Nói chuyện làng quê

07:55 13/04/2011
Thuở xưa, mỗi làng có một hương ước, nhiều làng có hương ước thành văn nhưng cũng có làng có hương ước bất thành văn.
Dù thành văn hay bất thành văn thì đối với dân làng, hương ước vẫn rất hiệu lực, thậm chí hiệu lực còn nhanh nhạy hơn cả pháp luật của Nhà nước, bởi vậy mới có câu “phép vua, thua lệ làng”.

Chuyện kể rằng ở làng Hà Trung (nay là xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) có Quan Tiên chỉ, người có công xuất tiền của, huy động dân làng đắp đập (đê) Bàu Ô, lấn phá Cầu Hai để tạo ruộng cho dân cày (rộng gần 2000 ha, nay dân xã Vinh Hà đang thụ hưởng). Khi con đê vừa hoàn thành, để bảo vệ con đê khỏi trâu băng, bò dẫm, ông cùng dân làng lập ra hương ước, thỏa thuận cùng nhau, nếu ai để trâu, bò của mình lên đê ăn cỏ thì con trâu, bò đó bị dân làng bắt giết thịt và gia chủ còn phải nộp phạt đủ để sắm xôi, rượu khao cả dân làng.

Để hương ước được thực thi một cách nghiêm minh, ông ngầm sai gia nhân đánh một con trâu của nhà mình lên đê ăn cỏ, khi tuần đê phát hiện liền chạy đến báo cáo với Quan Tiên chỉ, ông vờ hỏi như quát: - Ai to gan, dám để trâu lên dẫm trên đê, trâu của ai?

Tuần đê rụt rè, lễ phép: - Dạ thưa, trâu của Quan Tiên chỉ ạ!

Ông liền hạ giọng: - Té ra rứa à! Pháp bất vị thân, dân làng cứ bắt trâu làm thịt, phần tui, xin nộp phạt theo lệ của làng, việc sai phạm của gia nhân, tui sẽ hành xử theo gia quy để răn dạy chúng.

Sau bữa rượu, thịt vui say, dân làng bàn tán xôn xao, “trâu của quan mà còn như rứa, huống hồ là trâu của dân”, nên mọi người đều khiếp sợ, từ đó không bao giờ có ai dám cho trâu lên ăn cỏ trên đê, lệ làng đó còn hiệu lực đến cả hàng trăm năm, cho đến nay vẫn còn truyền tụng.

Cũng chuyện gần xưa, thuở tui còn nhỏ, trâu bò từ nhà ra đồng, ra đôộn (động cát) chỉ được phép đi theo đường đã được quy định, mà thông thường là dọc theo dưới những lòng con khe, ý thức của người chăn dắt cũng biết phận mình, đi quen thành lệ, không bao giờ dám cho trâu bò đi lên trên đường xóm, đường làng. Xuân sang hạ chí, dân làng năm giới cùng đào khe, vét rãnh, vệ sinh đường sá, chặt cây tỉa cành cho đường sá sạch sẽ, thông thoáng, nước thoát dễ dàng để khỏi phá bờ phá đập. Theo ngày đã định, nghe ba hồi trống cả năm giới, nam phụ lão ấu tập trung, người cuốc kẻ cào, người mác kẻ rựa, mỗi người một việc, không ai bảo ai, thi nhau thực hành phận sự công dân của làng, các cụ cao tuổi thì chống gậy đi theo thốc trống, đốc chiêng, đôn đốc cháu con. Ngày tết tuy nghèo, nhưng làng trên xóm dưới đều vệ sinh quang đãng

Ngày nay, dọc những con đường qua các miền quê, kể cả quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, xã lộ hay đường xóm, đường làng, nhờ ơn Chính phủ và những người hảo tâm đa phần đã được rải nhựa hoặc bê tông hóa, nhiều lúc người ta bắt gặp cả đàn trâu, bò hiên ngang đi giữa con đường, chặn hết cả lối đi của khách bộ hành, người chăn dắt thì vẫn cứ thản nhiên như chẳng có chuyện gì, mặc cho khách bộ hành vô cùng run sợ; phân trâu, phân bò phóng uế bừa bãi giữa đường là điều không hiếm, thấy người xung điện bắt cá, hủy hoại môi trường thì cũng làm ngơ; thấy kẻ trộm chó mèo, vịt gà cũng không dám nói; người phàn nàn trách móc thì nhiều, còn người có trách nhiệm áp dụng các biện pháp ngăn chặn thì sao mà quá hiếm, người có chức trách không phải lúc nào cũng gặp cảnh này, còn người mắt thấy tai nghe thì cũng không rảnh để đi cấp báo kịp thời với cấp có thẩm quyền nhằm tìm cách ngăn chặn, dân qua đường thì nghiến răng cầu mong cho sớm thoát cảnh ách tắc hành trình, dân địa phương trong xóm, ngoài làng ngó trước nhìn sau đều bà con quen biết, dù thấy điều sai trái, quá gai mắt chướng tai mà nói họ cũng cho là lẻo mép, xoi móc hương lân, chi bằng lặng tiếng im hơi cho yên thân và được tiếng là xóm giềng thân thiện, thế là mọi người cứ bỏ mặc, bàng quan, ai làm gì thì làm, miễn không đụng đến lợi ích của mình là được.

Lệ làng là pháp luật của địa phương, thông thường, lệ làng do nhóm quan viên, trưởng lão trong làng khởi xướng, được cộng đồng cư dân đồng thuận đề lên thành lệ và có hiệu lực đối với cả cộng đồng, không miễn trừ cho bất cứ một ai dù là quan hay dân trong cộng đồng cư dân ở đó; quan viên, trưởng lão gương mẫu chấp hành thì dân tâm phục noi theo; quan viên, trưởng lão bất minh thì dân không tâm phục, thượng bất chính hạ tắc loạn, tâm không phục thì dù có bắt buộc cũng cố hành xử chiếu lệ cho xong, nhưng chủ yếu là ngầm chống đối nhằm phá vỡ những lề thói cũ.

Ngày nay, nhiều nơi đã xây dựng hương ước của làng mình, thậm chí nhiều hương ước được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng xem ra, việc thực thi cũng còn nhiều điều trăn trở. Phàm đã có quy định thì phải có chế tài, ai có công thì được thưởng, ai có tội thì phải hành, có như vậy mọi người phải tránh điều bị phạt, cố gắng lập công thì cộng đồng cư dân mới ngày càng gắn kết. Các hương ước hiện nay đa phần là nêu quy định, còn chế tài thì dựa vào pháp luật của Nhà nước, đề ra những chế tài mới thì sợ vi phạm pháp luật của quốc gia, còn những điều đã có chế tài xử phạt theo pháp luật hành chính thì cấp có thẩm quyền xử phạt hành chính ở địa phương phải là chủ tịch UBND và trưởng công an xã hoặc chiến sĩ các cơ quan chức năng khi làm nhiệm vụ mới có thẩm quyền.

Khổ nỗi, chuyện hương thôn đâu phải cái gì cũng chạy lên cáo với xã phường; các vi phạm trên huyện lộ, tỉnh lộ, quốc lộ là chuyện của công an và của cơ quan chức trách giao thông; vi phạm trật tự, trị an trong xóm, trong làng là chuyện của công an thôn và của ông thôn trưởng, nhưng éo le là đâu phải vi phạm nào công an cũng bắt gặp, mà nếu có gặp thì cũng chưa từng thấy công an xử phạt kẻ giữ trâu, bò đa phần “quần rách áo ôm”, truy cho ra chủ của trâu, bò, nguồn nguy hiểm tự do rong ruổi trên đường để liên đới chịu trách nhiệm thì cũng chưa ai làm như vậy, còn như trưởng thôn bắt gặp trâu băng, bò giẫm trong đường xóm, đường làng thì cũng chẳng có quyền xử phạt được ai, giỏi lắm thì cũng nhắc nhở, khuyên răn lần sau đừng tái phạm; hành xử như vậy nên pháp luật bị nhờn, còn hương ước của làng ngày càng trở thành vô hiệu.

Làm cách nào để hương ước được cộng đồng dân cư tôn trọng, có giá trị trường tồn, bền vững ở địa phương? Rất nhiều luồng ý kiến khác nhau như phải đưa các chế tài nghiêm khắc vào các hương ước của các làng, phải phân cấp cho tập thể dân làng phân xử những điều đã định ra trong hương ước, hoặc phải phân cấp cho cán bộ ở thôn bản có quyền xử phạt, phải giáo dục ý thức văn hóa cộng đồng, những người trưởng lão phải gương mẫu chấp hành và phải thường xuyên nhắc nhở cháu con làm điều phải, điều thiện, tránh điều ác, biết chung lưng đấu cật, chung tay góp sức xây dựng hương thôn... Văng vẳng bên tai điều lý giải giản đơn của người dân Hà Trung còn truyền tụng đến bây giờ: “trâu của quan mà còn như rứa, huống hồ là trâu của dân”.

TÂM VĂN
(265/3-11)





Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Trong bối cảnh giãn cách xã hội, nghệ sĩ và công chúng cùng ở nhà chung tay phòng, chống dịch bệnh, sân khấu cũng đóng cửa, tắt đèn. Tuy vậy, trên nền tảng trực tuyến, các nghệ sĩ Nhà hát Chèo Việt Nam vẫn “cháy hết mình” qua các chương trình biểu diễn, giao lưu với khán giả, đưa chèo đến gần người yêu nghệ thuật truyền thống.

  • Từ những câu chuyện cảm động hoặc những hình ảnh “đắt giá” nhiều họa sĩ chuyên nghiệp và không chuyên đã có những sáng tác tranh minh họa, ký họa theo phong cách lạc quan, lan tỏa những thông điệp tích cực về phòng, chống Covid-19.

  • Cùng với các loại nhu yếu phẩm, thời gian qua, nhiều tổ chức và đơn vị xuất bản đã chung tay đưa sách vào các khu cách ly và phong tỏa do dịch bệnh trên địa bàn TPHCM. Trong những ngày phải thực hiện giãn cách xã hội, hoạt động đưa sách đến tay bạn đọc thật có ý nghĩa.

  • Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, các phần mềm dịch thuật miễn phí và có phí ra đời ngày càng nhiều, hỗ trợ tích cực cho quá trình chuyển ngữ. Tuy nhiên, vai trò của dịch giả vẫn không thể thay thế, đặc biệt trong lĩnh vực xuất bản.

  • Thời gian qua trên các trang mạng xã hội dấy lên những cuộc chiến livestream, có kênh thu hút hàng trăm ngàn người xem, cả trong và ngoài nước.

  • Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 đã đề cập mức hỗ trợ dành cho diễn viên, nghệ sĩ hưởng lương hạng bốn trong các đơn vị nghệ thuật công lập. Đây được xem là bước đi thiết thực, ý nghĩa, góp phần kịp thời chia sẻ khó khăn cho đội ngũ nhân lực trẻ ở các loại hình nghệ thuật biểu diễn.

  • Những hình ảnh trống vắng, im ắng của một thành phố vốn sôi động, náo nhiệt trước đây được nhiều nhiếp ảnh gia, những người chụp ảnh chuyên và không chuyên ghi lại. Rất nhiều bức ảnh đẹp về con người thành phố nghĩa tình, sẵn sàng nhường cơm sẻ áo khi dịch bệnh bùng phát gợi cho người xem nhiều xúc cảm…

  • Bằng những cách khác nhau, các nhà văn của thành phố đã và đang chung tay tham gia phòng chống dịch Covid-19. Từ trực tiếp tham gia công tác thiện nguyện cho đến tìm kiếm chất liệu để có những tác phẩm gắn liền với đời sống người dân trong những ngày này.

  • Trong thời điểm giãn cách xã hội do dịch bệnh, các buổi trò chuyện, giao lưu, giới thiệu sách trực tiếp đều tạm hoãn, tuy nhiên, nhiều hoạt động vẫn được tổ chức theo các hình thức khác nhau nhằm kết nối với độc giả qua những trang sách, góp thêm niềm vui đọc.

  • Khi khán giả chưa thể đến rạp, sân khấu chưa thể sáng đèn, việc xây dựng và triển khai mô hình “nhà hát truyền hình” được xem là hướng đi phù hợp để không làm đứt đoạn dòng chảy biểu diễn nghệ thuật trong đại dịch. Ðồng thời, giữ lửa đam mê nơi nghệ sĩ và mang đến nhiều cơ hội giúp công chúng được thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật chất lượng cao.

  • Sau 2 năm lao đao vì dịch Covid-19, nhiều đơn vị sân khấu truyền thống đang đối mặt với nguy cơ phải đóng cửa, ngừng hoạt động, hoặc tình trạng nguồn nhân lực bị suy giảm trầm trọng. Trong khi đó, số lượng nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực sân khấu truyền thống đang dần mai một, việc đào tạo nghệ sĩ trẻ gặp không ít khó khăn. Đây là vấn đề cấp bách, rất cần được ngành văn hóa và các cơ quan chức năng quan tâm kịp thời.

  • 0 giờ ngày 9-7, khi TP.HCM bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, cũng là lúc nỗi lo lắng phủ trùm lên hàng vạn mảnh đời sống khó khăn, vô gia cư, chạy cơm từng bữa.

  • “Hỡi cô thắt dải lưng xanh/ Có về Nam Định với anh thì về/ Nam Định có bến đò Chè/ Có tàu Ngô Khách, có nghề ươm tơ”.

  • Phá bỏ và xây mới tiêu hao rất nhiều năng lượng, lãng phí nguyên nhiên liệu và gây ô nhiễm môi trường. Việc chuyển đổi công năng công trình cũ nên được ưu tiên. Vấn đề là công trình ấy sẽ được biến đổi công năng như thế nào trong tương lai để mang lại giá trị cho xã hội.

  • TP.HCM đã qua gần 5 tuần thực hiện giãn cách xã hội và Chỉ thị 10, chị tôi và những người thân của chị, hay chú Bảy, chú Út chạy xe ôm trước cơ quan tôi cũng như nhiều người khác, đã thấm mệt mỏi với sự sợ hãi, lo âu...

  • Gia đình có vai trò quan trọng trong việc chọn lọc, lưu truyền và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Phát triển gia đình là nhiệm vụ có tính chiến lược của sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam. Trước tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, gia đình Việt đã trải qua những biến chuyển lớn, kéo theo sự thay đổi các giá trị gia đình truyền thống. Vì vậy, xác định hệ giá trị chuẩn mực mới cho gia đình Việt Nam là công việc cần thiết hiện nay.

  • Vào cuối tháng 4-2021, các diễn viên trong Đoàn múa rối Rồng Phương Nam (Nhà hát nghệ thuật Phương Nam) tất bật tập vở mới Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực để kịp công diễn dịp hè. Khi mọi thứ được chuẩn bị sẵn sàng thì đợt dịch Covid-19 ập đến, những diễn viên múa rối nước của đoàn tứ tán khắp nơi. Kẻ về quê, người ở nhà trông con…, mong chờ ngày được hội ngộ khán giả.

  • Trong Offline: Giải phóng tâm trí khỏi căng thẳng trên điện thoại thông minh và mạng xã hội (Tân Việt Books và NXB Dân Trí), hai tác giả Imran Rashid và Soren Kenner sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin gây sốc về cách các gã khổng lồ công nghệ như Facebook, Apple, Google và Instagram… sử dụng cách “hack tâm trí” để khiến bạn và con bạn bị cuốn hút vào các sản phẩm của họ.

  • Với người Phật tử, dù không có một quy định nào, nhưng có lẽ Đại lễ Phật đản là một sự kiện vui tươi và thành kính nhất, có sức cộng hưởng trên toàn thế giới.

  • Đại dịch Covid-19 đã khiến cả xã hội đảo lộn, nhiều ngành nghề gặp khó khăn. Sân khấu – ngành nghệ thuật biểu diễn trực tiếp cũng rơi vào tình trạng vô cùng vất vả.