Chỉ cần nhìn làn da bất chấp tuổi tác của những người phụ nữ trong gia đình này, bạn sẽ thấy bí quyết làm đẹp từ hoàng cung mà họ được truyền lại qua mấy đời thực sự diệu kỳ đến thế nào. Đó là bí mật để làm ra những viên phấn nụ, dưới công thức của các ngự y triều Nguyễn, chỉ dành cho những giai nhân ở chốn cấm cung.
Những viên phấn mang hình hài nụ hoa được tạo ra từ tinh hoa của đất trời chính là bí mật làm đẹp của các giai nhân đã đi vào sử sách Việt Nam: thái hậu Từ Dũ, Nam Phương hoàng hậu, thứ phi Mộng Điệp…
Mọi công thức chế biến mỹ phẩm hoàng cung luôn được giữ kín, từ cách pha chế cho đến tô vẽ sao cho gương mặt đẹp nhất. Mỗi loại mỹ phẩm được giao cho một thị nữ tin cẩn phụ trách pha chế, sản xuất và truyền từ đời này sang đời khác. Vì vậy, rất nhiều bí mật đã theo các cung nữ ra đi. Thật may mắn khi có một loại mỹ phẩm hoàng cung đã được truyền đến tận hôm nay nhờ biến cố lịch sử, khi triều đại nhà Nguyễn cáo chung, các cung nữ được về lại với đời thường. Đó là phấn nụ - loại “phấn Annam” khiến nhiều phụ nữ nước ngoài phải tò mò tìm mua cho bằng được vì nghe truyền miệng về bí mật làm đẹp của nhiều giai nhân triều Nguyễn. Cung nữ giữ bí mật làm phấn nụ tiếp tục làm ra loại mỹ phẩm này để bán. Sau này, bà truyền lại cho con gái là Trần Thị Thiểu (còn gọi là bà Hường, theo tên chồng). Bà Hường lại tiếp tục truyền cho hai cô con gái là Trần Thị Tùng và Trần Thị Phương. Bà Tùng nay đã ở tuổi 80 và sống ở Mỹ cùng con cháu. Vì vậy, truyền nhân hiện tại giữ bí quyết tiếp tục làm ra loại mỹ phẩm quý giá này chính là bà Trần Thị Phương và cô con gái của bà: Nguyễn Phương Khanh sẽ là thế hệ tiếp nối. Phương Khanh đã mang đến cho loại phấn vốn chỉ là bí mật truyền miệng này hơi thở của nhịp sống hiện đại khi chuẩn bị những bước quan trọng để Phấn nụ Hoàng Cung trở thành thương hiệu mỹ phẩm quốc gia, như người Nhật tự hào với Shiseido, người Hàn tự hào với Ohui, Whoo hay Sulwhasoo…
Nhìn những gì họ đang làm và gìn giữ mới thấy, để có được những viên phấn nụ, không đơn giản chút nào. Đó là sự kết hợp của cao lanh hảo hạng và hơn mười vị thuốc Bắc, hòa trộn cùng nước mưa Huế và trải qua các công đoạn ủ sương, phơi nắng cho âm dương hài hòa. Mỗi lần làm phấn, bà Phương và cô con gái đã được làm quen với công việc này từ năm sáu tuổi đều phải về Huế, ở trong phủ của gia đình từ một đến ba tháng, tập trung toàn bộ sức lực và tâm huyết không khác gì những ngày đầu được giao trọng trách này, cũng như giữ một lời thề. Chỉ có những hạt mưa dầm xứ Huế, được hứng từ trời và lắng lại cho trong; chỉ có nguồn thảo dược do những gia đình trước đây được hoàng cung giao nhiệm vụ trồng trọt để cung cấp làm phấn nụ, vẫn được truyền lại qua mấy đời cho đến hôm nay; và chỉ có khí hậu của xứ Huế mới đảm bảo những yêu cầu để làm ra loại phấn không thay đổi về chất lượng hàng trăm năm qua.
Chính vì những điều này mà Phấn nụ Hoàng Cung không đơn thuần là loại mỹ phẩm dưỡng da hay trang điểm mà còn là viên phấn đi cùng lịch sử, mang theo tinh hoa làm đẹp của một triều đại phong kiến.
Theo dep.com.vn
Chiều 15/3, Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế và Hội nhiếp ảnh TP Hồ Chí Minh đã phối hợp tổ chức Liên hoan ảnh nghệ thuật với chủ đề "Sắc xuân ba miền".
Chiều ngày 14/3, tại trụ sở UBND tỉnh, Ban Tổ chức Festival Huế 2024 và Tổng Công ty hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines đã ký kết hợp đồng tài trợ Festival Huế 2024 với tổng giá trị 1,2 tỷ đồng.
Thường trực HĐND tỉnh vừa thông báo sẽ tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ 16, HĐND tỉnh khóa VII, nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Sáng ngày 11/3, Liên hiệp các Hội VHNT và Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo nhân kỉ niệm 150 năm ngày sinh danh nhân văn hoá, hoạ sĩ Lê Văn Miến.
Ban tổ chức Festival Huế 2024 vừa công bố poster chính thức của Festival Huế 2024.
Sáng ngày 09/3/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Đài Truyền hình Việt Nam và các tổ chức liên quan tổ chức Giải chạy dành cho học sinh – sinh viên “S-Race 2024”.
Chiều 7/3, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi hhọp báo thường kỳ quý I năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình chủ trì cuộc họp.
Sáng ngày 07/3, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức gặp mặt, trao tặng danh hiệu “Công dân danh dự tỉnh Thừa Thiên Huế” cho Bà Andrea Teufel, Trưởng Đại diện Hội Bảo tồn Di sản Văn hóa Đức và Bà Kazuyo Watanabe, Chủ tịch Liên đoàn Chăm sóc Trẻ em châu Á - Nhật Bản.
Ngày 06/3, UBND huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ phát động Cuộc thi sáng tác ảnh nghệ thuật “Nét đẹp Quảng Điền qua ảnh” lần thứ II năm 2024 nhằm giao lưu, giới thiệu nét đẹp văn hóa đặc trưng của huyện Quảng Điền, vùng đất có nhiều di tích lịch sử, danh thắng của Thừa Thiên Huế.
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành kế hoạch số 106/KH-UBND về việc tổ chức Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế năm 2024.
Nhằm hướng đến kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), 49 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975 - 26/3/2024), sáng 03/3 tại bãi biển Hải Dương, xã Hải Dương, thành phố Huế, Ban Thường vụ Thành Đoàn tổ chức Lễ khởi động Tháng Thanh niên năm 2024.
Để đạt được mục tiêu sớm đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, thời gian qua, Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều giải pháp, tập trung tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông nhằm quy hoạch tốt không gian đô thị và đầu tư kết cấu hạ tầng đạt chuẩn thành phố trực thuộc Trung ương.
Đó là yêu cầu của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương tại phiên họp UBND thường kỳ tháng 02/2024 vào chiều ngày 29/2. Tham dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, lãnh đạo các sở, ban, ngành và địa phương.
Chiều 28/2, tại Công viên Trịnh Công Sơn – TP Huế, Ủy ban nhân dân thành phố Huế tổ chức lễ khánh thành tượng nghệ thuật cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và chương trình nghệ thuật biểu diễn nhạc Trịnh Công Sơn với chủ đề “Chiều trên quê hương tôi”.
Sáng ngày 26/2, tại Trung tâm văn hóa – điện ảnh tỉnh, UBND thành phố Huế tổ chức lễ giao nhận quân năm 2024.
Tối ngày 24/2 ( Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại không gian Phủ Nội Vụ, Đại Nội Huế, Ban Tổ chức Festival Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình Ngày hội Thơ Huế với chủ đề " Hương sắc mùa xuân".
Tối 23/2, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp với Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình Thơ Nguyên Tiêu xuân Giáp Thìn 2024 với chủ đề "Bản hòa âm đất nước".
Sáng 23/2 (nhằm ngày 14 Tháng Giêng năm Giáp Thìn), đoàn văn nghệ sĩ Huế do nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, nhà thơ Lê Tấn Quỳnh - Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và nhà thơ Lê Vĩnh Thái - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương dẫn đầu cùng nhiều nhà văn, nhà thơ Huế đã dâng những nén hương tưởng nhớ các thi nhân, thi sĩ đã khuất.
Việc tổ chức lấy ý kiến cử tri về Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ được tổ chức đến hết ngày 02/3/2024.