Sáng 6/7, tại Nghinh Lương Đình, Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức lễ phát động Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế 2023. Tham dự Lễ phát động có bà Nguyễn Thị Ái Vân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh.
Đạp xe diễu hành, mở đầu cho tuần lễ áo dài cộng đồng
Lễ phát động còn có hàng trăm người đến từ 17 khối cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế tham gia, hưởng ứng. Ngay sau lễ phát động, tất cả cùng nhau đạp xe diễu hành xuất phát từ Nghinh Lương Đình qua các tuyến đường Cửa Ngăn - đường Ông Ích Khiêm - đường Đoàn Thị Điểm - đường Đặng Thái Thân - đường Lê Huân - đường Ông Ích Khiêm - đường Nguyễn Trãi - cửa Nhà Đồ - đường Lê Duẩn - cầu Dã Viên - đường Bùi Thị Xuân - đường Lê Lợi - cầu Trường Tiền - đường Trần Hưng Đạo và kết thúc tại Nghinh Lương Đình.
![]() |
Diễn ra từ ngày 06 đến 12/7/2023, Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế 2023 có nhiều hoạt động như Lễ rước và tri ân chúa Nguyễn Phúc Khoát; Triển lãm Áo dài trên tem bưu chính; Không gian trưng bày, thao diễn nghề may; Áo dài và dân gian đất Bắc; Áo dài chợ quê; Khiêu vũ với áo dài;...
Tuần lễ hướng đến mục tiêu tôn vinh áo dài Huế, áo dài Việt Nam, góp phần quảng bá văn hóa Huế gắn với quảng bá và xúc tiến du lịch; từng bước triển khai có hiệu quả đề án “Huế - Kinh đô Áo dài”.
Cũng trong dịp này, các cơ quan, ban, ngành của thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên Huế phát động và khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên, tiểu thương và cộng đồng mặc áo dài thông qua các hoạt động cộng đồng, tham quan, trải nghiệm, tham gia các sự kiện.
Phương Anh
Trấn Hải thành là công trình đã chứng kiến trang sử bi thương của Huế trong công cuộc chống giặc ngoại xâm cuối thế kỷ 19.
Vào cung là đến với cuộc sống giàu sang nhung lụa nhưng với phần lớn cung nữ, Tử Cấm thành lại là nơi chôn vùi tuổi xuân của họ.
Nhà rường Huế đã trở thành một di sản vô cùng quý báu của kiến trúc cổ Việt Nam. Tiếp nối kiểu nhà rường của người Việt tại quê cũ Hoan-Ái, cư dân Thuận Hóa với năng khiếu thẩm mỹ sáng tạo, đức tính cần cù và bàn tay khéo léo đã tạo cho nhà rường xứ Huế một bản sắc độc đáo.
Nhà rường Huế đã trở thành một di sản vô cùng quý báu của kiến trúc cổ Việt Nam. Tiếp nối kiểu nhà rường của người Việt tại quê cũ Hoan-Ái, cư dân Thuận Hóa với năng khiếu thẩm mỹ sáng tạo, đức tính cần cù và bàn tay khéo léo đã tạo cho nhà rường xứ Huế một bản sắc độc đáo.
Theo sử sách chép lại, không chỉ có triều vua Trần quy định việc anh - em - cô - cháu trong họ lấy nhau với mục đích không để họ ngoài lọt vào nhằm nhăm nhe ngôi báu, mà thời nhà Nguyễn – triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam cũng xảy ra hiện tượng này.
Gần 150 năm giữ vai trò là kinh đô của cả nước, triều Nguyễn được nhận định là một triều đại quân chủ đặc biệt nhất trong tất cả các triều đại quân chủ ở nước ta. Riêng số lượng sách vở được biên soạn dưới triều này cũng nhiều hơn toàn bộ di sản của các triều đại khác cộng lại.
Từ Dụ Thái Hậu nổi tiếng là một bà hoàng yêu nước thương dân. Tiếc rằng lăng mộ của bà đã bị thời gian và con người hủy hoại...
Du lịch Huế, ngoài thăm quan những địa điểm nổi tiếng như Đại Nội, Chùa Thiên Mụ, hệ thống lăng tẩm của các vua chúa triều Nguyễn,... thì Huế còn sở hữu nhiều điểm đến thú vị mà bạn chưa khám phá hết.
Ở Việt
“Toàn bộ cuốn sách làm bằng bạc mạ vàng, chỉ có 5 tờ (10 trang) nhưng nặng tới 7 ký, xuất hiện vào thời vua Thiệu Trị (1846), có kích cỡ 14×23 cm..."
Gắn liền với một giai thoại từ thời mở làng, trải qua hàng trăm năm, người dân xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế truyền tai nhau những câu chuyện huyền bí về một hòn “đá lạ” ở điện Mẹ Nằm.
Với quyền lực cùng sự tàn nhẫn vô hạn, Ngô Đình Cẩn được mệnh danh là "Bạo chúa miền Trung" trong suốt thời gian Ngô Đình Diệm nắm quyền.
Lăng mộ của chúa Nguyễn Phúc Tần còn được gọi là lăng Chín Chậu, có nhiều nét độc đáo so với lăng mộ các chúa Nguyễn khác.
BAVH - là các chữ viết tắt của bộ tập san bằng tiếng Pháp với nhan đề: “Bulletin des Amis du Vieux Hué” (Tập san của những người bạn Cố đô Huế”. Trước đây tập san này có tên gọi là “Đô thành Hiếu cổ”. Bộ tập san này (sau này người ta gọi là tạp chí) được xuất bản và lưu hành tại Việt
Theo truyền thuyết, ngày xửa ngày xưa, có một vị thần gánh đất để ngăn sông đắp núi. Một hôm vị thần đó đang gánh đất thì bỗng nhiên đòn gánh bị gãy làm hai, nên bây giờ đã để lại hai quả đất khổng lồ khoảng cách nhau hơn một km đó chính là núi Linh thái và núi Túy Vân ngày nay thuộc xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Vua Gia Long vốn không phải là con người hiếu sát. Ngay cả việc đối với họ Trịnh, hai bên đánh nhau ròng rã 45 năm trời, vậy mà khi đã lấy được nước (1802), vẫn đối xử tốt với con cháu họ Trịnh chứ đâu đến cạn tàu ráo máng như với Tây Sơn?
Các hoàng đế nước Việt xưa phần lớn giỏi chữ Hán, biết thơ văn, triều Lý, Trần, Lê, Nguyễn đời nào cũng có các tác phẩm ngự chế quý giá. Nhưng tất cả các tác phẩm ấy đều nằm trong quỹ đạo Nho Giáo, dùng chữ Hán và chữ Nôm để diễn đạt cảm xúc về tư tưởng của mình.
Trái với sự nổi tiếng của lăng mộ các vua nhà Nguyễn, lăng mộ 9 chúa Nguyễn ở Huế không được nhiều người biết đến...
Nhắc đến vua Minh Mạng, người đời nghĩ đến ngay hình ảnh của một quân vương nổi tiếng quyết đoán và giai thoại về năng lực giường chiếu phi thường.
Chiều 3/10, chiếc xe kéo của Hoàng thái hậu Từ Minh, mẹ vua Thành Thái chính thức được chuyển vào Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp để chuẩn bị đưa về Việt Nam.