Những vấn đề cần đặc biệt lưu ý trong xây dựng các hồ chứa nước lớn ở thượng nguồn sông Hương

09:36 13/07/2009
Sông Hương thuộc loại nhỏ của Việt Nam, nhưng với Thừa Thiên Huế có thể nói là “tất cả”. Hệ thống sông Hương cung cấp nước, tạo môi trường để phát triển gần như toàn bộ nền kinh tế - xã hội của Thừa Thiên Huế, đặc biệt sông Hương còn là biểu tượng của Huế, hai bên bờ mang nặng di sản văn hoá nhân loại. Nhưng đồng thời nó cũng đưa lại những trận lụt lớn vào mùa mưa, nhiễm mặn vào mùa hè...

Sau trận lũ lịch sử năm 1999 gây ngập toàn bộ vùng đồng bằng của tỉnh, gần 400 người đã chết, được Trung ương quan tâm đặc biệt, nhưng vốn xây dựng cơ bản khó khăn, đã phải nhờ Chính phủ Nhật Bản giúp đỡ, với sự hỗ trợ của JICA, JBIC, vừa qua đã tiến hành quy hoạch việc xây dựng hồ chứa nước (hồ Tả Trạch) ở thượng nguồn sông Hương với nhiệm vụ chống lũ là ưu tiên. Ngoài ra, hiện Tổng Công ty xây dựng Sông Đà, Tổng Công ty Điện lực cũng đang nghiên cứu để xây dựng các công trình thuỷ điện là hồ Hữu Trạch (Bình Điền) và hồ sông Bồ (Cổ Bi) trên sông Hương.

Trong tình hình đó, có những vấn đề cần được đặt ra:
1. Vấn đề đảm bảo nguyên tắc tổng hợp, lợi dụng tài nguyên nước và chọn phương án tối ưu.

Nhu cầu dùng nước cho phát điện và cung cấp nước cho nông công nghiệp, bảo đảm môi trường sinh thái, cơ bản không có mâu thuẫn. Vì đặc điểm nguồn nước cung cấp cho thuỷ điện không mất đi mà thả xuống sông Hương đưa về hạ lưu phục vụ cho các ngành. Mặt khác, do địa hình nên gần như không có điều kiện tưới tự chảy cho sản xuất nông nghiệp, mà chủ yếu là tăng nguồn nước sau đó dùng công trình động lực (bơm, tát...) để tưới. Mâu thuẫn chủ yếu là giữa yêu cầu chống lũ cho hạ du và quyền lợi của ngành điện. Tăng dung tích phòng chống lũ, thì lượng điện giảm đáng kể (nhất là mùa lũ). Đây là mâu thuẫn muôn thuở. Nếu công trình được đầu tư bằng nguồn vốn của ngân sách thì mâu thuẫn trên không có vấn đề gì lớn.

Vì yêu cầu lợi dụng tổng hợp nguồn nước lấy chống lũ là mục tiêu số 1, nên hồ Tả Trạch phải dành ~ 400 triệu m3 để chống lũ cho hạ lưu. Tuy mực nước chết ở cao trình + 23m, nhưng để bảo đảm nguồn nước cung cấp cho các ngành, đẩy mặn ở hạ du, nên mực nước trước lũ đặt ở cao trình + 35m ứng với dung tích 217,4 triệu m3, cuối mùa lũ, nếu năm đó nước đến ít, trữ không đầy hồ thì vẫn đảm bảo nhu cầu nước cho các ngành. Theo chúng tôi, khi đập Thảo Long hoàn thành, có tác dụng ngăn mặn giữ ngọt cho sông Hương, có khả năng đưa mực nước trước lũ xuống cao trình mực nước chết + 23m, và dung tích chống lũ sẽ tăng từ 392,6 m3 lên 610 triệu m3, mực nước lũ tại Huế giảm xuống cao trình + 3,0m (tính toán hiện nay của JBIC là + 3,5m). Cũng vì vậy mà phát điện chỉ còn 18Mw và điện lượng chỉ đạt 60 triệu Kwh. Nếu ở đây ưu tiên cho phát điện, có thể lắp công suất 40 - 70 Mw, sản lượng điện bình quân năm có thể đạt 160 ~ 280 triệu Kwh. Xây dựng hồ Tả Trạch với các nhiệm vụ cụ thể như trên là xuất phát từ yêu cầu dùng nước và chống lũ cho hạ du đạt hiệu quả tốt nhất.

Với mục đích kinh doanh điện năng là chủ yếu, các nhiệm vụ khác là thứ yếu, Tổng Công ty Sông Đà, Tổng Công ty Điện lực có ý định xây dựng hai hồ Bình Điền và Cổ Bi. Do vậy, trong những tài liệu đã chuẩn bị, chúng tôi thấy việc tính toán kinh tế chọn phương án chỉ xuất phát chủ yếu từ lợi ích ngành điện, không phải là phương án tối ưu đối với nền kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy làm được hai công trình rất lớn (công trình cấp II), nhưng kết quả cụ thể chỉ bán được khoảng 350 - 400 triệu Kwh hàng năm, và các công ty của ngành điện quả là có lợi. Các hiệu quả khác gần như rất nhỏ, chưa nói đến ảnh hưởng môi trường tự nhiên và xã hội như thế nào.

Giải quyết mâu thuẫn này phải xuất phát từ hiệu ích xã hội tối đa. Nếu trước mắt chính phủ chưa có kinh phí đầu tư, nhưng ngành điện lại muốn khai thác nhanh, trong tình hình đó hiệu quả của các đơn vị kinh doanh được đặt lên trên hiệu ích xã hội là điều chắc chắn xẩy ra. Với một hình thức đầu tư bên ngoài trông rất hấp dẫn, nhưng đấy không phải là cứu cánh cho nhân dân Thừa Thiên Huế.

2. Vấn đề đánh giá tác động môi trường

Đây là một vấn đề rất rộng, bao gồm rất nhiều ngành chuyên môn khác nhau cả tự nhiên và xã hội. Dự án SAPROP do JBIC tài trợ để hoàn chỉnh dự án khả thi hồ chứa nước Tả Trạch phải kéo dài hai năm, với hàng chục chuyên gia Nhật, Trung Quốc, Triều Tiên... cộng với nhiều Viện ở Việt Nam, phải khảo sát, nghiên cứu, tính toán, đến nay mới xong về cơ bản. Tuy vậy, còn một số vấn đề đang phải chuyển qua giai đoạn sau, như:

Môi trường xã hội: Xây dựng chương trình tái định cư, xác định ảnh hưởng của việc xây dựng hồ Tả Trạch đối với các thành phần có liên hệ, ảnh hưởng đến người khai thác cát, sạn trên sông, ảnh hưởng đến nuôi trồng thuỷ sản trên sông và đầm phá...

Môi trường tự nhiên: Tình hình địa chất (hoạt động kiến tạo, vết đứt gãy, động đất), vấn đề di chuyển bùn cát, bồi lắng, xói lở ở hạ du, các loại động vật (thuỷ hải sản, động vật trên cạn, động vật quí hiếm), thực vật trong hồ, quanh hồ, chất lượng nước, nước lợ để nuôi trồng thuỷ sản, ổn định cửa đầm phá, cửa biển, mối quan hệ của hồ Tả Trạch và đập Thảo Long...

Tất cả nhiệm vụ trên phải nghiên cứu tình hình hiện trạng, tính toán và dự đoán sự thay đổi khi có hồ Tả Trạch và các biện pháp quan trắc theo dõi, các biện pháp hạn chế các tiêu cực,...

Nay, nếu dự kiến xây dựng thêm hồ Hữu Trạch và hồ Sông Bồ thì tình hình phức tạp hơn. Ba hồ chứa dự định xây ở sông Hương đều thuộc loại lớn. Theo quốc tế quy định, loại đập lớn là loại đập có chiều cao từ 15m trở lên, tính từ nền, nếu đập cao giữa 5 và 15m và có hồ chứa hơn 3 triệu m3 nước thì cũng được xếp vào loại đập lớn. Như vậy hồ Tả Trạch với chiều cao  55m, dung tích  600 triệu m3, hồ Bình Điền với chiều cao  85m, dung tích  600 triệu m3, hồ Cổ Bi với chiều cao  50 ~ 60m, dung tích  300 ~ 500 triệu m3 nước đúng là thuộc loại rất lớn. Một đặc điểm quan trọng ở đây các hồ chứa rất gần thành phố Huế và các khu tập trung dân cư. Từ hồ Bình Điền về đến Huế khoảng 23 km, từ hồ Tả Trạch về đến Huế cũng khoảng 35 km. Điều này buộc chúng ta phải đặc biệt nghiên cứu rất nghiêm túc thêm các vấn đề sau:

1. Về tính ổn định của đập. Chúng ta không đặt vấn đề có sự cố như vỡ đập vì như vậy sẽ trở thành đại họa không thể tính được, mà phải tính với tần xuất bảo đảm rất cao. Tuy đã tính với lũ 0,5% và kiểm tra với lũ p= 0,1% (một ngàn năm xuất hiện một lần) nhưng rủi ro làm sao lường hết được, cho nên phải bố trí thêm một tràn sự cố (hồ Tả Trạch tràn sự cố có chiều dài 100m ở độ cao + 52m, hồ Bình Điền cũng phải bố trí hạng mục này).

2. Về sự diễn biến hạ du. Đập Bình Điền với cao trình đỉnh đập 87m, cao trình ngưỡng tràn ở 73m, từ cao trình 73m, với 1 lưu lượng tràn với p=0,5% là 6213,43 m3/s và khi với p=0,1% thì lưu lượng tràn qua đập là 7550,84 m3/s. Với khối lượng nước qua đập tràn đó, ở độ cao 73,0m cách lăng Minh Mạng khoảng 6km, cách Huế 23 km, thử hỏi việc gì sẽ xảy ra ở hạ lưu nói chung và thành phố Huế nói riêng. Lòng sông Hương sẽ thay đổi mãnh liệt vì 3 lý do: do động năng lớn của khối nước tràn, do sự thay đổi hàm lượng bùn cát trong nước trước, sau khi có hồ chứa, và do nhà máy nước thuỷ điện sẽ làm việc ở phần lưng của biểu đồ phụ tải điện, dẫn đến mực nước sông Hương trong mùa hè sẽ giao động rất lớn trong ngày. Các yếu tố đó cùng xảy ra làm cho hiện tượng xói lở hạ du trở nên rất phức tạp và có thể gây phương hại cho di sản Huế. Các nhà tư vấn phải tính toán, cả bằng mô hình vật lý, để xác định cho được diễn biến sau khi hình thành công trình. Chưa có được đáp số đó và các biện pháp ngăn chặn nó, chúng ta không thể xây dựng công trình. Nếu vội vàng bất cẩn, hậu quả khó lường.

3. Về xử lý mối quan hệ giữa các đối tác đang nghiên cứu trên hệ thống sông Hương, nhất là đối với JBIC:
Hoạt động trên lưu vực sông Hương hiện có nhiều đối tác trong và ngoài nước. Phía Nhật Bản đang cùng Bộ NN & PTNT chuẩn bị khẩn trương cho việc xây dựng công trình Tả Trạch, công trình đợt 1, quan trọng nhất trên hệ thống sông Hương, mà mục tiêu là giảm lụt cho Huế và hạ du. Các công ty của ngành điện đang tích cực để chuẩn bị xây dựng thuỷ điện Bình Điền và Cổ Bi, công việc cũng rất khẩn trương. Trong không khí nhộn nhịp đó, cần coi trọng thứ tự xây dựng các công trình mà Bộ NN & PTNT đã thoả thuận với Nhật Bản. Nếu có sự đảo ngược về thứ tự xây dựng sẽ dẫn đến hậu quả là các số liệu tính toán 2 năm qua của JBIC, nhất là diễn biến môi trường tự nhiên ở hạ du sẽ không còn ý nghĩa, có khả năng gây khó khăn cho việc chuẩn bị xây dựng Tả Trạch.

Xây dựng các hồ chứa lớn ở thượng nguồn sông Hương để khai thác tổng hợp nguồn nước là một vấn đề lớn, góp phần cực kỳ quan trọng cho sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, nhưng cực kỳ nhạy cảm về môi trường tự nhiên và xã hội. Giữ sao cho sông Hương vẫn mãi là con sông thơ mộng, hiền hòa, đẹp giữa lòng cố đô Huế là trách nhiệm của chúng ta và muôn đời mai sau.

HỒ NGỌC PHÚ
(182/04-04)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Trong bối cảnh giãn cách xã hội, nghệ sĩ và công chúng cùng ở nhà chung tay phòng, chống dịch bệnh, sân khấu cũng đóng cửa, tắt đèn. Tuy vậy, trên nền tảng trực tuyến, các nghệ sĩ Nhà hát Chèo Việt Nam vẫn “cháy hết mình” qua các chương trình biểu diễn, giao lưu với khán giả, đưa chèo đến gần người yêu nghệ thuật truyền thống.

  • Từ những câu chuyện cảm động hoặc những hình ảnh “đắt giá” nhiều họa sĩ chuyên nghiệp và không chuyên đã có những sáng tác tranh minh họa, ký họa theo phong cách lạc quan, lan tỏa những thông điệp tích cực về phòng, chống Covid-19.

  • Cùng với các loại nhu yếu phẩm, thời gian qua, nhiều tổ chức và đơn vị xuất bản đã chung tay đưa sách vào các khu cách ly và phong tỏa do dịch bệnh trên địa bàn TPHCM. Trong những ngày phải thực hiện giãn cách xã hội, hoạt động đưa sách đến tay bạn đọc thật có ý nghĩa.

  • Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, các phần mềm dịch thuật miễn phí và có phí ra đời ngày càng nhiều, hỗ trợ tích cực cho quá trình chuyển ngữ. Tuy nhiên, vai trò của dịch giả vẫn không thể thay thế, đặc biệt trong lĩnh vực xuất bản.

  • Thời gian qua trên các trang mạng xã hội dấy lên những cuộc chiến livestream, có kênh thu hút hàng trăm ngàn người xem, cả trong và ngoài nước.

  • Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 đã đề cập mức hỗ trợ dành cho diễn viên, nghệ sĩ hưởng lương hạng bốn trong các đơn vị nghệ thuật công lập. Đây được xem là bước đi thiết thực, ý nghĩa, góp phần kịp thời chia sẻ khó khăn cho đội ngũ nhân lực trẻ ở các loại hình nghệ thuật biểu diễn.

  • Những hình ảnh trống vắng, im ắng của một thành phố vốn sôi động, náo nhiệt trước đây được nhiều nhiếp ảnh gia, những người chụp ảnh chuyên và không chuyên ghi lại. Rất nhiều bức ảnh đẹp về con người thành phố nghĩa tình, sẵn sàng nhường cơm sẻ áo khi dịch bệnh bùng phát gợi cho người xem nhiều xúc cảm…

  • Bằng những cách khác nhau, các nhà văn của thành phố đã và đang chung tay tham gia phòng chống dịch Covid-19. Từ trực tiếp tham gia công tác thiện nguyện cho đến tìm kiếm chất liệu để có những tác phẩm gắn liền với đời sống người dân trong những ngày này.

  • Trong thời điểm giãn cách xã hội do dịch bệnh, các buổi trò chuyện, giao lưu, giới thiệu sách trực tiếp đều tạm hoãn, tuy nhiên, nhiều hoạt động vẫn được tổ chức theo các hình thức khác nhau nhằm kết nối với độc giả qua những trang sách, góp thêm niềm vui đọc.

  • Khi khán giả chưa thể đến rạp, sân khấu chưa thể sáng đèn, việc xây dựng và triển khai mô hình “nhà hát truyền hình” được xem là hướng đi phù hợp để không làm đứt đoạn dòng chảy biểu diễn nghệ thuật trong đại dịch. Ðồng thời, giữ lửa đam mê nơi nghệ sĩ và mang đến nhiều cơ hội giúp công chúng được thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật chất lượng cao.

  • Sau 2 năm lao đao vì dịch Covid-19, nhiều đơn vị sân khấu truyền thống đang đối mặt với nguy cơ phải đóng cửa, ngừng hoạt động, hoặc tình trạng nguồn nhân lực bị suy giảm trầm trọng. Trong khi đó, số lượng nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực sân khấu truyền thống đang dần mai một, việc đào tạo nghệ sĩ trẻ gặp không ít khó khăn. Đây là vấn đề cấp bách, rất cần được ngành văn hóa và các cơ quan chức năng quan tâm kịp thời.

  • 0 giờ ngày 9-7, khi TP.HCM bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, cũng là lúc nỗi lo lắng phủ trùm lên hàng vạn mảnh đời sống khó khăn, vô gia cư, chạy cơm từng bữa.

  • “Hỡi cô thắt dải lưng xanh/ Có về Nam Định với anh thì về/ Nam Định có bến đò Chè/ Có tàu Ngô Khách, có nghề ươm tơ”.

  • Phá bỏ và xây mới tiêu hao rất nhiều năng lượng, lãng phí nguyên nhiên liệu và gây ô nhiễm môi trường. Việc chuyển đổi công năng công trình cũ nên được ưu tiên. Vấn đề là công trình ấy sẽ được biến đổi công năng như thế nào trong tương lai để mang lại giá trị cho xã hội.

  • TP.HCM đã qua gần 5 tuần thực hiện giãn cách xã hội và Chỉ thị 10, chị tôi và những người thân của chị, hay chú Bảy, chú Út chạy xe ôm trước cơ quan tôi cũng như nhiều người khác, đã thấm mệt mỏi với sự sợ hãi, lo âu...

  • Gia đình có vai trò quan trọng trong việc chọn lọc, lưu truyền và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Phát triển gia đình là nhiệm vụ có tính chiến lược của sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam. Trước tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, gia đình Việt đã trải qua những biến chuyển lớn, kéo theo sự thay đổi các giá trị gia đình truyền thống. Vì vậy, xác định hệ giá trị chuẩn mực mới cho gia đình Việt Nam là công việc cần thiết hiện nay.

  • Vào cuối tháng 4-2021, các diễn viên trong Đoàn múa rối Rồng Phương Nam (Nhà hát nghệ thuật Phương Nam) tất bật tập vở mới Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực để kịp công diễn dịp hè. Khi mọi thứ được chuẩn bị sẵn sàng thì đợt dịch Covid-19 ập đến, những diễn viên múa rối nước của đoàn tứ tán khắp nơi. Kẻ về quê, người ở nhà trông con…, mong chờ ngày được hội ngộ khán giả.

  • Trong Offline: Giải phóng tâm trí khỏi căng thẳng trên điện thoại thông minh và mạng xã hội (Tân Việt Books và NXB Dân Trí), hai tác giả Imran Rashid và Soren Kenner sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin gây sốc về cách các gã khổng lồ công nghệ như Facebook, Apple, Google và Instagram… sử dụng cách “hack tâm trí” để khiến bạn và con bạn bị cuốn hút vào các sản phẩm của họ.

  • Với người Phật tử, dù không có một quy định nào, nhưng có lẽ Đại lễ Phật đản là một sự kiện vui tươi và thành kính nhất, có sức cộng hưởng trên toàn thế giới.

  • Đại dịch Covid-19 đã khiến cả xã hội đảo lộn, nhiều ngành nghề gặp khó khăn. Sân khấu – ngành nghệ thuật biểu diễn trực tiếp cũng rơi vào tình trạng vô cùng vất vả.