Nhà xuất bản Trẻ vừa ấn hành tấm bản đồ mô tả lại hành trình 30 năm tìm đường cứu nước của Bác Hồ, kích cỡ ngang 1m, cao 70cm, in 4 màu trên giấy dày.
Bản đồ hành trình 30 năm tìm đường cứu nước của Bác Hồ do NXB Trẻ thực hiện
Đây là sản phẩm kỷ niệm 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5-6-1911 - 5-6-2021) xuất phát từ ý tưởng của NXB Trẻ, muốn dùng phương pháp trực quan mô tả lại hành trình tìm đường cứu nước của Bác để người xem có thể trong khoảng thời gian ngắn hình dung được toàn bộ hành trình trải qua các mốc thời gian.
Bản đồ sử dụng tư liệu từ tập sách Hành trình theo chân Bác của tác giả Trần Đình Tuấn (NXB Trẻ xuất bản lần đầu năm 2011, tái bản năm 2021), nội dung tái hiện quá trình hoạt động của Bác Hồ từ ngày 5-6-1911 là ngày rời cảng Sài Gòn trên tàu Amiral Latouche Tréville đến ngày 28-1-1941 là thời điểm về tới Cao Bằng qua cột mốc 108.
Ý tưởng về một tấm bản đồ mang lại lợi thế có thể chuyển tải nhiều thông tin trên một mặt giấy.
Bằng cách chia hành trình của Bác ra thành 10 chặng, mỗi chặng còn được chia thành các mốc - là các điểm dừng - được đánh số từ mốc đầu đến mốc cuối, người xem có thể trong một khoảng thời gian ngắn nhất nắm được 10 chặng hành trình của Bác theo thứ tự: Cảng Sài Gòn - Le Havre, vòng quanh châu Phi, Pháp - châu Mỹ - Anh, Pháp - Liên Xô, Matxcơva - Quảng Châu, Matxcơva - Xiêm, Hong Kong - Thượng Hải, Thượng Hải - Matxcơva, Matxcơva - Quế Lâm, Quế Lâm - Pác Pó.
![]() |
Chặng cuối của hành trình được thể hiện trên bản đồ |
Trên bản đồ, hành trình đường bộ được thể hiện bằng nét liền và đường thủy là nét đứt, 10 chặng được tô 10 màu khác nhau để phân biệt và đánh số các điểm đến dọc hành trình. Nhờ vậy, người xem sẽ dễ dàng lần theo từng chặng trong hành trình theo đúng thứ tự và có thể xác định được hướng đi của hành trình theo mũi tên chỉ.
Không những vậy, nhờ mỗi chặng có màu riêng nên đối với những tuyến Bác đi lại nhiều lần, người xem vẫn có thể phân biệt được những lần qua lại ấy.
Nhờ sự kết hợp của bản đồ hành trình và đồ thị thời gian (timeline), người xem theo dõi được trình tự thời gian của các sự kiện cụ thể.
Từ phía nhà sản xuất, việc lựa chọn giấy dày để in tấm bản đồ này nhằm tạo thuận lợi cho những ai muốn dùng băng keo 2 mặt dán trực tiếp lên tường, hoặc lồng vào khung kính để treo đều được.
Ông Dương Thành Truyền - quyền giám đốc NXB Trẻ - cho biết: "Bản đồ Hành trình 30 năm tìm đường cứu nước của Bác Hồ như một công trình khoa học được nghiên cứu thực hiện và hoàn thành trong thời gian 3 tháng. Nội dung bản đồ tái hiện lịch sử bằng phương pháp thị giác".
"Dấu ấn đặc sắc từ tấm bản đồ này là người xem sẽ dễ dàng hình dung, theo dõi, tra cứu về hành trình của Bác Hồ năm xưa trong mối liên hệ với bối cảnh địa chính trị hiện nay.
Bản đồ chính trị thế giới có nhiều thay đổi trong 30 năm kể từ khi Bác ra đi tìm đường cứu nước đến khi Bác trở về, nhiều quốc gia đã biến mất và nhiều quốc gia đã ra đời. Đó là lý do NXB sử dụng bản đồ thế giới hiện nay để thể hiện hành trình xưa.
Tấm bản đồ có thể được treo thích hợp và trang trọng tại các thư viện, văn phòng Đoàn, Hội, phòng hội họp các cơ quan đơn vị, ban ngành đoàn thể… lẫn Phòng Hồ Chí Minh ở các đơn vị quân đội. Bản đồ cũng là một học liệu quý phục vụ công tác giảng dạy và học tập trong trường lớp" - ông Dương Thành Truyền tâm đắc nói.
![]() |
Góc giới thiệu tập sách Hành trình theo chân Bác - một dạng "tiền thân" của tấm bản đồ |
Theo Báo Tuổi Trẻ
Thường trực HĐND tỉnh vừa có thông báo về việc tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ mười bốn, HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Sáng 18/10, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Thừa Thiên Huế đã có lệnh yêu cầu tăng lưu lượng điều tiết xả lũ tại 2 hồ thủy điện Hương Điền, Bình Điền và hồ chứa Tả Trạch do mưa lớn kéo dài nhiều giờ.
Ngày 18/10, Chủ tịch UBND tỉnh có Công điện số 03/CĐ-UBND về việc chủ động phòng, ngừa, ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 17/10, Bệnh viện Trung ương Huế chính thức khai trương, đưa vào hoạt động máy chụp cắt lớp vi tính (CLVT) phổ 512 lát cắt tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Trung tâm Điều trị theo yêu cầu quốc tế. Tham dự có UVBCH Trung ương Đảng, Chủ tịch HĐND Tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương cùng lãnh đạo các ban ngành.
Ngày 13/10, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã có Công điện số 02/CĐ-UBND về việc chủ động phòng, ngừa, ứng phó với mưa lũ trên địa bàn tỉnh.
Thiết thực triển khai hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia, sáng ngày 12/10 Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Hội Tin học Việt Nam, Phygital Labs và Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo Kết nối Thực - Số tỉnh Thừa Thiên Huế với chủ đề “Chuyển đổi số, công nghệ mới hỗ trợ công tác Bảo tồn và Lễ hội”.
Sáng 12/10, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế phối hợp với Hội Văn nghệ dân gian tỉnh tổ chức Hội thảo “Phát huy giá trị văn hoá dân gian vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai trong phát triển du lịch”.
Chiều ngày 09/10, Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đã có thông báo về việc Ứng phó với mưa lớn, nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh.
Chiều 6/10, tại số 15 Lê Lợi, phường Vĩnh Ninh, TP. Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức khai mạc trưng bày, niêm yết lấy ý kiến cộng đồng và cá nhân liên quan về hồ sơ Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2050.
Chương trình Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2023 diễn ra từ 8h00 – 11h00, ngày Chủ nhật, 08/10/2023, được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam (VTV3). Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, chương trình sẽ được cầu truyền hình trực tiếp tại điểm cầu trường THPT chuyên Quốc Học - Huế.
Chiều ngày 03/10, UBND tỉnh tổ chức họp báo thường kỳ quý III năm 2023 để thông tin tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm; nhiệm vụ trọng tâm triển khai thực hiện những tháng cuối năm 2023.
Sáng ngày 30/9, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế (100 Phạm Văn Đồng, Tp. Huế), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ Khai mạc Hội thao Ngành giáo dục nghề nghiệp mở rộng tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023.
Tối 27/9, tại Phủ Nội Vụ, Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã tổ chức khai mạc Hội đèn lồng quốc tế Huế 2023 và Chương trình Đêm rằm Hoàng cung.
Sáng ngày 27/9, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao Thành phố Huế đã diễn ra lễ khai mạc không gian trưng bày, sắp đặt với chủ đề “Sắc màu Rằm tháng Tám”.
Bộ Tư lệnh BĐBP tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu Luật Biên phòng Việt Nam" nhằm thông tin, phổ biến rộng rãi, có chiều sâu những nội dung cơ bản Luật Biên phòng Việt Nam và các văn bản quy định chi tiết có liên quan tới các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, địa phương, các cơ quan, đơn vị trong, ngoài Quân đội.
Sáng ngày 26/9 (nhằm ngày 12/8 âm lịch), tại nhà hát Duyệt Thị Đường, Hội nghệ sĩ Sân khấu Thừa Thiên Huế tổ chức kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam.
Chiều ngày 18/9, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm ảnh kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp các Hội VHNT TT Huế.
Sáng ngày 16/9, tại di tích lịch sử Di Luân Đường – Quốc Tử Giám đã diễn ra lễ tuyên dương học sinh danh dự toàn trường tỉnh Thừa Thiên Huế. Tham dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phan Ngọc Thọ; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành liên quan và đông đảo học sinh, giáo viên và phụ huynh.
Tối 15/09, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức lễ tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ (KHCN) tiêu biểu lần thứ VII, năm 2023.