Những tự ngôn vô vọng

11:26 15/09/2011
HOÀNG DIỆP LẠC (Đọc tập “Thơ tự chọn” của Nguyên Quân, Nhà xuất bản Văn học, 8-2011)
[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]

Vẫn gương mặt tựa như đang ngái ngủ sau mỗi đêm dài phờ phạc trước những tự ngôn hoảng loạn giữa bốn bức tường tâm tưởng, gương mặt ấy như trở về sau chuỗi chứng tích của một thời hoang hoải với buổi tiệc đã tàn. Mỗi sáng, giữa cung trời xứ thơ, những vòng quay cứ lăn đều trên mấy bậc kinh thành, hình bóng của quá khứ được nén chặt trong viên seduxen, để mỗi bước chân được trôi vào mê cung mịt mù sương khói. Mê cung đó là phương trời thi ca lồng lộng gió, và mỗi nốt chữ như một tiếng sét giáng xuống địa cầu để tĩnh thức cõi ngạ quỷ giữa chiều dông tơi tả.

Thơ! Hay chỉ là những giải bày hoặc là thơ và cuộc hoang tưởng tự sướng,… cho dù ở ngữ nghĩa nào thơ cũng góp phần giải phóng những bức bối bao quanh tác giả, với công cụ là các mẫu tự La tinh. Kỳ lạ thay khi chỉ chừng đó các mẫu tự đã làm nên cánh rừng thi ca thâm u, phải chăng để có được sự diệu kỳ đó là do chất liệu sống bên trong mỗi tác giả. Vì vậy mà mỗi người làm thơ đích thực hầu như đều phải dấn thân vào cánh rừng diệu tưởng, con đường đó chỉ có một lối ra cho một vài nghệ sĩ bước vào bằng trái tim vô úy và ánh nhìn rộng lượng.

Những gì đang hoạt diễn trong cuộc sống đã chạm vào các sợi thần kinh của tác giả, mỗi sợi thần kinh như một sợi dây đàn trong cây nhân cầm, tiếng đàn ấy vang và ngân như thế nào là do nội lực người gãy đàn. Có thể nói từ Tĩnh vật đêm, Viết bên hộ thành hào, Chân chữ bát, Mặt cắt phố,… và bây giờ là tập Thơ tự chọn đã khẳng định từng bước chân vào cánh rừng thi ca của Nguyên Quân. Tác giả đã tự cho mình cái quyền lựa chọn những bài thơ để làm thành tập một cách có chủ đích, khi mà cuối mỗi bài thơ đều được định giá một cách rẻ bất ngờ, có thể đây là tập thơ đầu tiên có giá tiền ở cuối mỗi bài thơ. Trong khi tập thơ này được ra mắt bạn đọc, biết bao biến cố và hàng ngàn nỗi âu lo cứ hiển hiện như báo hiệu buổi tiệc trần gian sắp kết thúc:

tôi là kẻ đầu tiên đứng dậy
giữa hai hàng ghế úp mặt vào nhau
cuộc đối thoại lặng câm ý tưởng
nhưng chẳng phải là người thứ 13
trong buổi tiệc cuối cùng

Hình ảnh buổi tiệc ly trong tác phẩm của danh họa Leonardo Da Vinci như hiện ra trước mắt tôi khi đọc những câu thơ trên, chỉ có điều, người thứ mười ba không bao giờ xuất hiện. Đó là trường liên tưởng về tri thức, là một nỗi ám ảnh thường trực đối với tác giả và độc giả. Khi mà các dữ kiện hàng ngày đã ám vào các giác quan của tác giả, để rồi với vốn tri thức có được cùng với tiết nhịp của một kẻ lãng du, Nguyên Quân đã biến những nỗi đau thành câu chữ. Mỗi hình ảnh trong thơ Nguyên Quân như một chứng nhân của thời đại mà văn hào Henry Miller gọi là “Thời của những kẻ giết người”, còn triết gia Nietzsche đã thốt lên lời ta thán bất hữu “Thượng đế đã chết”. Thật ra, thượng đế trong ánh nhìn của Nietzsche đã không còn nữa, khi ông rơi vào cơn câm lặng heo hút và luôn tự tra vấn chính mình bằng câu hỏi “Tôi là ai?”, và cái nhìn của ông về cuộc đời bằng ánh mắt bi thiết đã bị người đời lầm tưởng phần nào về các giá trị nhân văn của ông. Cũng có thể Nguyên Quân đã không biết gã triết gia nào đã nói câu “Thượng đế đã chết”, nhưng với sự gợi mở về những suy tưởng tuyệt vọng đã xô đẩy tâm thức tác giả rơi vào trạng thái vô vọng để rồi anh phải lặp lại lời phán của một triết gia thuộc hệ phái bi tráng. Khi trước mắt anh là những hình ảnh về chết chóc cứ chờn vờn trong mùa mưa bão, mà những kẻ gây ra bi kịch ấy lại thản nhiên trước sự đau đớn của người thân các nạn nhân mà không một lời hối lỗi, điều này càng khiến Nguyên Quân tin rằng “Thượng đế đã chết”:

trên tờ nhật báo cũ của những ngày hôm trước
có gương mặt cười nhăn nhở của gã hiệu trưởng mua trinh trẻ con
ngay trong sân trường học
có những nụ cười méo mó của những đứa con gái bị đi tắt qua thời
thiếu nữ để trở thành đàn bà mười hai tuổi
có thân xác trần truồng của những đứa trẻ bị thả trôi trên sông mùa xả lũ không một tín hiệu
không một tiếng xin lỗi dù thật muộn màng

câu nói vớ vẩn của một gã triết gia nào đó đã trở thành lời tiên tri:
“Thượng đế đã chết!”
                                    (Một buổi sáng)

Thật ra, thế giới thi ca chính là thế giới mà chúng ta đang đối diện, người thơ đang hít thở cái không khí của xã hội tạo nên, và với công cụ của mình, mỗi tác giả đã biểu đạt hiện thực bằng chất liệu mà mình thu nhận được, nếu làm được điều đó bằng nghệ thuật ngôn từ, thì thi ca đã góp phần cải tạo cuộc sống này. Cho dù, bi kịch luôn chờ chực tác giả.

Khi thời gian trở thành liều thuốc thử cho những tâm hồn không còn tinh ròng, thì cứ mỗi thời khắc qua đi chúng ta như đang nhích dần về hố thẳm, hố thẳm trong mỗi người có thể khác nhau, nhưng cái hố thẳm vật lý kia thì rất bình đẳng, cho dù anh đang ở ngôi vị nào thì cũng sẽ đến lúc trở về nơi yên nghỉ cuối cùng. Đó là tâm cảm hư vô do cấu trúc tư duy của chúng ta tạo nên, điều này đã được hình thành từ khi mỗi cá thể vượt qua tử cung để bước vào một cuộc chạy đua với kẻ vô hình mang tên thời gian.

bụi tro ngày cứ chồng lên ngọn lửa mù của tháng
tháng chồng lên lụi tàn năm đã quánh đặc hỗn mang
không còn ai nhận ra nó bắt đầu từ lúc nào rồi sẽ kết thúc ở đâu
                                    (Tự ngôn giữa bốn bức tường)

Hình ảnh và ngôn từ trong tập thơ này như một bức tranh thuộc trường phái biểu hiện, khiến người đọc nhìn ra toàn cảnh của một xã hội đầy rẫy những lo toan, những bất ổn. Nhưng ở phía đằng sau mỗi câu chữ còn ẩn dụ bao điều muốn nói, khi tác giả vẽ lên sự im lặng vĩnh hằng của cả thế giới và rồi chỉ để lắng nghe một chiếc lá rơi.

cả thế giới bỗng dưng yên tĩnh lắng nghe một chiếc lá rơi
không ai biết cuối dòng sông là hải đảo
có một người vừa bị bắn chết nằm úp mặt trên dải san hô
vô danh giữa thời bội bạc

và rồi trong khi trở về với những chiều mây bay, tưởng rằng đó là an bình là tự tại nhưng tác giả lại chợt thấy:

phía sau những ngôi nhà tranh tre tướp gió
có một người ngồi ngó mây bay
để chợt thấy mình hèn đi
hay có thể đã bị tước đoạt quyền sơ đẳng làm người

                                                (Và bắt đầu một ngày)

Khi một người nghệ sĩ nhìn về một người nghệ sĩ thì khác hẳn những ánh mắt bình thường, những ánh mắt âm mưu, những ánh mắt đầy vụ lợi,… bởi vì tâm hồn của thi nhân luôn đón nhận những gì trực cảm xuyên qua rào chắn duy lý, có thể trong tâm thái đó Nguyên Quân chợt nhận thấy hình ảnh đẹp của một người hát rong, khi ông ôm đàn lang thang qua nỗi chết:

Tôi từng thấy ông ôm cây guita đẫm ướt nước mắt
đi qua thành phố hoang tàn đổ nát
qua những mồ chôn tập thể
qua những phiến âm khóc vùi
của lũ trẻ bỗng dưng mồ côi

Đọc tập thơ của Nguyên Quân, như đọc những dòng tự ngôn cuối cùng của một tử tù, phải ở trong trường thức ấy mới nghiệm thấy những vết nứt bắt đầu lộ diện mỗi ngày một lớn dần, nỗi ám ảnh về vết nứt đó như những đường gân gồ lên trong kí ức, may mắn thay thi ca như sự cứu rỗi cuối cùng đã níu giữ lại khoảng trời tâm tưởng, để sự đổ vỡ được xảy ra trong một trật tự tương đối. Khi mà câu chữ như những ám tự hoạt hiện, bắn phá vào bức tranh ấn tượng với những gam màu lạnh lùng, gợi lên không khí chết chóc. Người ta vẫn thường nhắc lại câu nói của ai đó rằng “văn là người”, nhưng theo tôi thơ Nguyên Quân không giống con người đó, làm sao giống được khi mỗi cá thể phải vật lộn mưu sinh, phải nhập nhiều vai diễn trong cuộc sống,… đó là sự khác biệt về cách nhìn nhận, đánh giá mỗi con người. Chúng ta hãy đọc những dòng tự ngôn trên để thấy rằng, trong lăng kính muôn màu muôn vẻ này, mọi khuôn thước cần được phá hủy để làm mới lại, may ra mới có cơ may hàn gắn những vết nứt gãy xám xịt kia.

H.D.L
Hiên An Tây, 5-8-2011
(271/09-11)







Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Trên tạp chí Kiến thức ngày nay số 839 ra ngày 01-12-2013 có đăng  bài Kỷ niệm về một bài thơ & một câu hỏi chưa lời giải đáp của Nguyễn Cẩm Xuyên. Vấn đề nêu lên rất thú vị: đó là cách hiểu chữ giá trong bài thơ Cảnh nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bài thơ này trong nguyên văn chữ Nôm không có tên gọi. Những người soạn giáo khoa đã căn cứ vào nội dung đặt tên cho bài thơ là Cảnh nhàn và đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường trước đây.

  • Ký ức về những tháng ngày mải miết hành quân trên đất Campuchia, những phút giây nén lòng nhớ về quê hương, gia đình… vẫn chưa bao giờ nhạt phai trong tâm thức những người cựu chiến binh Đoàn 367 đặc công-biệt động trong kháng chiến chống Mỹ năm xưa.

  • LÊ VIỄN PHƯƠNG

    (Nhân đọc Thơ Việt Nam hiện đại, tiến trình & hiện tượng của Nguyễn Đăng Điệp, Nxb. Văn học, 2014)

  • Cuốn Minh triết Việt trong văn minh Đông phương của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh nhằm mục đích góp phần làm sáng tỏ cội nguồn văn hiến của dân tộc Việt qua sự phân tích những di sản văn hóa truyền thống bằng các phương pháp mang tính khoa học.

  • 17 chân dung các nhà học thuật Việt Nam thế kỷ 19 và 20 qua các tiểu luận nghiên cứu ẩn dưới dạng thức tùy bút của  Đỗ Lai Thúy đủ sức vẫy vào nhận thức người đọc hôm nay những vỡ lẽ mới.

  • Giáo sư hy vọng độc giả cũng cảm thấy như mình khi đọc "Lòng người mênh mang" bởi các trang viết chứa đựng những sự thật không thể chối cãi.

  • Tác giả Phạm Xuân Hiếu sử dụng vốn sống, kiến thức về văn hóa, cổ vật khi viết những truyện ngắn trong sách "Cây đèn gia bảo".

  • LÊ HUỲNH LÂM  

    Có một bạn trẻ hỏi rằng: làm thế nào để viết thật hay? Tôi nói như phản xạ, trước hết tác giả phải có đời sống văn chương.

  • NGỌC THANH 

    Có một nhà thơ, nhà hoạt động cách mạng đầy nhân cách đi ra từ Huế song rất ít người ở Huế biết tới, đó là Trần Hoài Quang - nguyên Trung đoàn phó và chính trị viên Trung đoàn Nguyễn Thiện Thuật (E95), nguyên Phó ban Tuyên huấn Thừa Thiên, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang và Bí thư Tỉnh ủy Hà Tuyên… Ông hiện có một người con trai đang ở Huế.

  • “Như vậy đó, hiện đại và hoang sơ, bí ẩn và cởi mở, giàu có và khó nghèo chen lẫn, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện lên trước mắt ta, ngồn ngộn sức sống”. Nhà báo, nhà văn Phan Quang đã thốt lên như vậy cách đây gần 40 năm, khi ông lần đầu đặt chân đến vùng đồng bằng châu thổ. Những điều ông viết về ĐBSCL ngày ấy - bây giờ còn tươi mới tính thời sự, lan tỏa và trường tồn với thời gian.

  • ĐẶNG HUY GIANG

    Thói quen, nói cho cùng, là sản phẩm của quá khứ, là những gì lặp đi lặp lại, không dễ từ bỏ.

  • Hơn cả một nhà văn, Tô Hoài đã, đang và sẽ luôn là người bạn đường thân thiết của độc giả thuộc mọi lứa tuổi...

  • BÍCH THU
    (Đọc Tô Hoài - Đời văn và tác phẩm của Hà Minh Đức, Nxb Văn học, 2007)

    Tô Hoài - Đời văn và tác phẩm của Hà Minh Đức là cuốn sách tập hợp những ghi chép và nghiên cứu về nhà văn Tô Hoài, một tác gia lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Đây là cuốn sách đầu tiên kết hợp hai phương diện ghi chép và nghiên cứu, góp một cách tiếp cận đa chiều và cập nhật về con người và sự nghiệp của nhà văn.

  • Tô Hoài, trong hơn 60 năm viết, thuộc số người hiếm hoi có khả năng thâm nhập rất nhanh và rất sâu vào những vùng đất mới. Đây là kết quả sự hô ứng, sự hội nhập đến từ hai phía: phía chuẩn bị chủ quan của người viết và phía yêu cầu khách quan của công chúng, của cách mạng.

  • Phát hành tập thơ "Khi chúng ta già" sau scandal với Phạm Hồng Phước, tác giả Nguyễn Thị Việt Hà khẳng định thơ mình không cần ăn theo sự kiện gì.

  • Tác giả Tử Đinh Hương thực hiện bộ sách "Biểu tượng" với mong muốn khám phá, lưu giữ và khuyến khích trẻ nhỏ quan tâm hơn đến thế giới xung quanh.

  • Sách được các sư cô Thiền viện Viên Chiếu lược dịch, biên soạn từ nhiều nguồn tư liệu, chủ yếu là tư liệu chữ Hán, tiếng Anh, giúp người đọc hiểu thêm con đường tu tập của pháp sư Huyền Trang.

  • Soạn tâm thế an nhiên khi bước vào tuổi già, nhẹ nhàng đón đợi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống... là điều mà trang viết của vị bác sĩ mê văn thơ đem đến cho độc giả.

  • Phó giáo sư Đỗ Lai Thúy thông qua cuốn sách "Vẫy vào vô tận" đã giới thiệu 17 chân dung các nhà văn hóa, nhà nghiên cứu có đóng góp cho con đường học thuật và tư tưởng của đất nước.

  • BỬU NAM

    Nguyễn Quang Lập - Trần Thùy Mai - Ngô Minh - Phạm Tấn Hầu - Nguyễn Quang Vinh - Hoàng Thị Duyên(*)