Nước mắt của lũ

14:29 23/10/2020

Những ngày này, lũ chồng lũ, bão số 8 dự báo sắp tràn về miền Trung khốn khổ, chính quyền phải huy động đến 700.000 bộ đội ứng phó với bão.

Thủy tiên chia sẻ với một người dân vùng lũ - Ảnh: FBNV

Cũng những ngày này, Sài Gòn và nhiều địa phương đã vận động cứu trợ rầm rộ. Ngoài các ca sĩ, nghệ sĩ như Thủy Tiên, Trấn Thành, Đại Nghĩa, còn nhiều anh chị em nghệ sĩ, vận động viên thầm lặng, hoặc đóng góp, hoặc đích thân tham gia đoàn từ thiện để tận mắt chứng kiến nỗi khổ của dân và chia sẻ.

Nói đến miền Trung phải nói một vùng nắng cháy mùa Hè, nước ngập Thu Đông; quanh năm nơm nớp với tai ương. Gom góp ít sắn khoai, gia cầm thì mùa nước đến lũ mang ra sông ra biển hết.

Giữa cuộc chiến với thiên tai, núi đã tràn ngập bùn máu chôn vùi con người như chôn vùi rác rến một cách không thương tiếc. Chỉ có con người với con người, đồng bào với đồng bào mới tìm cách bảo bọc nhau trên từng nóc nhà chênh vênh, trên từng gò đất bao bọc ngập nước.
 
Chư Tăng và Phật tử tắm mình trong mưa, ngâm thân dưới nước lạnh để bảo vệ gạo, mì đến tận tay người dân như của quý hồi môn cần phải bảo vệ. Ánh sáng nhân hậu đó đủ sưởi ấm niềm bất hạnh mà sinh mạng con người chỉ là cỏ rác của trò chơi nghiệp quả.
 
Không oán trách trời, không than vãn phận số, mong cố gắng vượt qua khổ nạn như một vận động viên marathon chỉ cần vượt đích, đó là cách sống an lạc của người có trách nhiệm với chính mình. Cũng thế, người lâm nạn thiên tai hay người chia sẻ thiên tai đều cân bằng phước nghiệp lẫn nhau để chờ cuộc sống nở hoa.
 
Không chỉ người miền Nam ngày đêm trông tin bão lũ, cho dù có thân nhân nơi đó hay không, họ vẫn chung tay đóng góp mong vơi bớt khổ đau đồng bào ruột thịt. Ngay cả khúc ruột vạn dặm từ nửa vòng cầu, ai an lòng hưởng thụ cuộc sống chăn êm nệm ấm? Đã có những tu sĩ như thầy Nguyên Nguyện ở Oklahoma, hết nằm lại ngồi, suốt đêm ngóng tin quê mẹ từng giờ. Còn bao tu sĩ như thế, Việt kiều sướng gì trên những phương tiện vật chất khi tâm can đau xé được tin em bé 8 tuổi bị lũ cuốn trôi khi mẹ đi nhận hàng cứu trợ; món hàng vài trăm phải mất nắm ruột cưu mang, thương đau nào hơn.
 
Hàng vạn cái khổ là hàng vạn thương đau ngập tràn kiếp người. Thế mà vẫn có không ít người vô tâm bỏ hàng triệu bạc cho cuộc nhậu thâu đêm, trong lúc đó, chị Hoài Tố Hạnh tự nguyện hạn chế món ăn hàng ngày, hai mẹ con hùn phước và kêu gọi chung tay hướng về miền Trung tình nghĩa!
 
Dân ta đã mạnh tay, tuy nghèo, vẫn ủng hộ các đoàn từ thiện tự nguyện của dân; họ tin tưởng giao trọn những đồng tiền khó khăn như sự khó khăn của các anh chị đi bán vé số đã hưởng ứng. Ngay cả nước ngoài ủng hộ cũng chỉ qua các đơn vị từ thiện. Có người thầm mong đồ cứu trợ sẽ đến tận tay người dân mà sẽ không bị khó dễ như trước đây ở một số địa phương buộc đưa vào kho của xã để họ tự phân phối; cũng có nơi, sau khi đoàn từ thiện ra về, số tiền và quà nhận được, người dân phải đưa lại một phần cho địa phương.
 
Trong kinh Phật có nói đến cái nghiệp phải sống nơi biên địa, nơi khốn khó, cũng do cái nhân quá khứ, đó là bài học để cải thiện nhân lành hiện tại. Cho dù nhân thuận hay nghịch, quả nghịch hay thuận đều là bài học để tiến hóa nhân cách. Thế thì lũ hay nước mắt thương đau mà nhà Phật thường nói, nước mắt chúng sanh nhiều hơn biển cả, tất cả cũng chỉ là lũ của hiện tượng tương phản lũ của nghiệp thức. Lũ chồng lũ, nghiệp chồng nghiệp muôn đời là niềm đau trầm thống, tiếng thét vô thanh của chúng sanh trong tam giới.
 
Tam giới bất an do ba nạn: lửa, nước và binh đao, vậy ai vô tâm để sống mà hưởng thụ?

Theo Minh Mẫn - GNO
 
 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Thuở hàn vi, nhà sử học, nhà văn Ngô Thì Sĩ (1726 - 1780) “túi rỗng bếp lạnh”, “một đồng tiền cũng chẳng dính tay” có viết Bài văn trách ma nghèo tuyệt hay.

  • Được mệnh danh là nhà thờ lớn và đẹp nhất vùng Đông Bắc Việt Nam, nhà thờ Trà Cổ (TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) đã bị phá bỏ ngày 9/3/2017 để xây mới.

  • Thời gian qua, vấn đề dạy chữ Hán (tức mảng từ Việt Hán) trong nhà trường được báo chí đề cập nhiều lần và dư luận quan tâm.

  • Khi nhắc đến tranh chép hay công việc chép tranh, nhiều ý kiến khắt khe cho rằng, chính những bức tranh chép đã làm lũng đoạn thị trường hội họa và ảnh hưởng xấu đến nền mỹ thuật nước nhà.

  • Nhờ facebook, tôi mới biết ngày hôm qua là Ngày Hạnh phúc. Chợt bần thần nhớ lại những kỷ niệm về hạnh phúc, vào cái thời ở ta chưa có ngày nào được gọi là Ngày Hạnh phúc...

  • Chúng ta không im lặng, chúng ta phải lên tiếng trước những điều tồi tệ, vô nhân đạo, nhất là khi chúng liên quan đến những đứa trẻ ngây thơ chưa đủ nhận thức để tự bảo vệ mình. Nhưng...

  • Mạng xã hội đang ngày càng phổ biến trong đời sống và không chỉ là kênh kết nối chia sẻ, giao lưu giữa các cá nhân. Trên thực tế, mạng xã hội đang có những tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.

  • Sức hút của “lễ hội hoa hồng” đang diễn ra ở Hà Nội có lẽ không ảnh hưởng đến những người làm văn nghệ. Họ đang quan tâm tới những thông tin xung quanh việc xét giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Hình như chưa đợt xét giải thưởng nào lại náo động như lần này.

  • Đó là những trăn trở của Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong tại buổi làm việc với Sở Văn hóa Thể thao, Sở Du lịch cùng giám đốc các bảo tàng trên địa bàn TP hôm 2.3.

  • Nhiều bức tường xám xịt, loang lổ nắng mưa trên các con hẻm, con đường Sài Gòn đang được các “họa sĩ đường phố” khoác lên những sắc màu mới.

  • Trong dịp tết vừa qua, tại TPHCM, sàn diễn cải lương khá heo hút. Ngoại trừ chương trình nghệ thuật Ba thế hệ về lại cội nguồn do NSƯT Kim Tử Long đứng ra thực hiện, có bán vé tại rạp Công Nhân vào ngày 6-2, cùng với vài buổi diễn của các nghệ sĩ Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang ở cơ sở thì không còn nơi nào tổ chức.

  • Nhiều tác giả cám cảnh người đọc đìu hiu ở các khu trưng bày tác phẩm trong Ngày thơ Việt Nam lần thứ 15 tại TP HCM.

  • GS Đỗ Quang Hưng, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Tôn giáo - UBTƯMTTQ Việt Nam và TS Trần Hữu Sơn - Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đều cho rằng: "Lễ hội không có tội mà một bộ phận con người đã lợi dụng và làm hỏng nó đến mức này như một căn bệnh trầm kha khó chữa đã 15 năm nay".

  • Nhiều người trẻ cả tin, mê tín “cúng” tiền cho thầy bói để rồi lo âu, thấp thỏm...

  • VĨNH AN

    Trong bài viết trên báo Nhân dân số 2082, ngày 28/11/1959, ký tên Trần Lực, Bác Hồ đã phát động “Tết trồng cây”: “Chúng tôi đề nghị tổ chức một ngày “Tết trồng cây”. Việc này ít tốn kém mà lợi ích rất nhiều”.

  • Văn Miếu - Quốc Tử Giám những ngày này gây sốt bởi di tích rêu phong được thay bằng màu xám trắng mới tinh. Mặc lời trấn an của những người có trách nhiệm, công chúng vẫn có quyền đặt câu hỏi.

  • “Tại sao trong lựa chọn giữa bảo tồn và phát triển đô thị thì phần thua thiệt thường rơi về phía bảo tồn?”, TS khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu đặt câu hỏi trong Hội thảo quốc tế Việt Nam học ngày 15 - 16.12 tại Hà Nội.

  • Thiết chế văn hóa đang hàng ngày, hàng giờ đồng hành với đời sống nhân dân và là một phần không thể thiếu của xã hội. Có thể kể đến một số thiết chế văn hóa phổ biến ở đô thị nước ta như bảo tàng, thư viện, nhà hát, rạp chiếu phim…

  • Sự biến mất của Hanoi Cinémathèque, một địa chỉ xem phim nghệ thuật đã có lịch sử gần 15 năm giữa lòng thành phố, đặt ra câu hỏi về sự thân thiện và nhạy cảm với văn hóa của các chính sách phát triển đô thị.