Ông Táo trên đất Địa Linh

08:19 10/02/2014

Cống Địa Linh xem như dấu mốc cuối cùng của phố cổ Bao Vinh. (Thừa Thiên - Huế). Qua cống Địa Linh rẽ trái dăm trăm mét, du khách sẽ bắt gặp những tấm ván dài và phía trên là những ông Táo được đặt lên phơi khô trước lúc đưa vào lò. Ở Huế đây là nơi hiếm hoi còn "sót lại” nghề làm ông Táo với nhiều ý nghĩa trong phong tục của người Việt.

Ông Táo được sinh ra từ đất Địa Linh sẽ có thêm chỗ dựa tinh thần đối với thuần phong mỹ tục ở mỗi gia đình

Gọi chung là ông Táo, thực chất trên mỗi phiến đất bằng nửa bàn tay như vậy gồm ba ông. Sự tích kể: Xưa có đôi vợ chồng nông thôn; người vợ trước vốn đã có chồng. Một sáng bỗng vô tình gặp lại chồng cũ; chẳng ngờ chồng mới đi cày về sớm, người vợ đành giấu anh ta vào đống rơm. Tai nạn xảy ra lúc người chồng mới vương lửa bén vào đống rơm. Vợ lao vào chữa cháy, chồng mới thấy vậy liền nhảy vào cứu vợ... Cả ba đều thiệt mạng trước ngọn lửa hung tàn! Người dân động lòng trắc ẩn mới "phong” họ làm thần; thường được thờ chung ở bếp, nên còn được gọi là Thần Bếp. Và cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch là tiễn họ về trời để dâng sớ lên Ngọc hoàng báo cáo những chuyện trong đời sống ở cõi Ta bà, nhất là "bếp núc”.
 
Tích này có dị bản song tựu chung vẫn gắn liền với lửa như một phát hiện sáng tạo, nhảy vọt của loài người. Một bản khắc tại chùa Ông ở Huế (đã được các sách dẫn giải) đề cập đến tín ngưỡng này: "Ngày 23, dân gian phải thành tâm, trai giới, cung kính tiễn đưa, ngày 30 trở về thành tâm nghinh tiếp, sớm hôm cung kính lễ bái để thần được an, nhà được vượng”. Cứ dịp cận Tết, cảnh này ở vùng nông thôn Huế khá phổ biến. Ông hàng xóm nhà tôi thường mua ông Táo mới vào 22 Tết, rồi hôm sau thỉnh lên bàn thờ bếp. Ông Táo cũ được hạ xuống, đưa ra để trên cái bình phong của một ngôi mộ hoang lớn cuối xóm. Chỗ này người làng để nhiều đến mức không ít ông Táo rơi xuống đất nằm ngổn ngang tội nghiệp. Ông hàng xóm đứng trước cái bình phong rêu bám đầy mình thắp hương kính cẩn khấn vái rồi mới ra về. Bàn thờ ông Táo mới được dọn sạch, đặt lên đó ông Táo mới mặt mũi vui tươi, bên cạnh là ly nước trong, gói bánh, một ít bông ba hoa quả. Ở phía dưới, bếp được nhen với loại củi đượm, thể hiện cho ngọn lửa sung mãn, nhiều hy vọng về một cuộc sống gia đình ấm cúng, bền vững.
 
Là người xứ khác, nơi không phổ biến lệ này; vào Huế sống mấy năm tôi cũng hoan hỷ "nhập tục”. Cầm ông Táo trên tay bỗng muốn tìm đến địa chỉ sản xuất "nhân vật linh thiêng” này. 
 
Tôi vào thăm một chủ lò ở vùng đất Địa Linh. Trong khoảng không gian hẹp, có đến ba người đang chăm chú với công việc. Một trung niên cho đất vào khuôn rồi nện mạnh xuống khúc gỗ phẳng bọc bố, sản phẩm cho ra là ông Táo. (Khuôn được đục từ gỗ lim, lúc thổ mạnh cũng không vỡ). Hai người còn lại, người nhào đất, người quét sơn lên ông Táo. Sơn màu đỏ thẫm được hòa hơi loãng, dùng tay tì mạnh cọ và quét đi quét lại nhiều lần để sơn thấm đều. Người lành nghề mỗi ngày có thể quét khoảng một ngàn ông Táo.
 
Dập khuôn ông Táo cũng với số lượng tương đương; người lớn tuổi đúc thong thả thì ngày khoảng dăm sáu trăm. Công đoạn làm đất rất quan trọng. Dụng cụ chính: đoạn sắt tròn uốn hình chữ u, có tay cầm, rồi nối một sợi dây thép nhỏ trên chữ u, cứ thế người ta xăm từng lớp mỏng tìm sạn, rồi nhồi, lại xăm… Nhồi như nhồi bột lọc rất tỉ mẩn cho đến lúc đất sạch. Đất ấy đưa vào khuôn nện chặt, ông Táo "ra đời” nếu người đúc phát hiện có sạn sẽ dùng cái lẩy nhọn khươi ra, nhưng nếu ông Táo vẫn bị "lở” sẽ phải nhồi làm lại. Đất không những làm kỹ mà nguồn đất cũng thường được chủ lò dặn lấy chỗ sạch. Thời bây giờ ruộng đồng ít đi, các chủ xe chủ yếu lấy đất ở công trình xây dựng hoặc từ việc đào hồ… Có thêm một loại ông Táo lớn bằng nắm tay trẻ em dài khoảng 15cm, thường được mua để cúng ở đình chùa miếu mạo, các lăng mộ, song vì hao đất nên chủ lò rất ít làm.
 
Sản phẩm ông Táo thành phẩm
 
Mùa hè gặp ngày nắng to cũng phải vài ba ngày ông Táo mới khô. Mùa mưa đúc "mấy ông” xong, việc phơi phóng rất khổ; đưa ra gom vào còn cực hơn cả phơi lúa. Trời không nắng, người ta trải gạch và đặt mỗi ông Táo lên đó để mau rút nước. Chính điều này mà hầu hết gạch lót đều bị nứt đôi. Trời lúc nắng, lúc mưa nhiều khi còn phải chất ông Táo quanh lò sấy khô rồi mới tiến hành khâu nung. Lo nhất là mùa lụt, nếu các ông Táo thấm nước sẽ mất đường nét thần thái, khách kêu là "ông Táo hai năm”, đành phải đốt lò sấy lại; người mua mới có niềm tin về một năm ăn nên làm ra. 
 
Phía sau nhà (như là một mái hiên nối dài) ông chủ vừa xây xong một lò khoảng ba ngàn ông Táo; lò sẽ đun hơn hai ngày, đợi nguội thì chất ra. Nhiên liệu là trấu gạo; dùng trấu nếp sẽ có chất nhựa, lúc đun lò bị ngún lửa, các ông Táo chín không đều. Trấu bây giờ cũng đắt hơn thời trước. Ông chủ lò tên Đức, thân hình nhỏ, thấp, râu dài… trông khá vui bởi nom hao hao… ông Táo. Mỗi lò như vậy, ông bảo hư ít nhất cũng gần trăm ông Táo, nhiều lúc hư vài trăm do nổ, bể, sứt mẻ. Khách nhập sỉ sẽ loại ra những ông Táo xấu. Người dân mỗi năm thờ một lần, chỉ mua một vài ông Táo nên họ chọn kỹ: mặt ông táo phải hồng hào và "đẹp trai”… 
 
Việc xây lò khá nặng nhọc. Người giàu kinh nghiệm cũng mất vài ngày kể từ lúc chất hàng gạch đầu tiên cho đến sắp ông Táo đầy, vào trấu. Phải là người lâu năm trong nghề, nhẫn nại, thường là trung niên và ông già. Họ phải thức đêm, cứ khoảng ba tiếng lại chêm trấu kẻo sụt lò. Canh lò mà ngủ quên, gặp gió lửa bung lên, hỏa hoạn có khi; kịp thời phát hiện thì đổ trấu lấp vào, nhưng sau đó khói sẽ ngút lên cay xè mắt mũi… Sắp ông Táo vào lò cũng phải tính đến mạch hở rộng hẹp; chỗ lửa lớn mà mạch to, nhiều ông Táo lên màu sành như người bị nám da cháy nắng, chẳng ai muốn rước về thờ.
 
Thời điểm từ tháng mười âm lịch đều đã có khách đặt trước, họ sẽ đến lấy lúc ông Táo ra lò vừa nguội, tích hàng bán dịp Tết. Những ông Táo được sắp vào từng hộp mì tôm. Gia chủ từ tháng 4 đã phải đi gom rơm khô vào bì cất lên giàn, dịp này đưa ra lót để sắp ông Táo kẻo vỡ. 100 ông táo 1 hộp, giá bán sỉ từ 30 - 50 ngàn, nhiều lúc thấp hơn. Ở chợ bán lẻ một ông Táo lại có khi giá từ 1 - 3 ngàn, nên người bán lẻ cũng kiếm được kha khá. Một thời trên thị trường xuất hiện ông Táo đúc bằng nhựa. Nhưng người dân xem qua rồi cũng lắc đầu và quay lại với ông Táo làm bằng đất truyền thống, vẻ như có hồn cốt và… linh hơn. 
 
Thờ cúng ông Táo là nét đẹp nhân văn của người Việt, dường như không mờ nhòa mà theo thời gian vẫn giữ được sắc thái như chính khuôn mặt của ông Táo trên mỗi phiến đất. Cũng không sợ nghề này thất truyền nhưng vẫn có sự đòi hỏi tấm lòng thành của người thợ để mỗi ông Táo được sinh ra từ đất Địa Linh sẽ có thêm chỗ dựa tinh thần đối với thuần phong mỹ tục ở mỗi gia đình. 
 
Theo daidoanket.vn
 
 
 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Chào mừng kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng Thừa Thiên Huế (26/3/1975- 26/3/2010) và 50 năm kết nghĩa Hà Nội- Huế- Sài Gòn (1960- 2010), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở VHTT&DL Hà Nội, Sở VHTT&DL TP Hồ Chí Minh khai mạc triển lãm ảnh chủ đề “ Hà Nội- Huế- Sài Gòn là cây một cội, là con một nhà”, được diễn ra vào sáng ngày 24/3, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, số 7 Lê Lợi, Huế.

  • Sáng ngày 23/3, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi ra mắt giới thiệu Sông Hương số đặc biệt chào mừng 35 năm giải phóng Thừa Thiên Huế và kỷ niệm 50 năm “Hà Nội - Huế - Sài Gòn như cây một cội, như con một nhà”.

  • Nhân dịp kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975-26/3/2010) và 50 năm kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn, sáng ngày 21/3, tại nghĩa trang liệt sĩ TP Huế, Ban điều hành Đại lễ cầu siêu tỉnh Thừa Thiên Huế đã long trọng tổ chức Đại lễ cầu siêu, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

  • Mời các bạn đón đọc SỐ ĐẶC BIỆT SÔNG HƯƠNG, một ấn phẩm mới của Tạp chí Sông Hương, khổ 20x30, dày 48 trang, phát hành từ ngày 23.3.2010 trong cả nước.

  • Chiều 14-3, đã diễn ra triển lãm mỹ thuật chủ đề “... Trên bố” tại gallery Chiêu Ê, số 89 đường Minh Mạng, TP Huế, đây cũng là xưởng vẽ của họa sỹ Hoàng Đăng Nhuận.

  • Sáng ngày 14/3, Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế và UBND huyện Hương Trà đã long trọng tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm danh nhân Đặng Huy Trứ tại nhà thờ họ Đặng, làng Thanh Lương, xã Hương Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

  • Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật và Hội Nhiếp ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Quảng Điền tổ chức Trại sáng tác nhiếp ảnh 2010 với chủ đề ảnh Thời sự nghệ thuật

  • Chào mừng kỷ niệm 1970 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, 100 năm ngày Quốc tế Phụ nữ, chiều ngày 5/3, tại 26 Lê Lợi, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Nghệ thuật Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm tranh “ Các Nữ tác giả Thừa Thiên Huế lần thứ XV- 2010”.

  • Tối ngày 28/2 (Rằm tháng Giêng), tại sân Điện Thái Hòa, Đại Nội Huế đã diễn ra đêm thơ Nguyên Tiêu với chủ đề “ Cố đô Huế hướng về Thăng Long- Hà Nội ngàn năm”.

  • Nằm trong chương trình hưởng ứng ngày thơ Việt Nam tại Thừa Thiên Huế lần thứ VIII với chủ đề ” Cố đô Huế hướng về Thăng Long- Hà Nội ngàn năm”, tối ngày ngày 27/2 (14 tháng Giêng), Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Trung tâm văn hóa Pháp - Nhà tri thức Huế tổ chức Đêm Thơ Trẻ, tại số 01 Lê Hồng Phong, Huế.

  • Chiều ngày 26/2, Hội Liên Hiệp Văn Học Nghệ Thuật, Hội Nhiếp Ảnh Thừa Thiên Huế đã khai mạc Triển Lãm Ảnh với chủ đề “ Xuân Yêu Thương” của nhà sư Thích Chơn Hữu, được diễn ra tại 26 Lê Lợi, Huế.

  • Sáng ngày 25/2 (12 Tháng Giêng năm Canh Dần), Ban tổ chức ngày Thơ Việt Nam tại Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương đã tổ chức đi “Viếng mộ thi nhân” tại các nghĩa trang trên địa bàn thành phố Huế.

  • Sáng ngày 23/2 (mồng 10 tháng Giêng), tại làng Lại Ân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra Lễ hội vật truyền thống làng Sình.

  • Sáng ngày 22/2, tại Trung tâm Văn Hóa Huyền Trân, số 151 Thiên Thai, TP Huế, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế và Công ty Cổ phần Văn hóa du lịch Huyền Trân đã tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Huyền Trân- Huế 2010.

  • Những ngày mưa dầm đã qua, nắng ấm mùa xuân đã trải dài trên mọi nẻo đường của Cố đô Huế. Không khí Tết đã tràn ngập khắp phố phường, khắp mọi nhà, từ miền quê lên phố thị, những ngày này Huế vui nhộn hẳn lên, tấp nập người người đi sắm chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc.

  • Chào mừng 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Tết cổ truyền của dân tộc, Hội Nhà báo, Sở Văn hóa, Thế thao và Du lịch, sở Thông tin và Truyền thông Thừa Thiên Huế cùng các cơ quan báo chí đóng trên địa bàn tỉnh đã phối hợp tổ chức khai mạc Hội báo Xuân Canh Dần 2010, diễn ra vào sáng ngày 8/2, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh.

  • Chào xuân Canh Dần 2010, Câu lạc bộ Họa sĩ trẻ Huế đã phối với Café- Gallery Sông Như tổ chức triển lãm mang tên “ Năm Canh Cọp”, được diễn vào chiều ngày 6/2, tại số 14 kiệt 7 Nguyễn Công Trứ, Huế.

  • Chào mừng 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, mừng Xuân Canh Dần 2010, chiều ngày 5/2, Hội Liên hiệp VHNT- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm “Mỹ thuật Mùa Xuân” tại 26 Lê Lợi và phòng tranh “ Con Cọp năm Dần” tại Tạp chí Sông Hương, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế.

  • Sáng ngày 4/2, tại thủ đô Hà Nội, Tạp chí Văn nghệ Quân đội - Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam và Tạp chí Sông Hương - Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phát động cuộc thi thơ Lục bát năm 2010. Thể lệ cuộc thi thơ Lục bát 2010.

  • Sáng ngày 01/02, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh, Đảng bộ, quân và dân Thừa Thiên Huế đã long trọng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.