Phép vua thua lệ làng - Kỳ 1: Hơn 400 năm, trai gái hai làng không dám lấy nhau

08:52 19/08/2015

Ở không ít làng quê xứ Huế ngày nay, lệ làng vẫn tồn tại với nhiều quy định khắt khe, chặt chẽ.

Đình làng Phú Ốc đối diện với đình làng Phú Lễ, cả hai cùng hướng mặt ra sông Bồ - Ảnh: Tuyết Khoa

Bất thú Phú Lễ thê
Hàng trăm năm nay, làng Phú Ốc (TX.Hương Trà) và Phú Lễ (H.Quảng Điền) của tỉnh Thừa Thiên-Huế dù liền kề nhau nhưng trai gái hai làng không được lấy nhau.
Làng Phú Ốc và Phú Lễ cách nhau con sông Bồ. Hai đình làng nằm đối diện và cùng hướng ra sông. Bao đời nay, người dân hai làng vẫn thông thương, giao lưu như những làng trong vùng. Nhưng tuyệt nhiên chuyện lấy nhau làm vợ làm chồng thì không thể.
Chuyện tưởng chừng không có trong thế giới hiện đại ngày nay nhưng điều này vẫn tồn tại như luật bất thành văn mà người dân hai làng đều rõ. Điều ấy được thể hiện qua những câu ca mà tổ tiên làng Phú Ốc đã căn dặn lại: Bất thú Phú Lễ thê/Bất giao hữu Cổ Bi/Bất thực kê Cổ Tháp/Bất ẩm thủy Cao Ban. Trong đó, “Bất thú Phú Lễ thê” tức là con trai làng Phú Ốc không được lấy con gái làng Phú Lễ.
Cụ Trần Cẩm, Trưởng ban điều hành làng Phú Ốc, cho biết: “Chẳng có văn bản quy định điều này. Đó như lệ làng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Con dân làng Phú Ốc hiếm ai không biết điều đó, đến tuổi dựng vợ gả chồng đều được cha mẹ nhắc nhở. Trường hợp có muốn lấy nhau cũng không được cha mẹ, họ tộc đồng ý. Ngày xưa, nó thuộc điều cấm của làng. Nay không cấm nhưng hiếm ai làm trái”.
Không chỉ con trai Phú Ốc không được lấy vợ người Phú Lễ mà con gái Phú Ốc cũng không sang làng Phú Lễ làm dâu.
Dẫn chúng tôi ra đình làng, cụ Hà Văn Khiêu, Phó trưởng ban điều hành làng, kể: “Xưa nay trai gái hai làng này hiếm ai lấy nhau lắm. Nếu lỡ thương nhau thì ba mẹ cũng khó chấp nhận. Ngay chính con tôi cũng vậy. Con gái tôi và một chàng trai Phú Lễ thương nhau. Khi phụ mẫu hai nhà biết thì cấm luôn, không ai đồng ý. Rồi đứa nào cũng có hạnh phúc riêng”.
Kỳ lạ là không chỉ làng Phú Ốc cấm mà làng Phú Lễ cũng cấm việc kết thông gia này. Khi được hỏi về vấn đề này, ông Trần Đình Cường, Trưởng thôn Phú Lễ, nói: “Tuy hai làng chỉ cách nhau con sông nhỏ nhưng thế hệ này sang thế hệ khác vẫn không ai dám lấy nhau. Hồi tui còn trẻ, đến tuổi lấy vợ tôi vẫn nhớ ba mạ dặn: lấy mô thì lấy mà trừ Phú Ốc ra. Cứ thế, đời này sang đời khác vẫn theo lời răn dạy ấy”.
Cùng con nước khó ở với nhau ?
Lý giải về điều này, theo cụ Nguyễn Thị Bồng (84 tuổi, trú tại tổ 4, làng Phú Ốc), trước đây cụ nghe các bậc cao niên trong làng nói lại, cũng có một vài đôi bất chấp để lấy nhau nhưng hạnh phúc dang dở. Nên ai cũng sợ...
Còn cụ Trần Cẩm cho rằng: “Không có lý do rõ ràng hay lời nguyền như nhiều người đồn thổi. Nhiều bậc cao niên truyền lại là do hai bậc khai canh của làng là hai anh em ruột, nên từ xưa đến nay trai gái hai làng không lấy nhau bởi có nguồn gốc anh em, lấy nhau sẽ phạm tội loạn luân. Tội này được xem là tội nặng nhất về những điều cấm kỵ của làng”.
Theo sử sách, hai làng cùng có lịch sử hơn 400 năm. Hiện tại, làng Phú Ốc vẫn lưu giữ các bản sắc phong do triều Nguyễn ban. Các sắc phong được bỏ vào két sắt khóa kỹ và cất giữ cẩn thận ở đình làng. Tuy nhiên, sử sách không hề ghi lại việc hai vị khai canh của làng Phú Lễ và Phú Ốc là anh em. Điều đặc biệt, vào các ngày lễ lớn như thu tế hay lễ đầu năm..., hai làng đều làm cùng ngày. Song làng Phú Ốc thường cúng trước làng Phú Lễ nửa giờ. Nhiều năm, làng này không cúng thì làng kia cũng không cúng.
Bà Hoàng Thị Ngọc Oanh (59 tuổi, trú tại tổ 4, làng Phú Ốc) cho rằng: “Chuyện hai vị khai canh của hai làng có phải anh em không thì mình không biết đúng sai vì chỉ nghe dân làng nói lại. Nhiều người còn cho rằng, do hai làng cùng nằm ven một khúc sông nên cùng con nước, tức làng ngang nhau, về ở với nhau sẽ khó. Song dù có lý do gì thì đã thương nhau cũng khó lòng được gia đình thuận tình. Dân làng hai bên đều cho rằng, có đến được với nhau cũng chỉ gặp bất hạnh.
Tương truyền, ngày xưa có cô gái làng Phú Lễ yêu chàng trai Phú Ốc. Do gia đình ngăn cấm nên hai người bỏ đi sống biệt xứ. Được một thời gian thì đường ai nấy đi. Chàng trai trở về quê cũ sống cuộc đời đơn độc một mình đến già. Còn cô gái biệt tăm, không ai còn biết thông tin gì”. Còn theo bà Phan Thị Huế (55 tuổi, trú tại xóm Kên, làng Phú Lễ): “Thực hư không biết thế nào. Nhưng nghe nói, ai lấy nhau cũng đổ vỡ hoặc gặp điều không may mắn nên chẳng ai dám. Mà có dám cũng chẳng ba mẹ nào cho cưới”.
Theo TNO
 
 
 
 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Nhân kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam (10/12/1951 - 10/12/2011), chiều ngày 10/12,  tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán - Huế, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Huế, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm Mỹ thuật Thừa Thiên Huế năm 2011.

  • SHO - Nhân kỷ niệm 9 năm ngày mất của Nhà thơ Tố Hữu, tối ngày 9/12, tại hội trường trung tâm huyện Quảng Điền, Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Ủy ban Nhân dân, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Quảng Điền tổ chức đêm thơ “Quê mẹ của ta ơi”.

  • Sông Hương kỳ này dành một số lượng khá nhiều trang cho các bài viết trong chuyên đề Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Thanh Tịnh (12/12/1911 – 12/12/2011) và 70 năm ra đời tác phẩm Tôi đi học. Bạn đọc sẽ trôi vào miền hoài tưởng về những kỷ niệm của thời thơ ấu, những cảm nhận tinh tế của những người học trò xưa về “Tôi đi học” thông qua các bài viết của Thái Kim Lan, Đông Hương, Võ Quang Yến, Nguyễn Đặng Mừng, Đặng Tiến.

  • Tối ngày 27/1, ba họa sĩ Cố đô Huế là Đặng Mậu Tựu, Phan Thanh Bình, Lê Văn Nhường phối hợp với Gallery Phương Mai khai mạc phòng triển lãm tranh với chủ đề "Màu mưa Huế", diễn ra tại số 129B Lê Thánh Tôn, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

  • SHO - Chiều ngày 26/11, Tạp chí Sông Hương và nhóm bạn bè thân hữu đã tổ chức buổi giới thiệu tuyển tập thơ văn "Người trẻ dáng nâu" của cố nhà thơ Nguyễn trung Bình nhân 2 năm ngày anh đi xa (2009-2011).

  • SHO - Sau cuộc hành trình thành công vang dội xuyên suốt Đông Nam Á, Liên hoan phim khoa học dành cho trẻ em và thanh thiếu niên lần này đã đến với Việt Nam.

  • SHO - Trong hai ngày 18 và 19/11, các hoạt động hội thảo, triển lãm và trình diễn nghệ thuật của ba nghệ sĩ đến từ châu Âu và các nghệ sĩ Việt Nam đã diễn ra sôi nổi tại Đại học Nghệ Thuật Huế (Số 10 Tô Ngọc Vân – Tp. Huế).

  • SHO - Sáng ngày 18/11, tại trụ sở Liên Hiệp Các Hội VHNT Thừa Thiên Huế (16 Lê Lợi) đã diễn ra lễ trao tặng thưởng văn chương của Hội Hữu nghị San Francisco – Tp. Hồ Chí Minh cho nhà văn Trần Thùy Mai.

  • SHO - Từ ngày 14-19/11, Ba nghệ sĩ Paul Schwer, Barney Steel và Thomas Feuerstein đến từ châu Âu sẽ có những hoạt động nghệ thuật tại Huế thông qua sự trình diễn và hội thảo về những ý tưởng mới, cũng như khuyến khích đối thoại về các lĩnh vực sắp đặt, nhiếp ảnh, thiết kế đồ họa và nghệ thuật video.

  • SHO - Tối ngày 6/11, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin thành phố Huế, Hội nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT - Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế tổ chức đêm tổng kết, bế mạc Liên hoan Âm nhạc khu vực Bắc miền Trung năm 2011.

  • Sáng ngày 04/11, Hội Nhạc sĩ Việt Nam và Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu chương trình Liên hoan Âm nhạc khu vực Bắc miền Trung năm 2011, diễn ra tại 26 Lê Lợi, Huế.

  • Tạp chí Sông Hương vừa phát hành trên toàn quốc số 273, tháng 11.2011.

  • SHO - Chiều ngày 1-11, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam đã tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Nhật Bản - vương quốc của những nhân vật biểu trưng và hoạt hình” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 7 Lê Lợi, TP Huế).

  • SHO - Sáng ngày 19/10, Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Nâng cao chất lượng báo chí văn nghệ và nghiệp vụ biên tập, quảng bá tác phẩm VHNT trên báo chí VHNT tỉnh, thành phố” khu vực phía Bắc, diễn ra tại thành phố Lạng Sơn.

  • SHO - Sáng ngày 16/10, tại số 6 Lê Lợi, Huế, Hội bảo tồn di sản chữ Nôm đã trao giải thưởng thường niên Balaban năm 2011 cho ông Phan Anh Dũng, chuyên viên phần mềm Trung tâm Công nghệ Thông tin Thừa Thiên Huế.

  • Ngày 06/10,UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có Thông báo số 263/TB-UBND về Kết luận của ông Ngô Hòa - Phó Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh về việc thành lập Bảo tàng Văn hóa Huế tại buổi làm việc với Thành ủy và UBND thành phố Huế.

  • SHO - Hai đêm cuối 4 và 5/10, Liên hoan phim Đức tại Huế chuyển địa điểm chiếu từ Trung tâm Văn hóa Thông tin về Trung tâm Văn hóa Liễu Quán - Huế. Khán giả Huế vẫn tiếp tục đội mưa đến với phim Đức.

  • Đó là tên phòng tranh của ba họa sĩ Việt Nam và Pháp Yvan Magnani, Hélène Quérè và Trương Hoa Đôn vừa được Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế khai mạc vào chiều ngày 04/10, tại trụ sở Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, 26 Lê Lợi.

  • Nữ giáo hoàng - Đứa con của tháng mười một - Fan hâm mộ cũng phải có giới hạn là những phim tiếp theo trong các đêm 1 - 3/10 trong Liên hoan phim Đức tại Huế. Điều đáng ngạc nhiên là các phim đó đã tiếp tục thu hút đông đảo khán giả đến xem. Khán phòng của Trung tâm Văn hóa Thông tin Thừa Thiên Huế chật kín khán giả trong nhiều đêm liền.

  • SHO - Sáng ngày 3/10, tại khách sạn Celadon, Ban Tổ chức chương trình “Hội ngộ Hoa hậu Việt Nam 2010” đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu chương trình hoạt động của 20 người đẹp trong cuộc hội ngộ tại Cố đô Huế và việc thực hiện bộ sách ảnh về hoa hậu Việt Nam để đấu giá tặng cho Quỹ chất độc màu da cam, Cuộc hội ngộ diễn ra từ ngày 30/9 - 05/10.> Quỹ Tình Sông Hương trao quà cho nạn nhân DIOXIN tại A Lưới