Những tự ngôn vô vọng

11:26 15/09/2011
HOÀNG DIỆP LẠC (Đọc tập “Thơ tự chọn” của Nguyên Quân, Nhà xuất bản Văn học, 8-2011)
[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]

Vẫn gương mặt tựa như đang ngái ngủ sau mỗi đêm dài phờ phạc trước những tự ngôn hoảng loạn giữa bốn bức tường tâm tưởng, gương mặt ấy như trở về sau chuỗi chứng tích của một thời hoang hoải với buổi tiệc đã tàn. Mỗi sáng, giữa cung trời xứ thơ, những vòng quay cứ lăn đều trên mấy bậc kinh thành, hình bóng của quá khứ được nén chặt trong viên seduxen, để mỗi bước chân được trôi vào mê cung mịt mù sương khói. Mê cung đó là phương trời thi ca lồng lộng gió, và mỗi nốt chữ như một tiếng sét giáng xuống địa cầu để tĩnh thức cõi ngạ quỷ giữa chiều dông tơi tả.

Thơ! Hay chỉ là những giải bày hoặc là thơ và cuộc hoang tưởng tự sướng,… cho dù ở ngữ nghĩa nào thơ cũng góp phần giải phóng những bức bối bao quanh tác giả, với công cụ là các mẫu tự La tinh. Kỳ lạ thay khi chỉ chừng đó các mẫu tự đã làm nên cánh rừng thi ca thâm u, phải chăng để có được sự diệu kỳ đó là do chất liệu sống bên trong mỗi tác giả. Vì vậy mà mỗi người làm thơ đích thực hầu như đều phải dấn thân vào cánh rừng diệu tưởng, con đường đó chỉ có một lối ra cho một vài nghệ sĩ bước vào bằng trái tim vô úy và ánh nhìn rộng lượng.

Những gì đang hoạt diễn trong cuộc sống đã chạm vào các sợi thần kinh của tác giả, mỗi sợi thần kinh như một sợi dây đàn trong cây nhân cầm, tiếng đàn ấy vang và ngân như thế nào là do nội lực người gãy đàn. Có thể nói từ Tĩnh vật đêm, Viết bên hộ thành hào, Chân chữ bát, Mặt cắt phố,… và bây giờ là tập Thơ tự chọn đã khẳng định từng bước chân vào cánh rừng thi ca của Nguyên Quân. Tác giả đã tự cho mình cái quyền lựa chọn những bài thơ để làm thành tập một cách có chủ đích, khi mà cuối mỗi bài thơ đều được định giá một cách rẻ bất ngờ, có thể đây là tập thơ đầu tiên có giá tiền ở cuối mỗi bài thơ. Trong khi tập thơ này được ra mắt bạn đọc, biết bao biến cố và hàng ngàn nỗi âu lo cứ hiển hiện như báo hiệu buổi tiệc trần gian sắp kết thúc:

tôi là kẻ đầu tiên đứng dậy
giữa hai hàng ghế úp mặt vào nhau
cuộc đối thoại lặng câm ý tưởng
nhưng chẳng phải là người thứ 13
trong buổi tiệc cuối cùng

Hình ảnh buổi tiệc ly trong tác phẩm của danh họa Leonardo Da Vinci như hiện ra trước mắt tôi khi đọc những câu thơ trên, chỉ có điều, người thứ mười ba không bao giờ xuất hiện. Đó là trường liên tưởng về tri thức, là một nỗi ám ảnh thường trực đối với tác giả và độc giả. Khi mà các dữ kiện hàng ngày đã ám vào các giác quan của tác giả, để rồi với vốn tri thức có được cùng với tiết nhịp của một kẻ lãng du, Nguyên Quân đã biến những nỗi đau thành câu chữ. Mỗi hình ảnh trong thơ Nguyên Quân như một chứng nhân của thời đại mà văn hào Henry Miller gọi là “Thời của những kẻ giết người”, còn triết gia Nietzsche đã thốt lên lời ta thán bất hữu “Thượng đế đã chết”. Thật ra, thượng đế trong ánh nhìn của Nietzsche đã không còn nữa, khi ông rơi vào cơn câm lặng heo hút và luôn tự tra vấn chính mình bằng câu hỏi “Tôi là ai?”, và cái nhìn của ông về cuộc đời bằng ánh mắt bi thiết đã bị người đời lầm tưởng phần nào về các giá trị nhân văn của ông. Cũng có thể Nguyên Quân đã không biết gã triết gia nào đã nói câu “Thượng đế đã chết”, nhưng với sự gợi mở về những suy tưởng tuyệt vọng đã xô đẩy tâm thức tác giả rơi vào trạng thái vô vọng để rồi anh phải lặp lại lời phán của một triết gia thuộc hệ phái bi tráng. Khi trước mắt anh là những hình ảnh về chết chóc cứ chờn vờn trong mùa mưa bão, mà những kẻ gây ra bi kịch ấy lại thản nhiên trước sự đau đớn của người thân các nạn nhân mà không một lời hối lỗi, điều này càng khiến Nguyên Quân tin rằng “Thượng đế đã chết”:

trên tờ nhật báo cũ của những ngày hôm trước
có gương mặt cười nhăn nhở của gã hiệu trưởng mua trinh trẻ con
ngay trong sân trường học
có những nụ cười méo mó của những đứa con gái bị đi tắt qua thời
thiếu nữ để trở thành đàn bà mười hai tuổi
có thân xác trần truồng của những đứa trẻ bị thả trôi trên sông mùa xả lũ không một tín hiệu
không một tiếng xin lỗi dù thật muộn màng

câu nói vớ vẩn của một gã triết gia nào đó đã trở thành lời tiên tri:
“Thượng đế đã chết!”
                                    (Một buổi sáng)

Thật ra, thế giới thi ca chính là thế giới mà chúng ta đang đối diện, người thơ đang hít thở cái không khí của xã hội tạo nên, và với công cụ của mình, mỗi tác giả đã biểu đạt hiện thực bằng chất liệu mà mình thu nhận được, nếu làm được điều đó bằng nghệ thuật ngôn từ, thì thi ca đã góp phần cải tạo cuộc sống này. Cho dù, bi kịch luôn chờ chực tác giả.

Khi thời gian trở thành liều thuốc thử cho những tâm hồn không còn tinh ròng, thì cứ mỗi thời khắc qua đi chúng ta như đang nhích dần về hố thẳm, hố thẳm trong mỗi người có thể khác nhau, nhưng cái hố thẳm vật lý kia thì rất bình đẳng, cho dù anh đang ở ngôi vị nào thì cũng sẽ đến lúc trở về nơi yên nghỉ cuối cùng. Đó là tâm cảm hư vô do cấu trúc tư duy của chúng ta tạo nên, điều này đã được hình thành từ khi mỗi cá thể vượt qua tử cung để bước vào một cuộc chạy đua với kẻ vô hình mang tên thời gian.

bụi tro ngày cứ chồng lên ngọn lửa mù của tháng
tháng chồng lên lụi tàn năm đã quánh đặc hỗn mang
không còn ai nhận ra nó bắt đầu từ lúc nào rồi sẽ kết thúc ở đâu
                                    (Tự ngôn giữa bốn bức tường)

Hình ảnh và ngôn từ trong tập thơ này như một bức tranh thuộc trường phái biểu hiện, khiến người đọc nhìn ra toàn cảnh của một xã hội đầy rẫy những lo toan, những bất ổn. Nhưng ở phía đằng sau mỗi câu chữ còn ẩn dụ bao điều muốn nói, khi tác giả vẽ lên sự im lặng vĩnh hằng của cả thế giới và rồi chỉ để lắng nghe một chiếc lá rơi.

cả thế giới bỗng dưng yên tĩnh lắng nghe một chiếc lá rơi
không ai biết cuối dòng sông là hải đảo
có một người vừa bị bắn chết nằm úp mặt trên dải san hô
vô danh giữa thời bội bạc

và rồi trong khi trở về với những chiều mây bay, tưởng rằng đó là an bình là tự tại nhưng tác giả lại chợt thấy:

phía sau những ngôi nhà tranh tre tướp gió
có một người ngồi ngó mây bay
để chợt thấy mình hèn đi
hay có thể đã bị tước đoạt quyền sơ đẳng làm người

                                                (Và bắt đầu một ngày)

Khi một người nghệ sĩ nhìn về một người nghệ sĩ thì khác hẳn những ánh mắt bình thường, những ánh mắt âm mưu, những ánh mắt đầy vụ lợi,… bởi vì tâm hồn của thi nhân luôn đón nhận những gì trực cảm xuyên qua rào chắn duy lý, có thể trong tâm thái đó Nguyên Quân chợt nhận thấy hình ảnh đẹp của một người hát rong, khi ông ôm đàn lang thang qua nỗi chết:

Tôi từng thấy ông ôm cây guita đẫm ướt nước mắt
đi qua thành phố hoang tàn đổ nát
qua những mồ chôn tập thể
qua những phiến âm khóc vùi
của lũ trẻ bỗng dưng mồ côi

Đọc tập thơ của Nguyên Quân, như đọc những dòng tự ngôn cuối cùng của một tử tù, phải ở trong trường thức ấy mới nghiệm thấy những vết nứt bắt đầu lộ diện mỗi ngày một lớn dần, nỗi ám ảnh về vết nứt đó như những đường gân gồ lên trong kí ức, may mắn thay thi ca như sự cứu rỗi cuối cùng đã níu giữ lại khoảng trời tâm tưởng, để sự đổ vỡ được xảy ra trong một trật tự tương đối. Khi mà câu chữ như những ám tự hoạt hiện, bắn phá vào bức tranh ấn tượng với những gam màu lạnh lùng, gợi lên không khí chết chóc. Người ta vẫn thường nhắc lại câu nói của ai đó rằng “văn là người”, nhưng theo tôi thơ Nguyên Quân không giống con người đó, làm sao giống được khi mỗi cá thể phải vật lộn mưu sinh, phải nhập nhiều vai diễn trong cuộc sống,… đó là sự khác biệt về cách nhìn nhận, đánh giá mỗi con người. Chúng ta hãy đọc những dòng tự ngôn trên để thấy rằng, trong lăng kính muôn màu muôn vẻ này, mọi khuôn thước cần được phá hủy để làm mới lại, may ra mới có cơ may hàn gắn những vết nứt gãy xám xịt kia.

H.D.L
Hiên An Tây, 5-8-2011
(271/09-11)







Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN KHOA BỘI LANMột hôm chú Văn tôi (Hải Triều Nguyễn Khoa Văn) đọc cho cả nhà nghe một bài thơ mà không nói của ai.

  • NGUYỄN QUANG HÀTôi nhớ sau thời gian luyện tập miệt mài, chuẩn bị lên đường chi viện cho miền Nam, trong lúc đang nơm nớp đoán già đoán non, không biết mình sẽ vào Tây Nguyên hay đi Nam Bộ thì đại đội trưởng đi họp về báo tin vui rằng chúng tôi được tăng viện cho chiến trường Bác Đô.

  • LÊ HUỲNH LÂM(Đọc tập truyện ngắn “Thõng tay vào chợ” của Bạch Lê Quang, NXB Thuận Hóa, 11/2009)

  • LÊ VŨ(Đọc tập thơ Nháp của Ngọc Tuyết - NXB Thanh niên 2009)

  • NGÔ MINHÐọc lại Chiếu Dời đô, tôi bỗng giật mình trước sự vĩ đại của một quyết sách. Từng câu từng chữ trong áng văn chương bất hủ này đều thể hiện thái độ vừa quyết đoán dứt khoát với một lý lẽ vững chắc, vừa là một lời kêu gọi sự đồng thuận của triều thần với lời lẽ rất khoan hòa, mềm mỏng.

  • LÊ HUỲNH LÂMThơ không thể tách rời đời sống con người. Điều đó đã được thời gian minh chứng. Từ lời hát ru của mẹ, những giọng hò trên miền sông nước,… đã đánh thức tình yêu thương trong mỗi chúng ta.

  • KHÁNH PHƯƠNGNgay từ thuở cùng Trần Mai Châu, Vũ Hoàng Địch, Vũ Hoàng Chương viết tuyên ngôn Tượng trưng, Trần Dần đã mặc nhiên khảng khái công bố quan niệm, thơ bỏ qua những biểu hiện đơn nghĩa của sự vật, sự kiện, đời sống, mà muốn dung hợp tất cả biểu hiện hiện thực trong cõi tương hợp của cảm giác, biến nó thành không gian rộng lớn tiếp biến kỳ ảo của những biểu tượng tiềm thức. Như vậy cũng có nghĩa, nhà thơ không được quyền sao chép ngay cả những cảm xúc dễ dãi của bản thân.

  • NGUYỄN CƯƠNGSư Bà Thích Nữ Diệu Không (tục danh Hồ Thị Hạnh) sinh năm 1905 viên tịch năm 1997 hưởng thọ 93 tuổi. Lúc sinh thời Sư Bà trụ trì tại Chùa Hồng Ân, một ngôi chùa nữ tu nổi tiếng ở TP Huế, đã một thời là trung tâm Phật giáo ở miền Nam.

  • HỒNG NHU    (Đọc tập “Chuyện Huế” của Hồ Đăng Thanh Ngọc - NXB Thuận Hóa 2008)

  • NGUYỄN ĐÔNG NHẬTĐọc xong tập sách do họa sĩ Phan Ngọc Minh đưa mượn vào đầu tháng 6.2009(*), chợt nghĩ: Hẳn, đã và sẽ còn có nhiều bài viết về tác phẩm này.

  • NGUYỄN HỮU QUÝ         (Mấy cảm nhận khi đọc Chết như thế nào của Nguyên Tường - NXB Thuận Hóa, 2009) Tôi mượn thuật ngữ chuyên ngành y học (Chăm sóc làm dịu=Palliative Care) để đặt tít cho bài viết của mình bởi Phạm Nguyên Tường là một bác sĩ điều trị bệnh ung thư. Tuy rằng, nhiều người biết đến cái tên Phạm Nguyên Tường với tư cách là nhà thơ trẻ, Chủ tịch Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế hơn là một Phạm Nguyên Tường đang bảo vệ luận án tiến sĩ y khoa.

  • LÊ THỊ HƯỜNGTìm trong trang viết là tập tiểu luận - phê bình thứ 3 của Hồ Thế Hà. Sau những ngày tháng miệt mài “Thức cùng trang văn” (viết chung với Lê Xuân Việt, được giải thưởng Cố đô 1993 - 1997), Hồ Thế Hà lại cần mẫn “tìm trong trang viết” như một trăn trở đầy trách nhiệm với nghề.

  • MAI VĂN HOANNguyễn Công Trứ từng làm tham tụng bộ lại, Thị lang bộ Hình, Thượng thư bộ Binh... Đương thời ông đã nổi tiếng là một vị tướng tài ba, một nhà Doanh điền kiệt xuất. Thế nhưng khi nói về mình ông chỉ tự hào có hai điều: Thứ nhất không ai "ngất ngưỡng" bằng ông; thứ hai không ai "đa tình" như ông. Nguyễn Công Trứ "ngất ngưỡng" đến mức "bụt cũng phải nực cười" vì đi vào chùa vẫn mang theo các cô đào.

  • SICOLE MOZETBà Nicole Mozet, giáo sư trường Paris VII, chuyên gia về Balzac và là người điều hành chính của các hội thảo về Balzac đã làm một loạt bài nói chuyện ở trường Đại học ngoại ngữ Hà Nội, trường Đại học sư phạm Hà Nội, Nhà xuất bản thế giới... Chúng tôi trích dịch một đoạn ngắn trong bản thảo một bài nói chuyện rất hay của bà. Lúc nói bà đã phát triển những ý sau đây dưới đầu đề: Thời gian và tiền bạc trong Eugénie Grandet, và đã gợi cho người nghe nhiều suy nghĩ về tác phẩm của Batzac, cả về một số tác phẩm của thế kỉ XX.

  • CAO HUY HÙNGLịch sử vốn có những ngẫu nhiên và những điều thần tình mà nhiều người trong chúng ta chưa hiểu rõ. Tỉ như: Thế giới có 2 bản Tuyên ngôn độc lập, đều có câu mở đầu giống nhau. Ngày tuyên bố tuyên ngôn trở thành ngày quốc khánh. Hai người soạn thảo Tuyên ngôn đều trở thành lãnh tụ của hai quốc gia và cả hai đều qua đời đúng vào ngày quốc khánh...

  • NGUYỄN VĂN HOA1. Tôi là người Kinh Bắc, nên khi cầm cuốn sách Văn chương cảm và luận (*) của Nguyễn Trọng Tạo là liền nhớ ngay tới bài hát Làng quan họ quê tôi của anh mà lời ca phỏng theo bài thơ Làng quan họ của nhà thơ Nguyễn Phan Hách.

  • TRẦN HUYỀN SÂMSau mười năm, kể từ khi “Cái trống thiếc” ngỗ ngược của chú lùn Oska vang lên trên đống gạch đổ nát của thế chiến II, Herta Munller đã tiếp nối Gunter Gras và vinh danh cho dân tộc Đức bởi giải Nobel 2009.

  • NGUYỄN ĐÌNH CHÍNH       (nhân Đọc "Từ những bờ hoa gió thổi về")Ông Trần Nhật Thu sinh năm 1944 ở Quảng Bình. Ông  lớn lên, làm thơ, đoạt giải thi ca cũng từ miền đất gió cát này. Năm 1978 ông rời Quảng Bình như một kẻ chạy trốn quê hương. Nhưng hơn hai chục năm nay miền quê xứ cát vẫn âm thầm đeo bám thơ ông. Qua đó lộ cảm tâm trạng ông vẫn đau đáu miền gió cát này.

  • Nhà văn Tô Nhuận Vỹ tên thật là Tô Thế Quảng, sinh ngày 25 tháng 8 năm 1941, quê ở Vinh Xuân, Phú Vang, Thừa Thiên Huế. Anh đã kinh qua các công việc: dạy học, phóng viên, biên tập viên… Anh từng giữ các chức vụ: Tổng thư ký và Chủ tịch Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên, Tổng biên tập tạp chí Sông Hương, Giám đốc Sở Ngoại vụ, đại biểu HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế, Uỷ viên Ban kiểm tra, Uỷ viên Hội đồng văn xuôi và Ban đối ngoại Hội Nhà văn Việt Nam.

  • ĐÔNG LAThế là sự ồn ào qua rồi. Diễn đàn đã đóng cửa. Nhưng lẽ nào việc thẩm định văn chương chỉ râm ran một hồi như thế, rồi cái nhùng nhằng còn nguyên nhùng nhằng, sự mâu thuẫn còn nguyên mâu thuẫn, và chuyện hay dở đến đâu cũng vẫn cứ mãi lửng lơ!