Phép vua thua lệ làng - Kỳ 1: Hơn 400 năm, trai gái hai làng không dám lấy nhau

08:52 19/08/2015

Ở không ít làng quê xứ Huế ngày nay, lệ làng vẫn tồn tại với nhiều quy định khắt khe, chặt chẽ.

Đình làng Phú Ốc đối diện với đình làng Phú Lễ, cả hai cùng hướng mặt ra sông Bồ - Ảnh: Tuyết Khoa

Bất thú Phú Lễ thê
Hàng trăm năm nay, làng Phú Ốc (TX.Hương Trà) và Phú Lễ (H.Quảng Điền) của tỉnh Thừa Thiên-Huế dù liền kề nhau nhưng trai gái hai làng không được lấy nhau.
Làng Phú Ốc và Phú Lễ cách nhau con sông Bồ. Hai đình làng nằm đối diện và cùng hướng ra sông. Bao đời nay, người dân hai làng vẫn thông thương, giao lưu như những làng trong vùng. Nhưng tuyệt nhiên chuyện lấy nhau làm vợ làm chồng thì không thể.
Chuyện tưởng chừng không có trong thế giới hiện đại ngày nay nhưng điều này vẫn tồn tại như luật bất thành văn mà người dân hai làng đều rõ. Điều ấy được thể hiện qua những câu ca mà tổ tiên làng Phú Ốc đã căn dặn lại: Bất thú Phú Lễ thê/Bất giao hữu Cổ Bi/Bất thực kê Cổ Tháp/Bất ẩm thủy Cao Ban. Trong đó, “Bất thú Phú Lễ thê” tức là con trai làng Phú Ốc không được lấy con gái làng Phú Lễ.
Cụ Trần Cẩm, Trưởng ban điều hành làng Phú Ốc, cho biết: “Chẳng có văn bản quy định điều này. Đó như lệ làng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Con dân làng Phú Ốc hiếm ai không biết điều đó, đến tuổi dựng vợ gả chồng đều được cha mẹ nhắc nhở. Trường hợp có muốn lấy nhau cũng không được cha mẹ, họ tộc đồng ý. Ngày xưa, nó thuộc điều cấm của làng. Nay không cấm nhưng hiếm ai làm trái”.
Không chỉ con trai Phú Ốc không được lấy vợ người Phú Lễ mà con gái Phú Ốc cũng không sang làng Phú Lễ làm dâu.
Dẫn chúng tôi ra đình làng, cụ Hà Văn Khiêu, Phó trưởng ban điều hành làng, kể: “Xưa nay trai gái hai làng này hiếm ai lấy nhau lắm. Nếu lỡ thương nhau thì ba mẹ cũng khó chấp nhận. Ngay chính con tôi cũng vậy. Con gái tôi và một chàng trai Phú Lễ thương nhau. Khi phụ mẫu hai nhà biết thì cấm luôn, không ai đồng ý. Rồi đứa nào cũng có hạnh phúc riêng”.
Kỳ lạ là không chỉ làng Phú Ốc cấm mà làng Phú Lễ cũng cấm việc kết thông gia này. Khi được hỏi về vấn đề này, ông Trần Đình Cường, Trưởng thôn Phú Lễ, nói: “Tuy hai làng chỉ cách nhau con sông nhỏ nhưng thế hệ này sang thế hệ khác vẫn không ai dám lấy nhau. Hồi tui còn trẻ, đến tuổi lấy vợ tôi vẫn nhớ ba mạ dặn: lấy mô thì lấy mà trừ Phú Ốc ra. Cứ thế, đời này sang đời khác vẫn theo lời răn dạy ấy”.
Cùng con nước khó ở với nhau ?
Lý giải về điều này, theo cụ Nguyễn Thị Bồng (84 tuổi, trú tại tổ 4, làng Phú Ốc), trước đây cụ nghe các bậc cao niên trong làng nói lại, cũng có một vài đôi bất chấp để lấy nhau nhưng hạnh phúc dang dở. Nên ai cũng sợ...
Còn cụ Trần Cẩm cho rằng: “Không có lý do rõ ràng hay lời nguyền như nhiều người đồn thổi. Nhiều bậc cao niên truyền lại là do hai bậc khai canh của làng là hai anh em ruột, nên từ xưa đến nay trai gái hai làng không lấy nhau bởi có nguồn gốc anh em, lấy nhau sẽ phạm tội loạn luân. Tội này được xem là tội nặng nhất về những điều cấm kỵ của làng”.
Theo sử sách, hai làng cùng có lịch sử hơn 400 năm. Hiện tại, làng Phú Ốc vẫn lưu giữ các bản sắc phong do triều Nguyễn ban. Các sắc phong được bỏ vào két sắt khóa kỹ và cất giữ cẩn thận ở đình làng. Tuy nhiên, sử sách không hề ghi lại việc hai vị khai canh của làng Phú Lễ và Phú Ốc là anh em. Điều đặc biệt, vào các ngày lễ lớn như thu tế hay lễ đầu năm..., hai làng đều làm cùng ngày. Song làng Phú Ốc thường cúng trước làng Phú Lễ nửa giờ. Nhiều năm, làng này không cúng thì làng kia cũng không cúng.
Bà Hoàng Thị Ngọc Oanh (59 tuổi, trú tại tổ 4, làng Phú Ốc) cho rằng: “Chuyện hai vị khai canh của hai làng có phải anh em không thì mình không biết đúng sai vì chỉ nghe dân làng nói lại. Nhiều người còn cho rằng, do hai làng cùng nằm ven một khúc sông nên cùng con nước, tức làng ngang nhau, về ở với nhau sẽ khó. Song dù có lý do gì thì đã thương nhau cũng khó lòng được gia đình thuận tình. Dân làng hai bên đều cho rằng, có đến được với nhau cũng chỉ gặp bất hạnh.
Tương truyền, ngày xưa có cô gái làng Phú Lễ yêu chàng trai Phú Ốc. Do gia đình ngăn cấm nên hai người bỏ đi sống biệt xứ. Được một thời gian thì đường ai nấy đi. Chàng trai trở về quê cũ sống cuộc đời đơn độc một mình đến già. Còn cô gái biệt tăm, không ai còn biết thông tin gì”. Còn theo bà Phan Thị Huế (55 tuổi, trú tại xóm Kên, làng Phú Lễ): “Thực hư không biết thế nào. Nhưng nghe nói, ai lấy nhau cũng đổ vỡ hoặc gặp điều không may mắn nên chẳng ai dám. Mà có dám cũng chẳng ba mẹ nào cho cưới”.
Theo TNO
 
 
 
 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Sáng 18-7, tại trụ sở Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, Hội Văn nghệ dân gian đã tổ chức Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2010 - 2015.

  • Chiều 16/7/2010, tại trụ sở Hội LHVHNT Thừa Thiên Huế, Hội Nhiếp ảnh tỉnh đã tổ chức Đại hội toàn thể lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010-2015.

  • Chiều ngày 14/7, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, số 7 Lê Lợi, Thành phố Huế, Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam phối hợp cùng với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Thừa Thiên Huế đã khai mạc triển lãm "Hành trình tới tương lai - Mỹ thuật Thế hệ mới Nhật Bản".

  • Sáng 7/7, ông Ngô Hòa, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, cùng lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan trong tỉnh đã có chuyến viếng thăm Đại sứ quán nước Cộng hòa Ba Lan tại Việt Nam để chào xã giao và trao đổi một số hoạt động hợp tác giữa hai bên.

  • Chiều ngày 4/7, tại đàn Âm hồn, phường Thuận Hòa, Huế, người dân đã tổ chức Lễ tế Âm hồn nhân sự kiện ngày thất thủ Kinh đô cách đây 125 năm (23/5 Ất Dậu- 5/7/1885).Nên chăng tái thiết đàn âm hồn và tổ chức lễ tế âm hồn 23.5 ở quy mô thành phố?

  • Ngày 1/7, Vòng sơ khảo khu vực Miền Trung - Tây Nguyên, Cuộc thi Hoa hậu thế giới người Việt 2010 đã được tổ chức tại cố đô Huế, khởi đầu chuỗi sự kiện sơ khảo khu vực trong nước.

  • Tối ngày 20/6, tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Hội nhà báo Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải thưởng giải báo chí Thừa Thiên Huế lần thứ III năm 2010.

  • Chiều ngày 22/5, NXB Trẻ và Công ty Truyền thông Sơn Ca đã tổ chức lễ ra mắt hai ấn phẩm: “Thơ tình xứ Huế” và “Buffet truyện ngắn miền Trung” tại Trung tâm Dịch vụ Festival, 11 Lê Lợi, Huế.

  • Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2010), sáng nay 18-5-2010 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Ban tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế đã long trọng tổ chức Lễ Dâng hoa báo công lên Chủ tịch Hồ Chí Minh; Lễ phát thưởng các tác phẩm tiêu biểu viết về Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, và khai mạc triển lãm chuyên đề “Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, là đạo đức, là văn minh”.

  • Sáng 16/5, tại Trung tâm Văn hoá Phật giáo Liễu Quán Huế, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc Tuần văn hóa Phật giáo, hưởng ứng Ðại lễ Phật đản - Phật lịch 2554, hướng đến Fetival Huế 2010 và kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

  • Chiều ngày 13/5, tại Phủ Tùng Thiện Vương, số 91 Phan Đình Phùng, Huế, Hội đồng gia tộc Phủ Tùng Thiện Vương phối hợp với Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày mất của một nhà thơ tài hoa Tùng Thiện Vương - Nguyễn Phúc Miên Thẩm (1870-2010). 

  • Sáng ngày 1/5, tại tại bến đò Cồn Tộc, xã Quảng Lợi, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế, UBND huyện Quảng Điền đã tổ chức lễ hội Sóng nước Tam Giang lần đầu tiên, diễn ra trong hai ngày 01- 02/5/2010.

  • Ngày 28/4, Hội Đô thành hiếu cổ tại Pháp (AAVH) phối hợp với Trung tâm Hợp tác quốc tế và Nhà tri thức TP Huế đã tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Nghi lễ hoàng cung và lễ hội ở Huế vào đầu thế kỷ XX”, được diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Pháp tại Huế.

  • Đó là chủ đề đêm thơ được Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Phòng VHTT huyện Quảng Điền phối hợp tổ chức, diễn ra vào tối ngày 27/4, tại Trung tâm Văn hóa huyện. Đây là hoạt động hưởng ứng Lễ hội Sóng Nước Tam Giang lần đầu tiên  được tổ chức tại Quảng Điền vào ngày 1-2/5 sắp đến và hướng đến Festival Huế 2010.

  • Sáng ngày 24/2, tại cuộc gặp mặt các doanh nghiệp du lịch và lữ hành, ông Ngô Hòa- Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Trưởng Ban tổ chức Festival đã công bố địa điểm và chính sách giá vé cho khách trong nước và quốc tế khi vào xem các chương trình nghệ thuật tại Festival Huế 2010.

  • Đó là chuyến hành trình do Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế và Tạp chí Sông Hương tổ chức vào ngày 12/4 vừa qua theo lời mời của Hội VHNT Phú Thọ, đây là hoạt động nằm trong chương trình hướng về 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, chào mừng Quốc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch).

  • Tối ngày 8/4 (ngày 24/2 năm Canh Dần), tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ tế Xã Tắc năm 2010 tại đàn Xã Tắc, phường Thuận Hòa, thành phố Huế, Lễ tế được thực hiện trang nghiêm với đầy đủ các nghi thức truyền thống.

  • Ngày hội “Sóng nước Tam Giang” được UBND huyện Quảng Điền tổ chức lần đầu tiên sẽ diễn ra trong hai ngày 01- 02/5/2010, tại bến đò Cồn Tộc, xã Quảng Lợi, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế, với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, nghệ thuật phong phú, đa dạng mang đậm dấu ấn của vùng quê sông nước.

  • Chiều ngày 30/3, tại Tạp chí Sông Hương, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức Hội nghị giao ban báo chí quý I/2010.

  • Sáng ngày 26/3, tại quảng trường Ngọ Môn, tỉnh Thừa Thiên Huế đã long trọng tổ chức Lễ mittinh kỷ niệm 35 năm ngày quê hương hoàn toàn giải phóng (26/3/1975- 26/3/2010).