Sáng 12/10, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế phối hợp với Hội Văn nghệ dân gian tỉnh tổ chức Hội thảo “Phát huy giá trị văn hoá dân gian vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai trong phát triển du lịch”.
Đoàn chủ trì Hội thảo
Hội thảo chủ đề “Phát huy giá trị văn hoá dân gian vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai trong phát triển du lịch” với 25 bài tham luận từ các nhà quản lý, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu là hội viên Hội Văn nghệ dân gian tỉnh và những người trực tiếp làm du lịch ở TT Huế. Các bài tham luận đã nêu bật được vấn đề nghiên cứu, cung cấp thông tin về giá trị các loại hình văn hóa dân gian vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Bên cạnh đó, các hoạt động du lịch đầm phá hiện nay đang được triển khai và đề xuất một số giải pháp để làm phong phú thêm những sản phẩm du lịch văn hóa ở nơi đây.
![]() |
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế phát biểu tại Hội thảo |
Hội thảo cũng đã có những ý kiến tổng quan về tiềm năng và thực tiễn khai thác du lịch đầm phá. Nếu công tác quản lý nhà nước được tăng cường và ý thức cộng đồng người dân được nâng cao để phát huy tốt các tiềm năng lợi thế vốn có, trong tương lai du lịch tại vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai sẽ trở thành ngành kinh tế chủ lực, góp phần đưa Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
Nhiều ý kiến đề xuất các di sản văn hóa đã được các địa phương xây dựng và đưa vào các tour, tuyến du lịch, thu hút đông đảo lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu các di sản văn hóa, di tích lịch sử văn hóa, lễ hội truyền thống, những phong tục tập quán, tín ngưỡng, cách tổ chức cộng đồng, lối sống của dân tộc.
Các ý kiến thảo luận cũng đã thống nhất các sản phẩm du lịch phải đảm bảo tiêu chí về bảo vệ môi trường, di sản văn hóa, quyền lợi của cộng đồng. Sản phẩm du lịch văn hóa dân gian kiên quyết chống hàng giả, hàng nhái. Vì thế, không đóng giả lễ hội, không làm giả các nghi lễ linh thiêng để thu hút khách dẫn đến tình trạng giải thiêng.
![]() |
TS. Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở VHTT trình bày tham luận tại Hội thảo |
Nhiều tham luận đề xuất mô hình tham quan nghề đóng thuyền truyền thống vùng đầm phá Tam Giang, du lịch văn hóa ẩm thực nhìn từ làng Ngư Mỹ Thạnh, phát triển du lịch trên cơ sở lợi thế tự nhiên, tiềm năng di sản và truyền thống văn hóa ở xã Phú Diên, huyện Phú Vang, sản phẩm của các làng nghề truyền thống ven vùng đầm phá như nghề đan đệm bàng làng Phò Trạch, nghề đan lưới ở làng Vân Trình…Về mô hình thiết chế bảo tàng, một bảo tàng hoạt động theo chuyên đề và mang “tính mở”, không chỉ là nơi trưng bày hiện vật mà phải là một bảo tàng sống động có thể kết nối khắp nơi thông qua không gian mạng để giới thiệu, quảng bá về du lịch đầm phá; hình ảnh đời sống của người dân thủy diện trong ký ức và trong cuộc sống đương đại. Về mô hình thiết kế kiến trúc, đề xuất ý tưởng đồ án thiết kế không gian trải nghiệm làng chài Ngư Mỹ Thạnh” nhằm kết nối người dân sống ở trên đất liền và ngư dân bám biển sinh sống ở thuyền đò, giữa du khách với ngư dân.
![]() |
Ông Nguyễn Văn Phúc - Giám đốc Sở Du lịch phát biểu tham luận tại hội thảo |
Bên cạnh đó, cũng có nhiều ý tưởng về các tour, tuyến được đề xuất. Như tour tham quan Tuý Vân - Linh Thái và cửa biển Tư Hiền, làng Mĩ Lợi, làng An Bằng và “thành phố Lăng”; tham quan ven đầm phá Vinh Hưng, vùng biển Thuận An, làng Thai Dương Hạ, vùng biển Phong Hải, tham quan Điền Môn - Điền Lộc, tham quan đầm phá Hà Trung - Vinh Hà…
![]() |
Qua hội thảo, những nội dung và giá trị di sản, các giải pháp đề xuất phát triển du lịch đã giúp các nhà quản lý, giới nghiên cứu làm rõ nhiều vấn đề, góp phần khai thác hiệu quả các giá trị và tiềm năng của vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Góp phần vào thực hiện Đề án phát triển kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đến năm 2030, cùng với toàn tỉnh thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế Huế trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế.
Phương Anh
Trong chuỗi hoạt động của Tuần lễ Áo dài Cộng đồng Huế 2024, Sở Văn hóa và Thể thao đã phối hợp với Câu lạc bộ Đình làng Việt tổ chức Tọa đàm và Giới thiệu sách “Áo dài truyền thống – Hành trình trở lại” vào chiều ngày 25/06/2024.
Trong khuôn khổ Festival Huế 2024, Tuần lễ Áo dài cộng đồng sẽ là chuỗi hoạt động cuối cùng của Lễ hội mùa Hạ.
Nhân kỷ niệm 99 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, tại Tạp chí Sông Hương đã diễn ra những cuộc gặp gỡ thân mật của lãnh đạo ban ngành các cấp trong tỉnh.
Chiều 19/06, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức trao giải Báo chí Hải Triều năm 2024 và tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp báo chí cho các nhà báo lão thành, nhân kỷ niệm 99 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.
Nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6 (1925 – 2024), đồng chí Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy đã có buổi nói chuyện thân mật với đông đảo các văn nghệ sĩ của Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế.
Hội đồng nhân dân tỉnh đã khai mạc kỳ họp chuyên đề lần thứ 18, khóa VIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vào sáng 17/06, thảo luận nhiều vấn đề về kinh tế xã hội, phát huy trí tuệ, dân chủ để xem xét thông qua các nghị quyết.
Đó là một trong số các các kết luận được ban tổ chức Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 vui mừng chia sẻ, trong cuộc họp báo tổng kết chiều 13/06, do UBND tỉnh tổ chức. Ước tính, 6 ngày đêm lễ hội đã thu hút trên 100.000 lượt du khách trong nước và quốc tế.
Tối 12/06, chương trình nghệ thuật đặc sắc tại sân khấu điện Kiến Trung, Đại Nội đã khép lại Tuần lễ Festival Nghệ thuật quốc tế 2024. Đọng lại trong giây phút giã bạn là rất nhiều luyến lưu. Nỗ lực của lãnh đạo tỉnh, ban tổ chức và người dân Thừa Thiên Huế đã để lại rất nhiều ấn tượng với du khách bốn phương cùng một mùa Festival thành công.
Sáng ngày 10/6/2024, tại Tạp chí Sông Hương đã diễn ra buổi giới thiệu sách và trao tặng quà cho học sinh mồ côi của nhà thơ, chuyên gia ẩm thực Hồ Đắc Thiếu Anh – Phó giám đốc Trung tâm UNESCO văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Trước khi sự kiện bắt đầu diễn ra, tại cổng Ngọ Môn, khán giả đã xếp hàng nối hàng khá dài ở cửa soát vé, cùng nhau tiến vào phía bên trong Đại Nội, đến gần điện Kiến Trung. Tâm trạng của hàng người ấy háo hức như đang hình dung sẽ được thưởng thức một bữa tiệc âm nhạc đặc sắc, thứ âm nhạc đã đi vào lòng người nhiều thế hệ của Trịnh Công Sơn.
Tối 9/6, 20 chiếc thuyền rồng thả hoa đăng trên sông Hương, như nối kết truyền thống và hiện đại trong niềm tin tâm linh. Lễ hội với ý nghĩa “Phật giáo đồng hành cùng dân tộc” và “hộ quốc an dân” thể hiện sự gắn kết sâu sắc giữa Phật giáo và đời sống con người.
Theo dòng sự kiện Tuần lễ Festival Nghệ thuật Quốc tể Huế 2024, lễ hội đường phố với chủ đề “Sắc màu văn hóa” đã khai mạc và bắt đầu quảng diễn vào chiều 08/6; từ 16h00 - 18h00 tại các trục đường chính của Thành phố Huế.
“Dạo chơi vườn Huế” là cuộc triển lãm mỹ thuật tiếp theo trong chuỗi sự kiện chào mừng Tuần lễ Festival Nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, diễn ra trong một khu vườn - không gian xanh mát đầy sắc màu.
Trong đêm khai mạc tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 tối 7/6. Điện Kiến Trung, Đại Nội trở thành một không gian ánh sáng với rất nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc, mãn nhãn, hòa trộn giữa truyền thống và hiện đại. Mùa lễ hội đã chính thức bắt đầu.
Trong chuỗi sự kiện chào mừng Tuần lễ Festival Nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, Trung tâm văn hóa Phật giáo Liễu Quán cũng đã hoan hỉ khai mạc triển lãm Văn hóa Phật giáo vào sáng ngày 07/06/2024, tại 15A Lê Lợi, Huế.
Chiều ngày 06/06/2024 tại Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị - 17 Lê Lợi Huế đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm mỹ thuật “Nét đẹp Phú Lộc qua nghệ thuật Ký họa”. Triển lãm hưởng ứng Tuần lễ Festival Nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 với chủ đề “Di sản văn hóa với Hội nhập và Phát triển”.
Thừa Thiên Huế tiếp tục có những nỗ lực bền bỉ trong tiến trình xanh hóa đô thị, cải tạo cảnh quan môi trường, hướng tới mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Trong dịp này, nhiều hoạt động sôi nổi đã được tổ chức, nhân dịp hưởng ứng ngày Môi trường thế giới 5/6, Tháng hành động vì môi trường và đồng hành cùng Festival sắp khai mạc.
Di sản văn hóa cung đình được xem là hạt nhân, có ý nghĩa kết nối văn hóa Huế, trong một hệ thống đa dạng, đặc sắc, có giá trị quốc gia và mang tầm quốc tế. Mỗi dịp Festival, hệ thống di sản trở thành trung tâm trong nỗ lực bảo tồn, phát huy và sáng tạo.
Sáng 2/6 tại Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế, Trước nhà có cây hoàng mai lại được đông đảo bạn đọc gần xa, nhất là những người yêu mến Huế chào đón. Là một người dành tình cảm đặc biệt với Huế, tác giả Minh Tự còn mang đến một bất ngờ lớn với độc giả khi ông cũng đồng thời ra mắt phiên bản Anh ngữ ở lần tái bản này.