Phải từ bỏ sự thoả hiệp

14:39 25/05/2009
TRẦN THUỲ MAI            (Đọc Uẩn khúc, tiểu thuyết của Hoàng Văn Bàng, NXB Thuận Hoá 2002)Câu chuyện xảy ra ở một vùng quê không xa lắm, với một tầm mức tai hại không lớn, gây một ảnh hưởng mới xem qua tưởng chừng không đáng kể. Một ông trưởng phòng ở huyện tham ô vài chục triệu thì đã thấm gì so với những câu chuyện động trời hàng ngày trên các báo, mà thủ phạm mang những chức tước lớn lao hơn, với những số tiền khổng lồ tới hàng nghìn tỉ!

Nhưng tầm sâu và độ rung của hiện thực trong tiểu thuyết này không phải vì thế mà giảm đi. Bởi vì ngòi bút trong tay tác giả không nhằm tới việc phản ánh một sự kiện thời sự trong dòng cuộc sống xã hội đương thời. Ngòi bút của tác giả như một con dao trủy thủ, nhỏ nhưng sắc bén, xoáy sâu vào "uẩn khúc" của lòng người, tìm cho đến chỗ thẳm sâu nơi cội nguồn của cái ác.

Số tiền tham ô mà ông Nguyễn Thanh Đấu nuốt trọn từ đâu mà có? Đấy là tiền xoá đói giảm nghèo mà nhà nước rót về cho dân nghèo xã Trung. Số tiền lẽ ra có thể giúp người dân vượt qua cảnh nghèo khó, thì lại dùng để "tăng giàu". Đây nhất định chỉ là một trong muôn ngàn "trò ảo thuật" của ông Đấu, bởi chỉ cần giữ chức trưởng phòng Thương binh Xã hội của một huyện cũng đủ để cho ông Đấu đạt đến một cơ ngơi giàu có: "Cửa vào bằng sắt nặng đến gần một tấn, lúc mở đóng phải đẩy chạy trên đường ray. Chuông điện đính trên trụ cổng ngang tầm người đứng. Đó là cái cổng sau. Khách quen thường đến nhà ông bằng cổng sau ấy. Cửa vào nhà qua hai lớp, lớp ngoài bằng sắt xếp gấp, lớp trong bằng kính".

Trên đất nước này có bao nhiêu ông trưởng phòng như Nguyễn Thanh Đấu?

Để đạt được sự giàu có ấy, ông Đấu phải có một bản lĩnh và cách sống đầy thủ đoạn. Chính đây là nơi ngòi bút của Hoàng Văn Bàng tập trung hết sự sắc sảo để thể hiện tính cách của một dạng người. Dạng người ấy ta vẫn gặp nhưng không nhận ra, bởi chúng mang khuôn mặt nguỵ trang. Bằng kinh nghiệm sống dày dặn, bằng sự quan sát sắc bén, Hoàng Văn Bàng lột tả hết khuôn mặt thật được che giấu của nhân vật: y rất thông minh, khôn khéo, nhưng trí thông minh của y được vận dụng để ăn chận từ món tiền một bữa nhậu, nuốt trộng món quà của một người cầu cạnh mà chẳng phải giúp gì người ta; trút trách nhiệm cho kẻ khác, mặc tình ăn ốc cho người đổ vỏ, giăng bẫy mỹ nhân kế với người có chức quyền cao hơn, để thao túng, trục lợi cho mình; bỏ bao nhiêu tâm can trí não dụ cho cả nông trường đi xem một chương trình văn nghệ tạp nham, chỉ để đạt đến mục đích: tạo điều kiện để ve vãn cưỡng hiếp người đàn bà mà y đang thèm muốn.

Đọc những dòng đặc tả tính cách Nguyễn Thanh Đấu, ta không khỏi rùng mình nghĩ đến những trang đặc tả nhân vật Frôlô, con quỷ dâm ác và xảo trá núp dưới bộ áo linh mục trong Nhà Thờ Đức Bà ở Paris...

Cũng như Frôlô và nhiều nhân vật điển hình cho cái ác trong văn học, Nguyễn Thanh Đấu là hình ảnh của sự xảo trá ranh ma và bản chất ích kỷ chiếm đoạt. Nét riêng của nhân vật Đấu là, hình thành trong khung cảnh chật hẹp bé nhỏ của nông thôn, y còn có thêm tính cách bần tiện bủn xỉn. Tính cách ấy được che giấu khéo léo dưới tấm áo cán bộ nhà nước nên lại làm phát sinh thêm tình huống mâu thuẫn đầy chất bi hài kịch; sự thấp hèn khoác áo cao cả, tâm địa nhỏ nhen độc ác được giấu che sau vẻ nghiêm túc, vị tha.

Chỉ ai từng là nạn nhân của Đấu, mới hiểu hết bản chất của y. Nhưng không ai ngăn cản được con đường hanh thông của Đấu, bởi chính sự hèn nhát của những kẻ chung quanh; một ông Thụ từng thân bại danh liệt dưới tay Đấu nhưng không dám phản kháng; một cô Miên xinh đẹp, ghê sợ sự phóng đãng của Đấu nhưng vẫn chơi trò "đem mỡ nhử mèo" bởi không muốn mất việc làm; Và cả Quân, chồng Miên, tuy cảnh giác nhưng vẫn có ý dùng vẻ hấp dẫn của vợ mình như một "con dao mỹ nhân"... Điều mà tác giả muốn nói lên là: cái ác tồn tại được bởi có sự thoả hiệp tầm thường của những người trong cuộc, họ không dám đứng lên tố cáo vì dù sao, họ phải duy trì sự sống bé mọn của mình, một đồng lương, một chỗ làm đủ cho họ tự nguyện trở thành nạn nhân, và mãi mãi kẻ gian tà vẫn luôn luôn thắng thế.

Cuối cùng, ở đỉnh điểm cao trào câu chuyện, độc giả mới được hả hê khi thấy Quân từ bỏ thái độ thỏa hiệp. Anh chĩa súng vào Nguyễn Thanh Đấu, giữa lúc y đang thực hiện dục vọng dâm ô của mình. Tên Đấu giờ đây phải đành vứt bỏ bộ mặt uy nghi để "ngồi chò hỏ chắp tay vái lạy", tuy thế vẫn không quên dùng ba tấc lưỡi xảo trá để tiếp tục cái luận điệu "vị tha"... mong thoát nguy trong đường tơ kẻ tóc.

Giả như lúc đó Quân không về kịp? Và chắc gì bản cung khai tội lỗi mà Quân bắt tên Đấu viết ra dưới sự đe dọa của cây súng trong tay đã được công nhận? Nếu diễn tiến câu truyện diễn ra chệch đi một chút thôi, có lẽ Đấu vẫn tiếp tục thắng lợi trên hành trình của cái ác!

Nguyễn Thanh Đấu cuối cùng đã phải quỳ xuống, hình ảnh đó làm hả lòng người đọc đang ghê tởm và căm giận. Nhưng y phải quỳ xuống chỉ vì sự sơ suất tình cờ của chính y, chứ chưa phải là từ tính tất yếu của lôgích câu truyện và lôgích cuộc sống.

Nếu sự tình cờ không xảy ra?
Gấp sách lại rồi, lòng ta vẫn còn chia xẻ nỗi âu lo cùng tác giả.

Huế, 16-5-03
T.T.M
(173/07-03)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Trên tạp chí Kiến thức ngày nay số 839 ra ngày 01-12-2013 có đăng  bài Kỷ niệm về một bài thơ & một câu hỏi chưa lời giải đáp của Nguyễn Cẩm Xuyên. Vấn đề nêu lên rất thú vị: đó là cách hiểu chữ giá trong bài thơ Cảnh nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bài thơ này trong nguyên văn chữ Nôm không có tên gọi. Những người soạn giáo khoa đã căn cứ vào nội dung đặt tên cho bài thơ là Cảnh nhàn và đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường trước đây.

  • Ký ức về những tháng ngày mải miết hành quân trên đất Campuchia, những phút giây nén lòng nhớ về quê hương, gia đình… vẫn chưa bao giờ nhạt phai trong tâm thức những người cựu chiến binh Đoàn 367 đặc công-biệt động trong kháng chiến chống Mỹ năm xưa.

  • LÊ VIỄN PHƯƠNG

    (Nhân đọc Thơ Việt Nam hiện đại, tiến trình & hiện tượng của Nguyễn Đăng Điệp, Nxb. Văn học, 2014)

  • Cuốn Minh triết Việt trong văn minh Đông phương của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh nhằm mục đích góp phần làm sáng tỏ cội nguồn văn hiến của dân tộc Việt qua sự phân tích những di sản văn hóa truyền thống bằng các phương pháp mang tính khoa học.

  • 17 chân dung các nhà học thuật Việt Nam thế kỷ 19 và 20 qua các tiểu luận nghiên cứu ẩn dưới dạng thức tùy bút của  Đỗ Lai Thúy đủ sức vẫy vào nhận thức người đọc hôm nay những vỡ lẽ mới.

  • Giáo sư hy vọng độc giả cũng cảm thấy như mình khi đọc "Lòng người mênh mang" bởi các trang viết chứa đựng những sự thật không thể chối cãi.

  • Tác giả Phạm Xuân Hiếu sử dụng vốn sống, kiến thức về văn hóa, cổ vật khi viết những truyện ngắn trong sách "Cây đèn gia bảo".

  • LÊ HUỲNH LÂM  

    Có một bạn trẻ hỏi rằng: làm thế nào để viết thật hay? Tôi nói như phản xạ, trước hết tác giả phải có đời sống văn chương.

  • NGỌC THANH 

    Có một nhà thơ, nhà hoạt động cách mạng đầy nhân cách đi ra từ Huế song rất ít người ở Huế biết tới, đó là Trần Hoài Quang - nguyên Trung đoàn phó và chính trị viên Trung đoàn Nguyễn Thiện Thuật (E95), nguyên Phó ban Tuyên huấn Thừa Thiên, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang và Bí thư Tỉnh ủy Hà Tuyên… Ông hiện có một người con trai đang ở Huế.

  • “Như vậy đó, hiện đại và hoang sơ, bí ẩn và cởi mở, giàu có và khó nghèo chen lẫn, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện lên trước mắt ta, ngồn ngộn sức sống”. Nhà báo, nhà văn Phan Quang đã thốt lên như vậy cách đây gần 40 năm, khi ông lần đầu đặt chân đến vùng đồng bằng châu thổ. Những điều ông viết về ĐBSCL ngày ấy - bây giờ còn tươi mới tính thời sự, lan tỏa và trường tồn với thời gian.

  • ĐẶNG HUY GIANG

    Thói quen, nói cho cùng, là sản phẩm của quá khứ, là những gì lặp đi lặp lại, không dễ từ bỏ.

  • Hơn cả một nhà văn, Tô Hoài đã, đang và sẽ luôn là người bạn đường thân thiết của độc giả thuộc mọi lứa tuổi...

  • BÍCH THU
    (Đọc Tô Hoài - Đời văn và tác phẩm của Hà Minh Đức, Nxb Văn học, 2007)

    Tô Hoài - Đời văn và tác phẩm của Hà Minh Đức là cuốn sách tập hợp những ghi chép và nghiên cứu về nhà văn Tô Hoài, một tác gia lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Đây là cuốn sách đầu tiên kết hợp hai phương diện ghi chép và nghiên cứu, góp một cách tiếp cận đa chiều và cập nhật về con người và sự nghiệp của nhà văn.

  • Tô Hoài, trong hơn 60 năm viết, thuộc số người hiếm hoi có khả năng thâm nhập rất nhanh và rất sâu vào những vùng đất mới. Đây là kết quả sự hô ứng, sự hội nhập đến từ hai phía: phía chuẩn bị chủ quan của người viết và phía yêu cầu khách quan của công chúng, của cách mạng.

  • Phát hành tập thơ "Khi chúng ta già" sau scandal với Phạm Hồng Phước, tác giả Nguyễn Thị Việt Hà khẳng định thơ mình không cần ăn theo sự kiện gì.

  • Tác giả Tử Đinh Hương thực hiện bộ sách "Biểu tượng" với mong muốn khám phá, lưu giữ và khuyến khích trẻ nhỏ quan tâm hơn đến thế giới xung quanh.

  • Sách được các sư cô Thiền viện Viên Chiếu lược dịch, biên soạn từ nhiều nguồn tư liệu, chủ yếu là tư liệu chữ Hán, tiếng Anh, giúp người đọc hiểu thêm con đường tu tập của pháp sư Huyền Trang.

  • Soạn tâm thế an nhiên khi bước vào tuổi già, nhẹ nhàng đón đợi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống... là điều mà trang viết của vị bác sĩ mê văn thơ đem đến cho độc giả.

  • Phó giáo sư Đỗ Lai Thúy thông qua cuốn sách "Vẫy vào vô tận" đã giới thiệu 17 chân dung các nhà văn hóa, nhà nghiên cứu có đóng góp cho con đường học thuật và tư tưởng của đất nước.

  • BỬU NAM

    Nguyễn Quang Lập - Trần Thùy Mai - Ngô Minh - Phạm Tấn Hầu - Nguyễn Quang Vinh - Hoàng Thị Duyên(*)