Ngược lên thượng nguồn sông Hương vào một ngày đầu năm 2014, chúng tôi đến thăm cụ ông Nguyễn Lô (82 tuổi), ở thôn Kim Ngọc, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế, trong một căn chòi tạm bên cạnh lăng chúa Nguyễn Phúc Thái (Vị chúa thứ 5 của triều Nguyễn). Gần 40 năm qua, ông lão đã một thân một mình chống lại những kẻ đào trộm mộ để bảo vệ lăng chúa Nguyễn được vẹn toàn; đồng thời cũng khai hoang đất đồi phát triển kinh tế gia đình…
Ông Lô ngày ngày quét dọn, bảo vệ lăng chúa Nguyễn Phúc Thái.
Thắp nén nhang trước mộ chúa Nguyễn Phúc Thái, ông Lô kể rằng, ông sinh ra trong một gia đình cách mạng nên thời niên thiếu đã tham gia vào đội du kích địa phương. “Năm 1967, tui được cấp trên giao làm Trung đoàn trưởng của Đội TNXP của huyện. Lúc ấy, tui nhiều lần bị địch bắt, tra khảo chết đi sống lại nhưng vẫn quyết không hé một lời. Cuối cùng, chúng cũng phải thả tui về địa phương”. Năm 1975, sau khi đất nước thống nhất, ông Lô đã mạnh dạn làm đơn xin chính quyền địa phương lên khai hoang vùng đất đồi ở khu vực lăng Trường Mậu (lăng chúa Nguyễn Phúc Thái) để trồng rừng, đào ao thả cá...
Đứng bên hồ cá rộng mênh mông, bà Nguyễn Thị Nồng (76 tuổi, vợ ông Lô) cho biết thêm: “Lúc vợ chồng tui mới về đây, khu vực này toàn là hố bom. Đất đai bạc màu, cây cối bị bom đạn thiêu cháy trơ trọi nên phải bắt tay vỡ đất, đốn hạ từng cây khô để có thể ươm giống cây mới. Giờ thì vợ chồng tui có trong tay 3ha rừng tràm, 1ha cao su 10 năm tuổi, 1ha Thanh Trà và 5 hồ cá... mỗi năm thu hoạch được gần 100 triệu đồng…”.
Ở vùng đồi núi bán sơn địa này, để có thể giữ cho vườn cây trái bao quanh lăng chúa được xanh tốt, ông Lô đã tự tay đào đất đắp một con mương lớn phục vụ cho việc tưới tiêu cả vườn đồi. Dẫn chúng tôi đi thăm vườn Thanh Trà, ông Lô bảo: “Phải mất gần 20 năm, vợ chồng tui mới trồng được vườn cây ăn quả rộng gần 1ha này đấy!”…
Về việc dựng chòi bảo vệ lăng chúa Nguyễn, ông Lô trầm ngâm một lát rồi nói: “Chúa Nguyễn Phúc Thái nổi tiếng là vị chúa yêu nước, thương dân như con, nên chỉ trong 4 năm lên ngôi cai trị đất nước (1687-1691), ông đã cho giảm nhiều sưu cao thuế nặng, thuế tô, thuế điền... Vì thế mà nhiều tên trộm nghĩ rằng, khi chúa băng hà, sẽ được triều đình an táng cùng với nhiều cổ vật ngự dụng quý giá. Bởi thế mà lăng chúa luôn bị kẻ trộm nhòm ngó”.
Rồi ông kể, vào một đêm cuối hè năm 1994, trong lúc đang mơ màng trong giấc ngủ, ông Lô mơ thấy một ông lão râu tóc bạc trắng, mặc áo bào vàng có hình rồng cuộn trước ngực, báo mộng rằng: “Đêm nay sẽ có người đến thăm lăng chúa...”. Giật mình tỉnh giấc, ông Lô hớt hải cầm vội cây rựa và chiếc đèn dầu chạy về phía lăng. Thấy bọn trộm mộ đang dùng cuốc, xẻng phá bỏ lớp bê tông trên mộ, ông Lô liền la lớn, trong khi cây rựa lăm lăm trong tay. Sợ hãi, nhóm trộm mộ liền bỏ lại dụng cụ rồi chạy mất hút trong bóng đêm. Chừng 4 năm sau, nhóm trộm mộ kia quay lại nhưng cũng không thể đào được mộ của chúa Nguyễn Phúc Thái vì lúc nào ông Lô cũng ở cạnh lăng để bảo vệ.
Ông Nguyễn Kim Bình, Trưởng thôn Kim Ngọc, cho hay: “Nhờ công sức của ông Lô mà đến nay, khu vườn bao quanh lăng chúa Nguyễn ngày một khang trang, sạch đẹp hơn. Dù đường sá vẫn còn lắm cách trở, nhưng thời gian qua đã có rất nhiều đoàn khách đến để chiêm bái lăng chúa. Đây là niềm tự hào của địa phương...”.
Nhìn chiếc chòi tạm mục nát mà vợ chồng ông Lô trú ngụ đã chực sập đổ, bên trong độc nhất chiếc giường gỗ cùng ít nồi niêu làm vật dụng nấu ăn mà chúng tôi không khỏi cảm phục tấm lòng của đôi vợ chồng già với một di tích lăng chúa Nguyễn và nghị lực lao động vượt khó để vươn lên làm kinh tế thoát nghèo…
Theo Lê Anh (CAND)
Chiều tối 26/01/2024, Lễ trao giải thưởng Thành phố Du lịch Sạch ASEAN đã diễn ra tại thủ đô Vientiane, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) là một trong ba thành phố đại diện cho Việt Nam vinh dự được trao giải (có hiệu lực từ năm 2024-2026) cùng với thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) và thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định).
Thường trực HĐND tỉnh vừa ban hành Quyết định triệu tập các đại biểu HĐND tỉnh về dự kỳ họp chuyên đề lần thứ 15,
Chiều ngày 24/1, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức Hội nghị Cộng tác viên và trao tặng thưởng tác phẩm hay năm 2023.
Chiều ngày 24/1, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ Tổng kết hoạt động năm 2023 và triển khai kế hoạch hoạt động năm 2024.
Sáng ngày 20/01, tại Hội trường A1, Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế, Ban tổ chức Cuộc thi Hue-ICT Challenge 2024 tổ chức chương trình tập huấn tham gia Cuộc thi Hue-ICT Challenge năm 2024 cho cán bộ, giáo viên đầu mối phụ trách bộ môn Tin học của các trường thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế và học sinh của các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông có mong muốn tham gia Cuộc thi.
Theo kế hoạch tổ chức các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn năm 2024, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tổ chức 3 điểm bắn pháo hoa nổ tầm cao đón năm mới Giáp Thìn tại thành phố Huế, huyện Quảng Điền và huyện Phú Vang từ nguồn kinh phí xã hội hóa.
Giải thưởng Travelers’ Choice Best of the Best Destinations (Điểm đến tốt nhất trong số những điểm đến tốt nhất do du khách bình chọn) của nền tảng du lịch trực tuyến hàng đầu thế giới Tripadvisor đã vinh danh Huế ở vị trí thứ 8 trong số 25 điểm đến văn hóa hàng đầu thế giới 2024.
Ngày 20/1, Tại TP Thanh Hóa, Tạp chí Văn nghệ xứ Thanh tổ chức kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (1994 - 2024).
Chiều ngày 18/1, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức Lễ phát động cuộc thi Truyện ngắn với chủ đề “ Truyện ngắn Sông Hương 2024”.
Chiều ngày 18/1/2024, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải cuộc thi thơ với chủ đề “ Thơ Huế 2023”.
Chiều 17/1, tại Quảng trường Ngọ Môn, Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I tổ chức khai mạc triển lãm “Kinh thành Huế - dấu xưa còn lại”.
Ngày 12/1, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: Đồng chí Đại úy Trần Duy Hùng – Phó trưởng Công an phường Thủy Vân, TP. Huế đã dũng cảm hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ.
Chiều ngày 10/11, Tạp chí Sông Hương phối hợp với họa sỹ Lê Hữu Long tổ chức khai mạc Triển lãm mỹ thuật với chủ đề “ Vọng Huế”.
Chiều ngày 10/1/2024, Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ tỉnh (Ban chỉ đạo 138 tỉnh) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024.
Sáng ngày 07/01/2024, Sở Du lịch Thừa Thiên Huế phối hợp với Công ty Cổ phần Cảng Chân Mây và Công ty TNHH MTV Dịch vụ Lữ hành Saigontourist tổ chức chương trình đón chuyến tàu du lịch và những du khách đầu tiên đến tỉnh Thừa Thiên Huế bằng đường hàng hải năm 2024.
Tối 06/01/2024 (nhằm ngày 25/11 năm Quý Mão), tại Khu vực tượng đài Anh hùng Dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ ở núi Bân (phường An Tây), UBND thành phố Huế long trọng tổ chương trình nghệ thuật tái hiện Lễ lên ngôi và đại phá quân Thanh của Hoàng đế Quang Trung nhân kỷ niệm 235 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế.
Sáng ngày 03/01, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh năm 2024. Tham dự hội nghị có Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4. Về phía tỉnh có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cùng các đồng chí UVBTV Tỉnh ủy; Lãnh đạo: Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh, Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; các Ban của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, các sở, ngành, địa phương.
Sáng ngày 03/01, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã công bố kết quả khảo sát đánh giá năng lực điều hành của các sở, ban, ngành và địa phương (chỉ số DDCI) năm 2023. Theo đó, Kho bạc Nhà nước tỉnh đứng đầu nhóm các sở, ban, ngành; UBND huyện Nam Đông đứng đầu nhóm UBND cấp huyện.
Năm 2023, Thừa Thiên Huế đẩy mạnh triển khai Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, tạo nền tảng đẩy nhanh tiến trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.