Ngược lên thượng nguồn sông Hương vào một ngày đầu năm 2014, chúng tôi đến thăm cụ ông Nguyễn Lô (82 tuổi), ở thôn Kim Ngọc, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế, trong một căn chòi tạm bên cạnh lăng chúa Nguyễn Phúc Thái (Vị chúa thứ 5 của triều Nguyễn). Gần 40 năm qua, ông lão đã một thân một mình chống lại những kẻ đào trộm mộ để bảo vệ lăng chúa Nguyễn được vẹn toàn; đồng thời cũng khai hoang đất đồi phát triển kinh tế gia đình…
Ông Lô ngày ngày quét dọn, bảo vệ lăng chúa Nguyễn Phúc Thái.
Thắp nén nhang trước mộ chúa Nguyễn Phúc Thái, ông Lô kể rằng, ông sinh ra trong một gia đình cách mạng nên thời niên thiếu đã tham gia vào đội du kích địa phương. “Năm 1967, tui được cấp trên giao làm Trung đoàn trưởng của Đội TNXP của huyện. Lúc ấy, tui nhiều lần bị địch bắt, tra khảo chết đi sống lại nhưng vẫn quyết không hé một lời. Cuối cùng, chúng cũng phải thả tui về địa phương”. Năm 1975, sau khi đất nước thống nhất, ông Lô đã mạnh dạn làm đơn xin chính quyền địa phương lên khai hoang vùng đất đồi ở khu vực lăng Trường Mậu (lăng chúa Nguyễn Phúc Thái) để trồng rừng, đào ao thả cá...
Đứng bên hồ cá rộng mênh mông, bà Nguyễn Thị Nồng (76 tuổi, vợ ông Lô) cho biết thêm: “Lúc vợ chồng tui mới về đây, khu vực này toàn là hố bom. Đất đai bạc màu, cây cối bị bom đạn thiêu cháy trơ trọi nên phải bắt tay vỡ đất, đốn hạ từng cây khô để có thể ươm giống cây mới. Giờ thì vợ chồng tui có trong tay 3ha rừng tràm, 1ha cao su 10 năm tuổi, 1ha Thanh Trà và 5 hồ cá... mỗi năm thu hoạch được gần 100 triệu đồng…”.
Ở vùng đồi núi bán sơn địa này, để có thể giữ cho vườn cây trái bao quanh lăng chúa được xanh tốt, ông Lô đã tự tay đào đất đắp một con mương lớn phục vụ cho việc tưới tiêu cả vườn đồi. Dẫn chúng tôi đi thăm vườn Thanh Trà, ông Lô bảo: “Phải mất gần 20 năm, vợ chồng tui mới trồng được vườn cây ăn quả rộng gần 1ha này đấy!”…
Về việc dựng chòi bảo vệ lăng chúa Nguyễn, ông Lô trầm ngâm một lát rồi nói: “Chúa Nguyễn Phúc Thái nổi tiếng là vị chúa yêu nước, thương dân như con, nên chỉ trong 4 năm lên ngôi cai trị đất nước (1687-1691), ông đã cho giảm nhiều sưu cao thuế nặng, thuế tô, thuế điền... Vì thế mà nhiều tên trộm nghĩ rằng, khi chúa băng hà, sẽ được triều đình an táng cùng với nhiều cổ vật ngự dụng quý giá. Bởi thế mà lăng chúa luôn bị kẻ trộm nhòm ngó”.
Rồi ông kể, vào một đêm cuối hè năm 1994, trong lúc đang mơ màng trong giấc ngủ, ông Lô mơ thấy một ông lão râu tóc bạc trắng, mặc áo bào vàng có hình rồng cuộn trước ngực, báo mộng rằng: “Đêm nay sẽ có người đến thăm lăng chúa...”. Giật mình tỉnh giấc, ông Lô hớt hải cầm vội cây rựa và chiếc đèn dầu chạy về phía lăng. Thấy bọn trộm mộ đang dùng cuốc, xẻng phá bỏ lớp bê tông trên mộ, ông Lô liền la lớn, trong khi cây rựa lăm lăm trong tay. Sợ hãi, nhóm trộm mộ liền bỏ lại dụng cụ rồi chạy mất hút trong bóng đêm. Chừng 4 năm sau, nhóm trộm mộ kia quay lại nhưng cũng không thể đào được mộ của chúa Nguyễn Phúc Thái vì lúc nào ông Lô cũng ở cạnh lăng để bảo vệ.
Ông Nguyễn Kim Bình, Trưởng thôn Kim Ngọc, cho hay: “Nhờ công sức của ông Lô mà đến nay, khu vườn bao quanh lăng chúa Nguyễn ngày một khang trang, sạch đẹp hơn. Dù đường sá vẫn còn lắm cách trở, nhưng thời gian qua đã có rất nhiều đoàn khách đến để chiêm bái lăng chúa. Đây là niềm tự hào của địa phương...”.
Nhìn chiếc chòi tạm mục nát mà vợ chồng ông Lô trú ngụ đã chực sập đổ, bên trong độc nhất chiếc giường gỗ cùng ít nồi niêu làm vật dụng nấu ăn mà chúng tôi không khỏi cảm phục tấm lòng của đôi vợ chồng già với một di tích lăng chúa Nguyễn và nghị lực lao động vượt khó để vươn lên làm kinh tế thoát nghèo…
Theo Lê Anh (CAND)
Rạng sáng 17/3, tại đàn Xã Tắc (phường Thuận Hòa, TP Huế), Trung tâm Bảo tồn di tích (BTDT) Cố đô Huế tổ chức lễ tế Xã Tắc năm 2023 cầu Quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhân dân no ấm.
Chiều ngày 15/3, tại Viện Pháp tại Huế đã diễn ra triển lãm “Dòng chảy” do Viện Pháp tại Huế phối hợp với Khoa Mỹ thuật tạo hình – Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế tổ chức. Tham dự triển lãm có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phan Ngọc Thọ.
Chiều ngày 14/3, tại TP Huế, Thành ủy Huế kết hợp với Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức Hội thảo “ Bảo tồn, phát huy phong tục tập quán và hệ giá trị văn hóa, con người Huế.
Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành kế hoạch về việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023 tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng 12/3, tại nhà thờ họ Đặng làng Thanh Lương (phường Hương Xuân, Hương Trà, Thừa Thiên Huế) đã diễn ra Lễ dâng hương tưởng niệm cụ Đặng Huy Trứ - ông tổ nghề Nhiếp ảnh.
Chiều ngày 8/3 tại Lan Viên Cố Tích – Bảo tàng Gốm Cổ Sông Hương (120 Nguyễn Phúc Nguyên, TP. Huế) đã diễn ra buổi khai mạc triển lãm ảnh “Trịnh Công Sơn – Lần đầu gặp lại”.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa có thông báo sẽ miễn vé tham quan cho nữ du khách mặc áo dài truyền thống đến tham quan di tích vào Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.
Sáng ngày 03/3, tại phố đêm Hoàng thành Huế, Ban thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc “Ngày hội áo dài và lễ hội ẩm thực Huế năm 2023”.
UBND thành phố Huế vừa có kế hoạch tổ chức Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ 9 năm 2023 với chủ đề “Tinh hoa Nghề Việt”. Đây là sự kiện lớn để thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên Huế gìn giữ và phát huy giá trị nghề truyền thống; tăng cường quảng bá, kích cầu du lịch; nâng tầm hình ảnh và vị thế của Huế.
Hướng đến kỷ niệm 113 năm Ngày Quốc tế phụ nữ (8/3/1910 – 8/3/2023), Trung ương Hội Liện hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động “Tuần lễ Áo dài” trên toàn quốc.
Chiều ngày 28/02, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức cuộc thi phát động cuộc thi thơ với chủ đề “Thơ Huế 2023”.
Ngày 24/02, Ban tổ chức Hội Nhà Báo tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành công văn hướng dẫn về việc tuyển chọn tác phẩm báo chí xuất sắc Dự Giải Báo chí Hải Triều lần thứ IV – Năm 2023
Sáng ngày 20.02.2023, tại nhà hát Duyệt Thị Đường, Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp cùng Trường Đại học Nghệ thuật Huế tổ chức khai mạc Trại sáng tác “Mỹ thuật và Di sản” lần 2.
Chiều ngày 12/3/2023, Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế kết hợp với Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi ra mắt tập thơ “Đời thơ tôi” của tác giả Nguyễn Đắc Xuân.
Trong khuôn khổ Festival thơ 2023, tối 6/2 Liên hiệp các Hội VHNt tỉnh tổ đêm thơ với chủ đề “Sắc Huế mùa xuân”.
Tối ngày 05/02 (Rằm tháng giêng năm Quý Mão), Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình Festival Thơ Huế 2023 với chủ đề “Hương Giang – Dòng sông Di sản". Tham dự chương trình có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng đông đảo văn nghệ sĩ Huế và bạn yêu thơ.
Tối ngày 4/2 (14 tháng Giêng năm Quý Mão), Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức đêm thơ Nguyên Tiêu Quý Mão – 2023 với chủ đề “ Nhịp điệu mới” tại 01 Phan Bội Châu - TP Huế.
Sáng 4/2 (14 Tháng Giêng năm Quý Mão), Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế phối hợp với Hội Nhà văn TT Huế tổ chức Viếng mộ Thi Nhân ở Huế.
Sáng 2/2/2023, Lễ hội Cầu ngư năm 2023 được tổ chức tại đình làng văn hoá Thai Dương, phường Thuận An, thành phố Huế.