự hào và trân quý khi họ viết.

  • NINH GIANG THU CÚC

    Tôi đọc Tim Tím Huế của Bùi Kim Chi bằng tâm trạng, và tâm cảm mình là một kẻ đang được dự phần trong cuộc hành hương về vùng trời hạnh phúc, về thiên đường của tuổi măng tơ, về lứa tuổi mà ai đó đã rất tự hào và trân quý khi họ viết.

  • THÁI KIM LAN

    Đầu năm 1999, nhà Văn hóa Thế giới ở Berlin gửi xuống Muenchen cho tôi ngót chục bài thơ, nhờ chuyển ngữ sang tiếng Đức cho tuần lễ văn hóa Việt Nam tại Berlin vào cuối tháng 3 năm ấy. Như thường lệ không đắn đo, tôi sốt sắng nhận lời.

  • LÊ MINH PHONG

    Đừng đặt tên cho họ…
    Có thể họ còn vô vàn những cuộc phiêu lưu khác nữa.

                               (Robbe - Grillet)

  • PHAN TRẦN THANH TÚ

    “Chính anh là người đã nhẫn tâm với bản thân mình khi tôn thờ chỉ có một điều duy nhất” (Đoản khúc số 97)

  • KỶ NIỆM 123 NĂM NGÀY SINH CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

    TRẦN HIẾU ĐỨC

  • HOÀNG HƯƠNG TRANG 

    Chữ Quốc Ngữ (Q.N) viết theo dạng 24 chữ cái ABC xuất xứ từ các Thầy Dòng truyền giáo Tây Phương mang vào nước ta, cho đến nay gọi là được phổ biến trên dưới trăm năm, gói gọn vào thế kỷ 20.

  • THỤY KHỞI

    Lần hồi qua những trang thơ Lê Vĩnh Thái mới thấy chất liệu thơ từ Ký ức xanh (2004), Ngày không nhớ (2010) cho đến nay Trôi cùng đám cỏ rẽ(*) (2012) hẳn là sự hối hả của dòng chảy ký ức miệt mài băng qua những ghềnh thác thời gian, mà ở độ tuổi của anh có thể bị ăn mòn.

  • Hoàng Minh Tường

    Nhà văn, nhà báo Lê Khắc Hoan xuất hiện và gây ấn tượng trên văn đàn khá sớm: Năm 1959, khi đang là giáo viên trường Hoằng Thắng, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa, Lê Khắc Hoan đã có truyện ngắn đầu tay Đôi rắn thần trong hang Pa Kham đoạt giải Khuyến khích báo Thống Nhất (Nguyễn Quang Sáng giải Nhất với truyện ngắn Ông Năm Hạng).

  • LÊ HUỲNH LÂM  

    Khi thơ như một tấm gương phản chiếu tâm hồn của tác giả, phản ánh nhận thức của người sáng tạo với cuộc sống quanh mình, chiếc bóng trong tấm gương ấy là một phần của sự thật. Đôi khi sự thật cũng chưa được diễn đạt trọn vẹn bằng ngôn ngữ của nhà thơ.