Đó là khi cảm xúc bỗng chộn rộn, thôi thúc bàn tay cầm cây bút viết nên một đôi câu thơ, dạo vài khúc nhạc hay cọ vẽ những mảng màu. Đó là khi, những văn nghệ sĩ được người đời mến mộ, hẹn nhau làm nên một ấn phẩm ngày Tết. Để ra giêng ngày rộng tháng dài, ai đó sẽ giở cuốn sách thơm mùi mực, nhẩn nha nhấm nháp phong vị ngày xuân…
Sách Tết Kỷ Hợi 2019 đánh dấu sự trở lại của truyền thống làm sách Tết sau 60 năm gián đoạn
Gợi không khí Tết xưa
Có người bảo, so với các kênh chứa hàng nghìn hình ảnh, câu chữ cho lượng thông tin về cuộc sống hàng ngày, sách là thứ neo lại trong tâm trí ta lâu hơn cả. Nhưng sẽ còn neo lại lâu nữa khi những cuốn sách ấy khơi gợi trong ta những cảm thức về thiên nhiên trời đất, về dòng chảy thời gian và những mối quan hệ giữa người với người. Và cảm thức ấy sẽ càng sâu sắc hơn khi được gợi lên trong không khí của mùa xuân, ngày Tết. Đó là lý do, với nhiều bạn đọc, cuốn Sách Tết Kỷ Hợi 2019 là một ấn phẩm đặc biệt.
Xuất phát từ mong muốn nối dài truyền thống làm sách Tết chưa xa nhưng đã có một thời kỳ gián đoạn, cuốn sách tết này tập hợp các văn nghệ sĩ ở Bắc - Trung - Nam cùng làm sống lại không khí sách xưa. Đó là một nội dung phong phú xoay quanh tám chủ đề: Văn, thơ, nhạc, sử, cổ tích, bình thơ, góc nhìn, vĩ thanh, ví như một cuộc điểm tô tinh hoa sáng tạo các loại hình nghệ thuật của con người. Sự tô điểm ấy nhấn vào những cảm xúc, suy tư, những dấu ấn mang hơi thở của ngày hôm nay, đồng thời cũng lưu luyến nhắc nhớ về các phong tục, hương vị Tết xưa của người Việt.
Không khí xuân hình như rất gần, vị Tết hình như thoang thoảng đâu đây trong những điều giản dị và trang nhã. Ta bắt gặp từ Tết xưa đến Tết nay, từ miền quê đến chốn thị thành với Tết quê của Phan Cung Việt, Ăn tết với người lạ của Nguyễn Thị Thu Huệ, Nhớ một tết xa của Ma Văn Kháng, Ở đâu tết cũng vui của Nguyễn Trí... Ta nhớ cái không khí sum vầy, thổn thức yêu thương trong Tự tình cùng dòng sông của Nguyễn Phan Quế Mai, Dấu vết của ẩn ức của Hoàng Việt Hằng, Phương Nam trái chín của Vân Long… Rồi những nốt nhạc xuân vui vang lên quyện vào cái chất “hùng” của sử xưa, cái chất xưa còn được tiếp nối bằng những câu chuyện cổ tích “kể lại”…
Nhưng trước khi chìm sâu vào những câu chữ và giai điệu, tranh minh hoạ có vẻ mới là thứ đánh thức giác quan của độc giả. Những cái tên đã rất quen thuộc như Thành Chương, Lương Xuân Đoàn, Đỗ Hoàng Tường, Tạ Huy Long, Kim Duẩn… tạo nên không gian giao thoa các phong cách hội họa. Tranh của Đặng Thu An minh họa cho truyện Về phủ chiều cuối năm (tác giả Trần Thùy Mai), tranh của Kim Duẩn minh họa bản nhạc Chúc mừng năm mới của nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến, tranh của Ấm Chè minh họa Cái Tết đặc biệt trong lịch sử - cành đào và khói súng (tác giả Dũng Phan)… Tất cả hoàn toàn có thể tách ra như một tác phẩm nghệ thuật độc lập, một thứ ngôn ngữ không lời tạo bởi màu sắc và đường nét đủ sức cuốn người ta về với truyền thống dân tộc.
Trân quý văn chương nghệ thuật
Sách Tết Kỷ Hợi 2019 do Đông A phát hành, hợp tuyển văn thơ nhạc họa chủ đề mùa xuân và ngày tết của nhiều tác giả do nhà văn Hồ Anh Thái tuyển. Tác phẩm ra mắt tại Hà Nội sáng 20.12, như một ấn phẩm đặc biệt đón Tết chào xuân. Sách được in màu và đánh số riêng. Bên cạnh phiên bản phổ thông, có 100 bản đặc biệt bìa cứng, in trên giấy chất lượng cao, có hộp sơn mài dành cho người sưu tầm và chơi sách. |
Lịch sử xuất bản đương đại còn ghi nhận những cuốn sách Tết trong những cái Tết chưa xa. Lùi lại quá khứ, vào những ngày này cách đây hơn 90 năm, Sách Xem Tết năm Mậu Thìn 1928 của Tân Dân Thư Quán đã mở lối tiên phong cho thể loại này. Với nội dung chủ yếu có hai mảng văn hài đàm và thơ vui, chấp bút bởi nhiều tên tuổi nổi tiếng làng văn, sách mang lại cho độc giả những tiếng cười sảng khoái, những câu chuyện lời thơ giải trí nhẹ nhàng dí dỏm ngày đầu năm. Do vậy, sách Tết ngày càng được ưa chuộng. Nhà nhà từ Bắc chí Nam đua nhau làm sách. Cảm giác lật giở từng trang, thư thái hít hà mùi giấy mực, say với cái thú văn chương tao nhã đã trở thành cái lệ, cái thú đầu năm với nhiều người. Bởi vì khí xuân làm cho người ta mở lòng trân quý chữ nghĩa, hay bởi vì chữ nghĩa làm người ta yêu thêm sắc xuân nồng nàn.
Ấy thế, từ sau năm 1958, sách Tết không còn nữa. Những tập sách mỏng khiêm nhường cũng như gốc mai, cành đào, bánh chưng, củ kiệu đã từng quen thuộc, dung dị bỗng vắng bẵng đi, khiến cho cái Tết chưa tròn, như người ta vẫn nôm na “có cái gì thiêu thiếu”. Khoảng trống tinh thần, niềm bâng khuâng, tiếc nhớ cứ thế dài dặc mấy mươi năm. Có lẽ bởi thế, Sách Tết Kỷ Hợi 2019 được nhiều người ví như món quà nhỏ cho ngày xuân thêm trọn vẹn. Sách có thể không phải để đọc ngay mà là một thứ cho đủ lệ bộ tựa như mâm ngũ quả ngày Tết. Mang một cuốn về nhà, có khi cũng là một sự chuẩn bị giống như thời xưa, cuộc sống khốn khó, thức gì ngon nhất, quý nhất đều trở thành “của để dành” cho Tết.
Nhưng ngẫm kỹ hơn một chút, ta còn đọc vị được điều gì khác nữa, giữa từng lớp tái hiện lại không khí của ngày Tết, ngày xuân trong quá khứ và hiện tại, ở các miền đất nước, trên đất liền và nơi biển xa… Một điều gì đằng sau những hoài niệm và cảm xúc tươi mới của các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, họa sĩ. Đó có thể là một tâm hồn Việt phản chiếu qua những tấm kính vạn hoa của nghệ thuật, để mở ra những liên tưởng tinh tế từ cuộc sống. Như âm hưởng của bài hát như lời ru thuở nào, như sức sống hiện đại thảng trong hơi thở dân gian của tranh Đông Hồ, như từng dòng tự sự, không khí trầm hùng của quá khứ, cả sự khúc chiết mà nhẹ nhàng hay chút thầm kín lãng mạn ẩn sâu trong văn chương…
Có lẽ sẽ nhiều người chung cảm xúc với hoạ sĩ Lương Xuân Đoàn, khi góp mặt trong Sách Tết và hồi tưởng ký ức xưa. Rằng bởi sau một vòng lục thập hoa giáp, trong một bối cảnh xã hội tưởng rằng văn hóa đọc sẽ chìm khuất, cuốn sách đã gieo một cái gì háo hức về trở lại nét đẹp Tết xưa.
Theo Hải Đường - ĐBND
Nếp nhà lãng đãng khói hương như chiếc cầu nối với quá khứ. Hồn người tĩnh tại, thong dong hòa quyện miền tâm linh thăm thẳm. Nhưng không phải dịp Tết đến ta mới thấy nhẹ nhàng. Bất cứ khi nào đứng trước ban thờ tiên tổ, bao bộn bề, lo toan đều tự nhiên rũ bỏ, để gia tâm bảo vệ những gì tốt đẹp của tinh thần.
Vừa qua, một số cá thể thiên nga đã được thả vào hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Việc làm này đã gây nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Dù sau đó, các cá thể thiên nga đã được di chuyển đến một địa điểm khác song từ sự việc này nhiều người tỏ ra băn khoăn bởi hồ Hoàn Kiếm vốn được coi là nơi linh thiêng, hơn nữa hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn còn là Di tích quốc gia đặc biệt.
Khi toàn cầu hóa, nhiều người mới ý thức rõ hơn tầm quan trọng của sáng tạo. Nhiều quốc gia coi sáng tạo là nguồn lực chính trong nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số, bên cạnh động lực cũng tạo ra nhiều thách thức đối với khả năng sáng tạo của con người.
“Hiện thực” của đời sống hiện ra trước cái nhìn của chúng ta luôn luôn là một hỗn hợp, một nồi súp lẩu của “thực tế” và “tri nhận”, không tách bạch, và không dễ tách bạch được.
Nuôi dưỡng tâm hồn ham đọc sách từ bé cho con, sẽ giúp con dễ dàng vượt qua được giai đoạn khủng hoảng của tuổi mới lớn, giúp con mạnh mẽ đối mặt với những thay đổi của bản thân, và sóng gió của cuộc đời.
Để không bị lãng quên giữa các loại hình nghệ thuật giải trí hiện đại, sân khấu cải lương nói riêng, nghệ thuật truyền thống nói chung, đang tìm cách chuyển mình, dần tìm lại chỗ đứng. Trong quá trình tìm hướng đi mới ấy, các nghệ sĩ không hoàn toàn chạy theo thị hiếu một cách dễ dãi mà bỏ qua yếu tố nghệ thuật.
Một năm qua, sự xuất hiện của các sàn đấu giá nghệ thuật đã góp phần thúc đẩy hội họa phát triển, tạo ra thị trường lành mạnh thu hút nhà đầu tư cũng như giới mộ điệu. Nhưng vẫn còn nhiều vấn đề bỏ ngỏ.
Văn hóa là sản phẩm, đồng thời là điều kiện, động lực, phương thức tồn tại và phát triển của một đất nước. Văn hóa có sự phát triển tự thân nhưng cũng có cả sự tiếp nhận bên ngoài. Theo các chuyên gia, trong khi bảng giá trị của người Việt xuất hiện một số hiện tượng lệch lạc, cần nghiên cứu xây dựng hệ thống chuẩn mực xã hội, từ đó xác định khuôn khổ để trở lại chân giá trị.
Khi các hoạt động diễn xướng dân gian dần tách khỏi, đình làng dường như đánh mất một phần linh hồn, còn nghệ thuật truyền thống cũng thiếu khí vị. Theo NSƯT Đoàn Thanh Bình, những buổi diễn của Giáo phường Đình làng Việt một năm qua chính là hành trình để mỗi người được về lại ngày xưa, đắm mình trong đời sống văn hóa cộng đồng.
Thêm một lần mổ xẻ về thực trạng của lý luận phê bình sân khấu hiện nay, các nhà chuyên môn, tác giả đều cho rằng lý luận phê bình của sân khấu nước nhà rất thiếu, yếu và luôn bị các nhà hát… phớt lờ.
Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát đã chia sẻ đầy trăn trở tại Hội thảo "Liên hoan phim Việt Nam trong sự nghiệp phát triển điện ảnh dân tộc" vừa qua ở Đà Nẵng.
Sáng 16/11, Hội Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội đã tổ chức Hội thảo khoa học “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội - nhận diện, bảo tồn và phát triển” tại đình Hào Nam. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu, quản lý văn hóa - xã hội, các nghệ nhân dân, đồng đền, thủ nhang, thanh đồng…
Gần đây, một số trường ngoài công lập tăng học phí cao gây phản ứng của phụ huynh và bất bình dư luận. Đáng chú ý là theo Luật Giáo dục 2005, các cơ quan quản lý nhà nước không có thẩm quyền quản lý việc thu chi của các trường ngoài công lập. Các trường này hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và ngành giáo dục chỉ giám sát về chỉ tiêu tuyển sinh, chương trình đào tạo.
Là di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng Quốc gia từ năm 1991, nhưng những giá trị lịch sử, yếu tố nguyên gốc tại chùa Khúc Thủy, thôn Khúc Thủy (xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội) đã bị xâm phạm nghiêm trọng.
Không phải ai sinh ra cũng đã có thẩm mỹ âm nhạc mà nó được hình thành gắn với không gian sống, điều kiện thụ hưởng. Theo nhạc sĩ Quốc Trung, hiện nay ở Việt Nam hầu hết các chương trình nghệ thuật chỉ trình diễn một vài thể loại nhạc, bó hẹp sự lựa chọn của khán giả. Nếu mọi người tự mở rộng, bỏ qua rào cản để thử nghiệm nhiều thể loại nhạc khác nhau, sẽ phát hiện ra nhiều thứ mới mẻ, thú vị.
Cuộc sống của họ ra sao, quan niệm về tình yêu, hạnh phúc, nỗi buồn, suy nghĩ về truyền thống, hiện tại và tương lai như thế nào? Để tìm ra câu trả lời, đạo diễn người Hà Lan Manouchehr Abrontan đã đi từ Nam ra Bắc, phỏng vấn hàng trăm phụ nữ ở mọi lứa tuổi, ngành nghề, vai trò khác nhau. Và “Việt Nam tim tôi” ra đời như tình ca về vẻ đẹp, sức mạnh của phụ nữ Việt.
“Học sinh như bó đuốc, nhiệm vụ của tôi là truyền lửa cho bó đuốc. Nhưng trước khi truyền lửa được thì giáo viên phải là người yêu thích, say mê tìm tòi, chắt lọc cái hay trong môn học, khơi gợi cho các em tự tìm tòi, tự phát hiện ra vấn đề”. Đó là chia sẻ của thầy giáo Lê Quang Nhân, Trường THPT chuyên Nguyễn Du, Đắk Lắk tại Lễ tuyên dương gương Người tốt việc tốt đổi mới sáng tạo trong dạy và học năm học 2016 - 2017 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD - ĐT) tổ chức sáng 18.10.
Trong bối cảnh cần khẳng định văn hóa doanh nghiệp Việt Nam, việc tìm ý tưởng sáng tạo từ “Truyện Kiều” được cho là con đường ngắn nhất. Như GS. Phong Lê, Chủ tịch Hội Kiều học Việt Nam nhận định: “Doanh nhân dùng chữ tâm ấy để tiến là phúc cho họ, cũng là phúc cho xã hội vậy”.
Trước các phương tiện nghe nhìn, sách đang trở nên yếu thế hơn. Người lớn cũng ngại đọc sách, còn trẻ em thì thích xem iPad và chơi game. Làm sao để tạo được thói quen đọc sách cho trẻ, qua đó, dần nuôi dưỡng tâm hồn các em bằng sách?
Chú trọng phát triển văn hóa đọc tại vùng nông thôn, miền núi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Tuy nhiên, văn hoá đọc ở trẻ em nói riêng sẽ không thể phát triển rộng lớn nếu hệ thống phát hành sách chỉ tập trung ở thành phố và trẻ em nông thôn, miền núi vẫn còn “đói sách”.