“Ok (đồng ý) hay không thì mày nhớ confirm (xác nhận) cho người ta nha”; “giao đứa nào set up (sắp xếp) vụ này ngay và luôn đi chứ hứa rồi bỏ đó không hà”; “go now (đi ngay), mà free (miễn phí) thiệt hả?”; “nay được ở nhà full (cả) ngày”… Đó là vài trong số những câu Tây không ra Tây, ta chẳng ra ta mà giới trẻ Việt đang sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.
Những câu từ nửa Tây nửa ta đầy rẫy trên mạng xã hội và trong cuộc sống
Nửa Tây nửa ta
Vừa bước vào khu vui chơi trẻ em trong một trung tâm thương mại tại quận 11 (TPHCM), mẹ con chị Nguyễn Thanh Mai (quê Vĩnh Long) được nhóm nhân viên niềm nở giới thiệu: “T.N. xin chào! Để các bé có một mùa hè thật bổ ích, ngoài các chương trình training kỹ năng sống, hiện T.N. còn có thêm chương trình Hello Summer với nhiều trò chơi hấp dẫn. Các bé có nhu cầu tham dự Hello Summer, mời phụ huynh đưa cháu qua bên kia check in…”. Nhân viên liên tục sử dụng tiếng Anh để giao tiếp với phụ huynh khiến chị Mai vô cùng lúng túng.
Chị Mai tâm sự: “Tui lên thành phố có việc nên tiện thể đưa tụi nhỏ vào khu vui chơi cho biết. Thiệt tình, tìm được khu vui chơi đã khó mà mấy cô cậu nhân viên trẻ hướng dẫn ưa dùng tiếng nước ngoài làm tui đổ mồ hôi hột. Tính hỏi lại mà mắc cỡ nên má con tui đi tới đi lui hoài, mãi hồi sau có người thấy vậy nên kêu tui ra cổng phía trước đóng tiền rồi chỉ chỗ này chỗ kia. Giá mà nhân viên hướng dẫn bằng tiếng Việt thì tui đâu phải lúng túng đến vậy”. Trường hợp của chị Mai không hiếm, bởi ngày nay, sự pha tạp giữa tiếng nước ngoài với tiếng Việt được sử dụng ở nhiều nơi, trong nhiều ngành nghề, đặc biệt là giới học sinh, sinh viên hoặc giới trẻ làm văn phòng.
Nếu để ý sẽ thấy, trên các trang mạng xã hội và trong đời sống thường nhật, giới trẻ sử dụng ngôn ngữ nửa Anh nửa Việt trong mọi tình huống. Từ các cuộc trò chuyện phiếm, bình luận vô thưởng vô phạt đến những cuộc trao đổi mang tính chất công việc, người trẻ đều sử dụng ngôn ngữ xen cài một cách rất tự phát. Đặc biệt, trong những năm gần đây, mỗi khi có dòng trạng thái đăng tin buồn về sự ra đi của ai đó, ngay bên dưới phần bình luận xuất hiện các dòng chữ R.I.P mà người trẻ dùng để chia buồn. Với văn hóa người Việt, không ít người cho rằng, dòng chữ gọn lỏn ấy như một sự chia buồn gượng ép, vô cảm. “Không ai ép ai phải chia buồn và nếu có tâm thì hãy chia buồn một cách thiện chí, đừng vì trào lưu mà buông từ “R.I.P”. Nó hoàn toàn không phù hợp với văn hóa người Việt”, chị Thu Hương (ngụ quận 2) bày tỏ quan điểm.
Ngoài ra, ngôn ngữ pha tạp cũng rất phổ biến trong cộng đồng người trẻ khởi nghiệp. Vẫn biết trong quá trình khởi nghiệp, các bạn trẻ phải tiếp cận kiến thức từ nhiều nguồn, nên họ “cài” ngôn ngữ nước ngoài vào trong câu chuyện như một thói quen. Thế nhưng, chính sự pha tạp ngôn ngữ đang làm tiếng Việt dần bị méo mó, biến dạng và chức năng truyền đạt thông tin thiếu tính chuẩn xác.
Tiên trách kỷ hậu trách nhân
Pha tạp ngôn ngữ một phần vì quen miệng nhưng cũng không ít người cố tình xen cài tiếng nước ngoài vào ngôn ngữ mẹ đẻ để “ra oai” về trình độ ngoại ngữ của mình. Không ít diễn đàn từng lên tiếng phản đối tình trạng pha tạp ngôn ngữ và nhận được những phản ứng gay gắt hơn từ phía trẻ. Trương Thị Hà My (21 tuổi, ngụ huyện Nhà Bè), phản ứng: “Nhiều người cho rằng người trẻ chúng tôi nói tiếng mẹ đẻ chưa rành rẽ nhưng học đòi nói nửa tiếng Tây nửa tiếng ta, nghe chẳng giống ai. Vậy sao trên đài truyền hình, trên báo, trong sách, người ta cũng sử dụng đầy đó thôi, sao không ai phản đối?”.
Quả thực, ngôn ngữ pha tạp không mới, từ hàng chục năm trước đã trở thành trào lưu mà có lẽ khởi xướng từ những bài hát trên thị trường nhạc trẻ Việt. Thời điểm khởi đầu, giới trẻ ngây ngất với ca từ nửa Tây nửa ta ở Nụ hôn bất ngờ của Mỹ Tâm, Tình bạn của Phương Uyên, Please tell me why của Bảo Thi hay mới đây, bài hát Chạm đáy nỗi đau của Mr Siro còn có tận 3 ngôn ngữ, trong đó gồm tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Hàn Quốc. Thậm chí, không ít nghệ sĩ chạy theo trào lưu ấy mà pha tạp ngay cả nghệ danh của mình, nào là Noo Phước Thịnh, Angela Phương Trinh, Elly Trần, Only C… Kiểu câu từ “nửa nạc nửa mỡ” ấy được giới trẻ tiếp nhận và ngày càng phát triển, lan rộng nên không chỉ trong lĩnh vực nghệ thuật mà hiện trở nên phổ biến trong đời sống hàng ngày.
Cũng không phải nói đâu xa, pha tạp ngôn ngữ còn xuất hiện đầy rẫy trên truyền thông ở nước nhà. Trên đài truyền hình, báo, người ta mặc nhiên sử dụng từ MC (Master of Ceremonies) thay cho từ người dẫn chương trình; idol thay cho thần tượng; những hot boy, hot girl, hot mom… Hay chỉ cần bước ra đường phố, đập vào mắt người nhìn là những bảng hiệu nửa chữ nước ngoài, nửa chữ Việt, những hotline thay vì đường dây nóng, nhưng vẫn yên vị bao năm nay…
Đặc tính của giới trẻ là sự tiếp thu và bắt chước bất kể điều gì, dù có thể hay, có thể không, họ cũng không mấy quan tâm đến việc đúng, sai, có nghĩa hay vô nghĩa, chỉ cần vui vui, lạ lạ là được. Trong khi đó, nước ta đang hội nhập nên cũng khó tránh khỏi việc giới trẻ sử dụng nhiều ngoại ngữ trong cuộc sống. Tuy nhiên, để ngôn ngữ trở thành phương tiện giao tiếp hiệu quả nhất, tránh gây hiểu lầm, người dùng nên xác định rõ khi nào nói tiếng Việt thì nên nói trọn vẹn, khi nào sử dụng tiếng nước ngoài thì cũng cố gắng cho lưu loát, tránh việc pha tạp các ngôn ngữ, nghe không lọt tai và làm mất bản sắc tiếng Việt.
Theo Khánh Ly - SGGP
Hoạt động đấu giá nghệ thuật ở Việt Nam mới đang ở buổi bình minh. Buổi đấu giá nghệ thuật chính thức đầu tiên được tổ chức cách đây chưa đầy hai năm bởi Công ty Cổ phần Bán đấu giá Lạc Việt tại Hà Nội hồi tháng 5/2016.
Nhiều biểu hiện cho thấy nhận thức của xã hội đối với sở hữu trí tuệ còn hạn chế. Người dân chưa hình thành ý thức tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ; chủ sở hữu chưa chủ động thực hiện việc bảo vệ quyền và tài sản của mình mà vẫn mang nặng tâm lý trông chờ, ỷ lại.
Tăng mức giảm giá sách lên tới 80% và không hạn chế số lượng ngày được giảm giá trong năm là những kiến nghị mà Hội Xuất bản VN vừa gửi lên Bộ Công thương.
Trong bối cảnh hiện nay ở nước ta, lễ hội nói chung và lễ hội dân gian nói riêng là những sản phẩm tinh thần đặc biệt, đáp ứng nhu cầu văn hóa của mọi tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, theo PGS.TS Trương Quốc Bình - Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, bên cạnh những hiệu quả, những năm qua việc tổ chức và hoạt động lễ hội bộc lộ không ít những tồn tại, bất cập.
Cho rằng lễ Vu lan dần trở nên vững bền, sâu sắc hơn trong văn hóa Việt, tuy nhiên nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ trao đổi với Tiền Phong rằng cần xem lại nếu các nghi lễ đó quá trọng hình thức, tổ chức tràn lan theo phong trào.
Sau 9 ngày diễn ra sôi nổi, Cuộc thi tài năng trẻ diễn viên sân khấu Tuồng, Chèo chuyên nghiệp toàn quốc 2017 vừa chính thức bế mạc bằng lễ trao giải, tại Thanh Hóa. Theo đó, BTC đã trao 23 HCV, 20 HCB và 2 giải diễn viên trẻ triển vọng là Dương Thị Mai Linh (Nhà hát Chèo Nam Định), Nguyễn Đoàn Thiên Sinh (Nhà hát Chèo Ninh Bình).
Bản quyền, quyền tác giả, thẩm định thật giả đối với tác phẩm nghệ thuật… lại là vấn đề nóng trong dư luận những ngày qua.
“Đã qua rồi cái thời ca sĩ phải lệ thuộc quá nhiều vào ngoại hình và kể cả danh xưng. Nhiều giọng ca nổi tiếng, trụ được lại đến giờ ở ta, thử hỏi mấy ai mạnh về sắc vóc. Cuối cùng thì thời gian vẫn luôn đưa ra câu trả lời công tâm nhất cho những chân giá trị” - NSƯT Tấn Minh - Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long chia sẻ, trước đêm nhạc “Danh ca Việt Nam” tôn vinh 4 giọng ca nam thuộc 4 dòng nhạc (diễn ra tối 16.7, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội).
Theo một số chuyên gia văn hóa, cần xem xét lễ hội chọi trâu dưới nhiều góc độ: văn hóa, du lịch, kinh tế... để có cách ứng xử hợp lý.
Hơn 90% người đến tham dự buổi nói chuyện “Chế ngự khủng hoảng tuổi thành niên” là thanh niên. Theo Ths Tâm lý học Nguyễn Lan Anh: đó là tín hiệu đáng mừng!
Việt Nam có nguồn lực văn hóa dồi dào, với các di sản vật thể và phi vật thể đa dạng. Nếu có chính sách hợp lý, chúng ta có thể đưa văn hóa trở thành động lực cho sự phát triển hài hòa và bền vững.
"Chúng ta được hứa hẹn về một xã hội hoàn hảo, nhưng rồi chỉ nhận lại những trò chơi khăm, tin tức giả và một sự sụp đổ rõ ràng của sự lịch thiệp." Đó là một trong những nhận định thú vị được nêu ra tại bài viết của cây bút Josh Quittner, Giám đốc biên tập của trang tin Flipboard.
Suốt hơn 2 tháng qua, chuyện cấp phép biểu diễn ca khúc là đề tài nóng của công luận. Đặc biệt hơn sau sự việc Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) mới đây cập nhật danh sách hơn 300 bài hát thuộc diện được phổ biến rộng rãi, trong đó có nhiều ca khúc cách mạng đã thành giai điệu nằm lòng của nhiều thế hệ khán giả, thì câu chuyện quản lý cấp phép đã làm “nóng” cả hành lang nghị trường.
Việc làm của Cục Nghệ thuật biểu diễn tạo ra bức xúc không đáng, làm tổn thương dư luận - đại biểu Quốc hội Phan Viết Lượng nhận định.
HẠ NGUYÊN
Câu chuyện dưới đây không hề là của trí tưởng tượng của bất kỳ cây bút hậu hiện đại nào bởi vì nó có thực.
Cộng đồng mạng đang dấy lên làn sóng tranh luận về văn hóa thưởng thức nghệ thuật - giải trí của khán giả, khi gần đây liên tục nhiều nghệ sĩ bị ném đồ vật lên sân khấu trong lúc đang biểu diễn.
Thời gian qua, vụ việc nữ sinh Phương Anh, học sinh trường THPT Phan Bội Châu (TP. Vinh, Nghệ An) tố cáo giám thị chép bài đưa cho thí sinh trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh đã thu hút sự quan tâm của dư luận.
Cơ quan nọ mời một tiến sĩ đến nói chuyện với cán bộ, công chức, viên chức nhằm góp phần nâng cao nghiêp vụ. Đó là người nổi tiếng trong một lĩnh vực, được rất nhiều nơi mời lên lớp, diễn thuyết.
Băn khoăn quanh việc 5 ca khúc sáng tác trước 1975 bị cấm lưu hành còn chưa có hồi kết, thì vừa mới đây dư luận lại thêm một lần ngạc nhiên đến… không tin nổi vì ca khúc “Nối vòng tay lớn” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lâu nay chưa được cấp phép phổ biến. Sự ngạc nhiên ấy hoàn toàn có cơ sở bởi ca khúc này hiện đang được sử dụng trong chương trình SGK môn Âm nhạc lớp 9 - bậc THCS. Và khi dư luận ồn ào thì ca khúc lại được cấp phép biểu diễn.
Nhà văn Bùi Anh Tấn nổi tiếng hiền lành, ai nói gì ông thường cười cho qua. Thế nhưng mới đây, tác giả Một thế giới không có đàn bà đã tỏ rõ sự bực bội vì chuyện nhuận bút.