Ông Vương Đình Huệ được bầu làm Chủ tịch Quốc hội

10:45 05/04/2021

Ông Vương Đình Huệ là Bí thư Thành ủy Hà Nội thứ hai được bầu làm Chủ tịch QH, sau Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Sáng 31.3, Quốc hội đã thông qua nghị quyết bầu ông Vương Đình Huệ làm Chủ tịch QH khóa XIV, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, với 100% đại biểu (473/473 có mặt) tán thành.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tuyên thệ nhậm chức

Theo thông tin của Thanh Niên, kết quả bỏ phiếu kín trước đó của các đại biểu (ĐB) Quốc hội (QH) cho thấy trong số 475 phiếu hợp lệ (1 phiếu không hợp lệ), có 470 ĐB bầu, 5 ĐB không bầu cho ông Huệ.

Ngay sau khi nghị quyết được thông qua, tân Chủ tịch QH Vương Đình Huệ đã tuyên thệ nhậm chức. “Dưới cờ đỏ sao vàng thiêng liêng, trước QH, trước đồng bào cử tri cả nước, tôi, Chủ tịch QH nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó”, ông Huệ tuyên thệ.

Ông Huệ là Bí thư Thành ủy Hà Nội thứ hai được bầu làm Chủ tịch QH, sau Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

“Vì mục tiêu tối thượng phụng sự lợi ích của quốc gia”

Phát biểu sau lễ tuyên thệ, ông Vương Đình Huệ trân trọng cảm ơn QH đã tín nhiệm bầu mình. “Đây là vinh dự vô cùng to lớn, đồng thời cũng là trách nhiệm rất nặng nề đối với cá nhân tôi”, tân Chủ tịch QH nói.

Ông Huệ nhấn mạnh, kỳ họp lần này là kỳ họp cuối cùng của QH khóa XIV, diễn ra trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và chuẩn bị cho cuộc bầu cử ĐB QH khóa XV, ĐB HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Vì vậy, cần đồng thời thực hiện 2 nhiệm vụ, vừa đảm bảo tính liên tục trong hoạt động của QH, vừa tổ chức thành công bầu cử trên phạm vi cả nước.

Ông Huệ hứa, với cương vị Chủ tịch QH, sẽ đem hết sức mình, cùng tập thể Ủy ban Thường vụ QH, các cơ quan của QH, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ QH và các vị ĐBQH kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp và thành tựu to lớn của QH qua các thời kỳ, tiếp tục đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của QH, vì mục tiêu tối thượng phụng sự lợi ích của quốc gia, dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Là Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, ông Huệ cũng hứa sẽ cùng các thành viên trong hội đồng thực hiện nghiêm túc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định; tổ chức thành công cuộc bầu cử nhằm bầu ra những ĐB tiêu biểu, xứng đáng, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân trong QH và HĐND các cấp trong nhiệm kỳ mới.

“Nhiệm kỳ QH khóa XIV sắp khép lại cùng nhiều kết quả to lớn trên cả 3 phương diện: lập pháp, giám sát tối cao và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, để lại nhiều dấu ấn và tình cảm tốt đẹp trong lòng nhân dân và cử tri cả nước. Có được kết quả đó, cho phép tôi được trân trọng cảm ơn Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân và các vị chủ tịch tiền nhiệm đã có nhiều đóng góp quan trọng trong hoạt động của QH và nâng cao vị thế của QH VN trên trường quốc tế”, ông Huệ bày tỏ.

Miễn nhiệm 3 phó chủ tịch QH, đề cử 3 nhân sự mới


Chiều 31.3, với 454/459 ĐB có mặt tán thành, QH khóa XIV đã chính thức miễn nhiệm 3 Phó chủ tịch QH Tòng Thị Phóng, Uông Chu Lưu và Phùng Quốc Hiển. Trước khi biểu quyết thông qua nghị quyết, QH đã tiến hành bỏ phiếu miễn nhiệm với cả 3 người trên bằng hình thức bỏ phiếu kín. Có 468/473 phiếu hợp lệ đã đồng ý với việc miễn nhiệm Phó chủ tịch QH Tòng Thị Phóng, 5 phiếu không đồng ý. Có 469/473 phiếu hợp lệ đã đồng ý với việc miễn nhiệm Phó chủ tịch QH Uông Chu Lưu, 4 phiếu không đồng ý. Có 467/473 phiếu hợp lệ đã đồng ý với việc miễn nhiệm Phó chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển, 6 phiếu không đồng ý. Nghị quyết này có hiệu lực ngay kể từ thời điểm QH biểu quyết thông qua. Điều này đồng nghĩa với việc từ thời điểm này, QH chỉ còn phó chủ tịch duy nhất là ông Đỗ Bá Tỵ. Ông Tỵ chưa được trình miễn nhiệm trong đợt này, vì nhân sự dự kiến thay thế chưa phải ĐBQH, phải đợi kết quả bầu cử QH khóa XV.

Cũng trong chiều 31.3, Ủy ban Thường vụ QH đã trình nhân sự dự kiến để bầu Phó chủ tịch QH, thay các vị đã được miễn nhiệm. 3 nhân sự mới được giới thiệu gồm: ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban MTTQ VN; ông Nguyễn Khắc Định, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa; và ông Nguyễn Đức Hải, Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách.



Gửi gắm nhiều kỳ vọng vào tân Chủ tịch QH

Trao đổi với báo chí, nhiều ĐBQH cũng kỳ vọng ĐB gửi gắm nhiều kỳ vọng với tân Chủ tịch QH Vương Đình Huệ.

ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (Đoàn Đà Nẵng), Ủy viên thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của QH, mong muốn tân Chủ tịch QH quan tâm để hoạt động của QH càng công khai càng tốt, nên cho truyền hình trực tiếp toàn bộ các phiên họp toàn thể của QH. Bà Thúy cũng mong muốn tân Chủ tịch QH sẽ tạo điều kiện để cử tri giám sát được ĐB tốt hơn, thông qua việc công khai kết quả bấm nút các vấn đề được đưa ra biểu quyết tại QH. Trong chất vấn, bà Thúy mong muốn tân Chủ tịch QH sẽ linh hoạt và quyết liệt, dành thời gian “truy” đến cùng vấn đề được đưa ra chất vấn. Trong lĩnh vực giám sát, ĐB Đà Nẵng mong muốn tân Chủ tịch QH quyết liệt hơn nữa để phúc đáp yêu cầu của cử tri, trong thực hiện kết luận giám sát cần phải có ứng xử đủ mạnh để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả.

ĐB Lê Thanh Vân (Đoàn Cà Mau), Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách, cho rằng khác với nhánh hành pháp hay nguyên thủ quốc gia, QH không có người đứng đầu mà là thiết chế duy trì hoạt động theo tập thể. Chủ tịch QH là người chủ trì công việc của QH. Do đó, vai trò của Chủ tịch QH là tầm nhìn lập pháp, phương pháp tư duy đổi mới vận hành của QH để QH thực sự trở thành cơ quan quyền lực của nhà nước.

“Thực tiễn cho thấy người nào làm Chủ tịch QH có tư duy, tầm nhìn xa, hiểu thấu quy trình của QH thì có cách thức vận hành khoa học, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ”, ông Vân nói, và kỳ vọng tân Chủ tịch QH Vương Đình Huệ sẽ có cách thức tiếp cận mới để cải tiến phương pháp hoạt động, tác động đến hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động QH, đảm bảo QH hoạt động thực chất, thực quyền hơn.
 

 

Theo Báo Thanh Niên

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Sáng ngày 26/05,tại Khu du lịch phục hồi sức khoẻ nước khoáng Thanh Tân, huyện Phong Điền,  Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức tổng kết, bế mạc Trại sáng tác Văn học Nghệ thuật Thanh Tân 2009.

  • Sáng ngày 18/05, Đài Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế (TRT) đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất do Chủ tịch nước tặng thưởng và kỷ niệm 10 năm phát sóng truyền hình.

  • Sáng ngày 17/05, huyện miền núi A Lưới, Thừa thiên Huế đã tổ chức Lễ hội mừng mùa A Riêu với nghi thức đâm trâu truyền thống. Nghi thức này nằm trong khuôn khổ ngày hội Văn hóa - Thể thao - Du lịch các dân tộc miền núi Thừa Thiên - Huế lần thứ VIII-2009, diễn ra từ ngày 16 đến 18/05.

  • Chào mừng 119 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890- 19/05/2009),  tối ngày 16/05, tại Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế (TRT) đã tổ chức Tổng kết và trao giải cuộc thi tác phẩm báo chí viết về đề tài “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

  • Sáng ngày 16/05, tại Khu du lịch phục hồi sức khoẻ nước khoáng Thanh Tân, huyện Phong Điền, Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với đơn vị sở tại tổ chức Trại sáng tác Văn học Nghệ thuật năm 2009.

  • Hưởng ứng tháng hành động vì Trẻ em, chiều ngày 15/05, tại số 4 Hoàng Hoàng Thám, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế- Trung tâm VHTT-TT huyện Hương Thuỷ- Phòng VHTT thành phố Huế đã phối hợp tổ chức phòng triển lãm tranh “ Sắc màu tuổi thơ” cho các em thiếu nhi huyện Hương Thuỷ.

  • Chiều ngày 07/05, tại Art Gallery Café Sông Như số 14 kiệt 7 đường Nguyễn Công Trứ, thành phố Huế, đã khai mạc triển lãm phòng tranh Mộng Du.

  • “ Last holidays” (Những ngày ngày nghỉ đã qua),  đó là tên của triển lãm vào ngày 04/05, tại số 04 Hoàng Hoa Thám, thành phố Huế. Với hơn 200 bức ảnh chụp qua nhiều thời kỳ khác nhau về những kỷ niệm đẹp với Thiên An bằng hình ảnh từ đen trắng đến màu.

  • Chiều ngày 3/5/2009 (9/4 âm lịch), tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán- Huế đã khai mạc triển lãm với chủ đề: "Di sản văn hóa Phật giáo Phú Xuân", một trong những chương trình nằm trong các hoạt động của Tuần lễ Phật đản Phật lịch 2553 tại thành phố Huế, kéo dài từ ngày 02 đến 09/5 (từ 08 đến 15/04 âm lịch).

  • Nằm trong chương trình phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong việc xã hội hóa hoạt động văn học nghệ thuật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Vườn Quốc gia Bạch Mã tổ chức Trại sáng tác văn học nghệ thuật  chủ đề “Ấn tượng bạch Mã 2009”. Trại bao gồm một số hoạt động như: Triển lãm ảnh đẹp Bạch Mã, Thư pháp với môi trường, sáng tác thơ văn, nhạc, ảnh... Trại sáng tác văn học nghệ thuật diễn ra từ ngày 29/ 04 đến 01/ 05/ 2009...

  • Số 243 tháng 5/2009 của Tạp chí Sông Hương vừa phát hành với nhiều bài viết mới của các nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu...

  • Nhân kỷ niệm 34 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, sáng ngày 25/04, đoàn Chi hội Nhà Văn Việt Nam tại Thừa Thiên Huế đã tổ chức đi thực tế sáng tác tại công trình xây dựng hồ Tả Trạch ở thượng nguồn sông Hương, thuộc xã Dương Hoà, huyện Hương Thuỷ.

  • Với chủ đề "Nghề truyền thống Huế - Bản sắc và phát triển", Festival nghề truyền thống 2009 diễn ra trong bối cảnh kỷ niệm 110 năm cầu Trường Tiền và chợ Đông Ba, được tổ chức vào ngày 12 đến 14/06, nhằm tôn vinh các nghề truyền thống gốm sứ, sơn mài và pháp lam...

  • Mấy ngày gần đây giới hoạ sỹ ở Huế rất xôn xao về việc 12 bức tranh tranh nude ( khoả thân)của hoạ sỹ Nguyễn Kim Đính không được tham dự triển lãm, tranh của anh bị Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch ( VHTTDL) Thừa Thiên Huế xếp loại “ 12 tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Kim Đính có một số bức chất lượng nghệ thuật chưa cao, có nội dung không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam ” .

  • Tối ngày 7/4, Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế ( thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế) đã tổ chức chương trình biểu diễn  nghệ thuật tại Nghinh Lương Đình và dạ nhạc tiệc trên thuyền cung đình.

  • Số 242 tháng 4/2009 của Tạp chí Sông Hương vừa phát hành với nhiều bài viết mới của các nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu...

  • Chiều ngày 27/03, tại số 4 Hoàng Hoa Thám Huế, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế, Phòng Văn hóa Thông tin thành phố Huế phối hợp tổ chức triển lãm ảnh nghệ thuật “ Việt Nam, con người và đất nước tôi yêu”, gồm những tác phẩm ảnh đen, trắng về đất nước và con người Việt Nam của nghệ sỹ nhiếp ảnh Nhật Bản Takaiwa Shin.

  • Tối ngày 24/03, tại trụ sở hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi giao lưu, trao đổi giữa với nhà văn Võ Nhị Xuân Hà (Phó Ban công tác Nhà văn trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam) về văn học trẻ hiện nay.

  • Sáng ngày 27/03, tại Trung tâm Văn hoá Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, Câu lạc bộ (CLB) UNESCO thơ Đường Việt Nam đã tổ chức Ngày hội thơ Đường Việt Nam lần thứ IV, với hơn 500 đại biểu từ các tỉnh, thành trong cả nước về dự.

  • Tối ngày 25/03, Trung tâm BTDT CĐ Huế đã tổ chức đêm thơ Nguyễn Khoa Điềm tại bến Nghinh Lương Đình, nhằm giới thiệu đến với công chúng yêu thơ chân dung thơ của một nhà thơ xứ Huế và những đóng góp của ông đối với dòng thơ hiện đại Việt Nam.