Những tựa sách văn học nước ngoài thú vị đến với độc giả Việt

08:37 29/01/2018

Đầu năm 2018, nhiều tựa sách văn học nước ngoài thú vị được các nhà xuất bản trong nước giới thiệu tới độc giả Việt Nam.

Nhà văn Michel Bussi - tác giả của "Mẹ đã sai rồi." (Ảnh: michel-bussi.fr)

“Mẹ đã sai rồi” (Michel Bussi)

Trong “Mẹ đã sai rồi,” Malone - một đứa trẻ ba tuổi rưỡi khăng khăng nói rằng, bố mẹ hiện tại của cậu bé không phải là bố mẹ thật; đồng thời, cậu luôn kể về một cuộc sống trước đây (với một ngôi nhà, một người mẹ hoàn toàn khác) với những chi tiết vừa cụ thể lại vừa mông lung.

Không ai tin lời Malone ngoại trừ bác sỹ tâm lý Vasile. Anh đã tìm đến sự hỗ trợ của thiếu tá cảnh sát Marianne Augresse. Đây thực sự là một cuộc chạy đua với thời gian bởi theo Vasile, do đặc tính của lứa tuổi, ký ức của Malone chẳng mấy chốc sẽ bị xóa nhòa, thay thế bởi những ký ức mới.

Trong quá trình cùng bác sỹ Vasile đi tìm sự thật, Marianne Augresse đồng thời phải truy bắt hai thủ phạm của một vụ cướp có vũ khí. 10 tháng sau ngày xảy ra vụ cướp, cảnh sát vẫn lần theo dấu vết của hai kẻ đào tẩu Tuy nhiên, hết lần này đến lần khác, họ để tuột khỏi tay hai kẻ đào tẩu bị thương nặng đúng vào phút chót một cách khó hiểu.

Hai vụ án buộc thiếu tá Marianne Augresse phải đau đầu thực chất lại chỉ là một kế hoạch đã được dày công sắp đặt bởi một nhân vật mà cô không thể ngờ tới.

Michel Bussi là một trong những tác giả best-seller ở mảng truyện trinh thám của Pháp. Trước “Mẹ đã sai rồi,” một số tác phẩm của Michel Bussi đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt: “Hoa sung đen,” “Xin đừng buông tay”…

“Một gánh xiếc qua” (Patrick Modiano)

Cũng giống như nhiều sáng tác khác của Patrick Modiano - chủ nhân giải Nobel Văn học 2014, “Một gánh xiếc qua” không tạo cho người đọc những dằn vặt, suy tư nặng nề.

Ngược lại, chúng đưa độc giả đến với thế giới của tuổi trẻ - nơi chứa đựng cả vẻ huyễn hoặc khó lý giải và sự tinh tế. Ở đó có cả nỗi hoang mang và lòng can đảm, gói trọn cả những nỗi đau và sự hân hoan, tràn đầy năng lượng. Dưới ngòi bút của Patrick Modiano, nỗi buồn cũng trở nên nhẹ bẫng…
 


Có thể hình dung, “Một gánh xiếc qua” giống như một chương đặc biệt của bản nhạc dài (bao gồm cả “Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối” và “Từ thăm thẳm lãng quên”). Đó là một bản nhạc da diết với lời nhắn gửi: dẫu ở độ tuổi nào, bao giờ người ta cũng quá trẻ khi sống ở Paris!

“Yêu dấu” (Toni Morrison)

“Yêu dấu” không đơn giản và đương nhiên, không hề dễ đọc và không hề dễ chịu. Tác phẩm của Toni Morrison nhìn thẳng vào vực thẳm của chế độ nô lệ, biến lịch sử thành một câu chuyện dữ dội và rúng động.

Lấy bối cảnh ở vùng Ohio, “Yêu dấu” là câu chuyện xúc động và đầy ám ảnh về thân phận người nô lệ da đen trên đất Mỹ. Seth - nhân vật chính của tác phẩm là một người phụ nữ đen xinh đẹp và kiêu hãnh. Sau cuộc bỏ trốn, cô vượt thoát được thân phận nô lệ nhưng không thoát khỏi những ám ảnh của nó.

Sau những dằn vặt về sự ác nghiệt của số phận và lòng người, cuốn tiểu thuyết vẫn là câu chuyện đẹp đẽ về sự kiên cường, tình yêu, khát vọng sống và khát vọng tự do mãnh liệt đến bạo liệt của con người.
 


Nữ văn sỹ Toni Morrison. (Ảnh: The Guardian)


Nữ văn sỹ Toni Morrison là chủ nhân của giải Nobel Văn học 1993 và giải Pulitzer 1988. “Yêu dấu” là một trong những tác phẩm thành công nhất của bà.

“Cò súng tử thần” (Anthony Horowitz)

Đây là một tiểu thuyết về siêu điệp viên James Bond do tác giả Anthony Horowitz viết dựa trên các di cảo của Ian Fleming. James Bond đã giành chiến thắng trước tên tội phạm đầu sỏ Auric Goldfinger nhưng một cuộc chiến mới đã lại bắt đầu.

Cùng với cô nàng Pussy Galore lộng lẫy, Bond trở về nhà và chỉ biết rằng, một tổ chức gián điệp đối thủ đang lên kế hoạch phá hoại một giải đua xe quốc tế. Bond có nhiệm vụ ngăn chặn âm mưu này.
 


Thế nhưng, trò chơi mèo đuổi chuột tốc độ cao đầy kịch tính trên đường đua ấy thực chất chỉ là khúc dạo đầu. Cuộc chạm trán tình cờ với một tay tỷ phú bí ẩn còn dẫn Bond tới những âm mưu nham hiểm hơn.

Theo An Ngọc (Vietnam+)

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Liên tục những tin vui đến với văn chương Việt Nam: nhà văn Nguyễn Ngọc Tư nhận Giải thưởng LiBeraturpreis 2018 do Hiệp hội Litprom (Hiệp hội quảng bá văn học châu Á, châu Phi, Mỹ Latin ở Đức) trao tặng cho tác phẩm Cánh đồng bất tận.

  • Những bài viết ngắn trong cuốn sách Đủ nắng thì hoa nở (Phương Nam Book và NXB Văn hóa - Văn nghệ ấn hành) cũng chính là những trải nghiệm cả về đời lẫn đạo của tác giả Ba Gàn. Nhờ đó, cuốn sách mang đến những giá trị hữu ích cho độc giả, nhất là những người đang đi tìm mục tiêu để sống.

  • Hướng tới kỷ niệm 10 năm ra số đầu tiên (2010 - 2020), ngày 28/11, tại Hà Nội, tờ Thời Nay (Báo Nhân dân) phối hợp Ban Nhà văn trẻ (Hội Nhà văn Việt Nam) tổ chức buổi ra mắt 2 cuốn sách  “Giấc mơ trên những cánh rừng”, và “Nơi ta đã qua, người ta đã gặp”.

  • Dự án Nhóm 4. 0 của Nền tảng Xuất bản Điện tử Waka, là dự án sáng tác theo mô hình nhóm đầu tiên tại Việt Nam được xây dựng và triển khai với kỳ vọng tạo ra một sân chơi hỗ trợ các tác giả trẻ yên tâm phát triển sự nghiệp sáng tác của mình.

     

  • Đối thoại với hoa (NXB Văn hóa - Văn nghệ TPHCM, tháng 11-2018), tập tiểu luận phê bình thứ 7 của Nguyễn Thị Minh Thái, là cuốn sách kỷ niệm 45 năm bước vào nghề văn của tác giả.

  • Cảm hứng viết văn ở chính trong cuộc sống của mỗi chúng ta, việc viết văn phải tải chứa một điều gì đó chứ không viết chung chung. Trong tác phẩm văn học cũng phải truyền tải những giá trị nhân văn, định hướng tích cực để người đọc biết trân quý những gì mình đang có.

  • Là vùng đất quen thuộc trong miền sáng tạo, vẻ đẹp Hà Nội không chỉ được diễn tả bằng hình ảnh mà còn hiển hiện vô cùng tinh tế, sống động trong nghệ thuật ngôn từ. Với vô số tác phẩm văn học viết về Thủ đô từ xưa tới nay, để khai phá, phát lộ những điều mới mẻ về thành phố này là thử thách không nhỏ với mỗi nhà văn.

  • Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà văn Nguyên Hồng (5/11/1918 - 5/11/2018), lần đầu tiên, “Nhật ký Nguyên Hồng” ra mắt bạn đọc. Hơn 600 trang nhật ký Nguyên Hồng viết từ năm 1941 đến trước khi ông mất (1982) đã được công bố. Những trang viết hiển hiện cả một thời kỳ, sống động và chân thực. Đặc biệt là đời sống văn nghệ của đất nước trong suốt hơn nửa đầu thế kỷ XX. Được sự đồng ý của NXB Trẻ và đại diện gia đình nhà văn Nguyên Hồng, chúng tôi trích giới thiệu một số trang nhật ký của ông.

  • Rời "cõi tạm" khi tuổi đời còn rất trẻ (24 tuổi) song cha đẻ của bài thơ Hôm qua em đi chùa Hương - tác giả Nguyễn Nhược Pháp đã để lại khối lượng những sáng tác đáng kinh ngạc và thán phục, một tài năng đã chớm nở từ rất sớm và đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

  • Sáng 5/11 tại Trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp hợp với gia đình nhà văn Nguyên Hồng tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm sinh nhà văn Nguyên Hồng (5/11/1918 - 5/11/2018). Ông được đánh giá là một trong những nhà văn ưu tú nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại với các tác phẩm như: Bỉ vỏ, Những ngày thơ ấu, Cửa biển...

  • Có nhiều cuốn sách lọt vào danh mục “bestsellers” của các NXB, hàng chục năm nay nhà văn Nguyễn Nhật Ánh luôn giành vị trí  tác giả “ăn khách” trong làng văn chương. Đa tài trong nhiều lĩnh vực, và thể loại sáng tác nhưng ông có biệt tài xuất sắc trong mảng sáng tác dành cho tuổi teen.

  • NXB Phụ nữ vừa ra mắt cuốn sách "Những nhân chứng cuối cùng" - một trong những tác phẩm góp phần làm nên giải Nobel văn học của nữ nhà văn Belarus Svetlana Alexievich - người được biết đến nhiều với các tác phẩm đã in và phát hành ở Việt Nam như “Chiến tranh không mang gương mặt phụ nữ”, “Lời nguyện cầu từ Chernobyl”.

  • Ngày 25/10, tại TP HCM, cuốn sách “Kiến Phật” của tác giả người Anh - Rose Elliot đã chính thức ra mắt độc giả Việt Nam.

  • Sáng 24-10, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư vừa có buổi gặp gỡ và ký tặng sách cho độc giả tại Đường sách TPHCM nhân dịp chị vừa trở về từ Hội sách Frankfurt với giải thưởng LiBeraturpreis 2018, và ra mắt tập truyện ngắn Cố định một đám mây.

  • Ba cây bút trẻ Kai Hoàng, Thái Cường và Hoàng Khánh Duy vừa có cuộc chuyện trò về sáng tác văn chương gắn với cuộc sống đương đại tại Đường sách sáng 20/10 nhân khai mạc Tuần lễ sách hay.

  • Bên cạnh những tác phẩm mang hơi thở thời đại, đời sống văn chương trong nước gần đây còn xuất hiện những tác phẩm từng được xuất bản từ trước. Dù ra mắt cách đây hàng chục năm, nhưng nhiều tác phẩm vẫn giữ nguyên giá trị và với không ít bạn đọc ngày nay, đó vẫn là những tác phẩm mới.

  • Tiểu thuyết về một chàng trai nổi loạn, dính vào ma túy được viết bằng tình cảm của nhà văn với con trai thứ hai. 

  • Sau các tác phẩm Nguyễn Trãi (2 tập), Đàm đạo về Điều Ngự Giác Hoàng, Bí mật hậu cung, mới đây nhà văn Bùi Anh Tấn tiếp tục trở lại với đề tài lịch sử bằng tiểu thuyết Bảo kiếm và giai nhân, do NXB Tổng hợp TPHCM ấn hành. 

  • Kế thừa và sáng tạo là vấn đề xưa nay đã từng được nhiều người quan tâm bàn luận. Tôi chỉ xin nói thêm đôi điều về mối quan hệ giữa kế thừa và sáng tạo trong sáng tác thi ca.

  • PGS-TS Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, cho rằng, hoạt động lý luận văn học, nghệ thuật còn xa rời thực tiễn sáng tác, có biểu hiện xơ cứng, kém năng động, giảm sút tác dụng tích cực đối với sáng tác. Chỉ riêng trong lĩnh vực văn học, tiếng nói của các nhà phê bình được nhìn nhận là rất quan trọng đối với tác giả lẫn bạn đọc.