Những nhà văn của lính

16:21 02/09/2019

Có người trực tiếp cầm súng chiến đấu ở chiến trường, có người bước chân vào quân ngũ khi đất nước đã hòa bình. Dù ở thời bình hay thời chiến, bằng tài năng và trải nghiệm của mình, họ đã và đang được xem là những nhà văn của lính, khi mang đến những tác phẩm gợi nhớ về quá khứ hào hùng.

Bút ký Rừng khộp mùa thay lá của nhà văn - Thiếu tá Nguyễn Vũ Điền

1. Nhà văn - Thiếu tá Nguyễn Vũ Điền là một trường hợp đặc biệt khi văn chương không phải là lựa chọn ban đầu. Hơn 60 tuổi, ông công bố tác phẩm bút ký Rừng khộp mùa thay lá, một bất ngờ không chỉ cho độc giả mà còn với chính người viết. Bởi theo chia sẻ của Thiếu tá Nguyễn Vũ Điền, cả đời ông chưa bao giờ nghĩ mình sẽ viết gì đó. Cho đến gần đây, sau khi nhận được sự động viên của nhà văn Đoàn Tuấn và nhà thơ Lê Minh Quốc, ông Điền bắt đầu viết những câu chuyện, những ám ảnh thôi thúc bên trong từ những ngày còn trên chiến trường Campuchia rồi chia sẻ lên facebook. Những bài viết ấy được biên tập cẩn thận và xuất bản thành tác phẩm Rừng khộp mùa thay lá.

Năm 1978, cậu sinh viên Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội Nguyễn Vũ Điền nhập ngũ, là chiến sĩ D6, E174, Sư đoàn 5, Mặt trận 479. Mặc dù thời gian chiến đấu không dài, nhưng giống như những người đã từng vào sinh ra tử tại chiến trường Campuchia, với Thiếu tá Nguyễn Vũ Điền, đó là những ngày thực sự không dễ quên. Ông tâm sự: “Tôi tham gia chiến đấu tại chiến trường K chưa được 2 năm. Thời gian đó chỉ bằng 1/30 quãng đời mà mình đã sống, rất ngắn ngủi nhưng có lẽ đó là quãng thời gian mà tôi thấy đáng sống nhất, để rồi hôm nay, đang sống trong hòa bình như vậy mà cứ ảm ảnh về nó”.

Thiếu tá Nguyễn Vũ Điền hiện đang sống ở Sơn La. Ông từng có 7 năm làm việc ở UBND tỉnh, phụ trách khối nội chính và sau đó là Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh Sơn La. Ông bảo, cuộc sống của lính đã ngấm vào máu thịt, tác động đến cách sống, cách làm việc của ông sau này. “Tôi và đồng đội không chấp nhận những cái tiêu cực trong cuộc sống, giống như một khổ thơ của nhà thơ Phạm Sỹ Sáu: Tụi mình sinh ra vào thời trận mạc/Nên núi rừng bè bạn có sao đâu/Nên sương gió tụi mình dãi dầu/Mặc áo lính phải sống cho ra là... lính. Chúng tôi sống đúng như thế cho đến ngày hôm nay”, ông chia sẻ.

2. Nhà văn - Thượng tá Nguyễn Đình Tú thuộc thế hệ 7X, là một tên tuổi nổi bật của văn học đương đại. Thông thường, nói đến nhà văn quân đội, người ta thường nghĩ đến những tác phẩm về đề tài chiến tranh, cách mạng, nhưng Nguyễn Đình Tú là trường hợp đặc biệt khi luôn có những tác phẩm đa dạng về đề tài, thậm chí không kém phần gai góc; và ông còn là tác giả của nhiều tác phẩm dành cho thiếu nhi.

Những nhà văn của lính ảnh 2
Bãi Săn của nhà văn - Thượng tá Nguyễn Đình Tú

Nhà văn Nguyễn Đình Tú bày tỏ: “Chiến tranh và người lính là siêu đề tài, chúng tôi phải tiếp cận nó theo cách mà những người đi trước chưa làm. Người đi sau luôn gặp khó khăn hơn khi khai thác vỉa tầng quý giá này. Nhưng ngay cả trong chiến tranh thì vẫn có những nhà văn quân đội viết hay về các đề tài dân sự, như Hồ Phương, Nguyễn Khải, Chu Lai hay Duy Khán. Nghĩa là phụ thuộc vào từng tạng viết, vào năng lực của từng nhà văn, chứ không phải nhà văn đó khoác trên người bộ trang phục của ngành nào”.

Theo chia sẻ của anh, với thế hệ những nhà văn quân đội thời bình, ngoài đề tài chiến tranh, cách mạng và người lính ra, còn nhiều vấn đề của cuộc sống đương đại gọi mời nên tác phẩm có phần đa dạng hơn cũng là điều dễ hiểu. “Thời bình chính là cơ hội để các nhà văn không chỉ viết về ngành mình, mà còn có điều kiện tiếp cận nhiều đề tài khác, nhiều cách viết khác, bởi đó là đòi hỏi của nền văn học nói chung”, anh nói.

3. Rời quân ngũ, Thượng sĩ Nguyễn Thành Nhân không đi theo nghiệp nhà binh mà trở thành nhà văn, dịch giả. Anh tự nhận đam mê viết văn có sẵn trong máu, vậy nên ngay từ những ngày còn là lính thuộc D3, E4, Sư đoàn 5, Mặt trận 479, Nguyễn Thành Nhân đã làm thơ hay ghi chép lại đời sống quân ngũ theo dạng nhật ký. Anh xem đó là kỷ vật lớn nhất sau khi rời chiến trường, trở về với gia đình.

Những nhà văn của lính ảnh 3
Mùa xa nhà của nhà văn - Thượng sĩ Nguyễn Thành Nhân

Xuất ngũ, phải mất một thời gian dài chật vật, anh mới hòa nhập với cuộc sống đời thường và bắt đầu tìm đến công việc dịch thuật, sáng tác. Vào năm 1999, Nguyễn Thành Nhân hoàn thành tiểu thuyết Mùa xa nhà, ghi lại cuộc chiến đấu chống Pol Pot của quân tình nguyện Việt Nam mà anh đã chứng kiến trong quãng thời gian 3 năm (1985 - 1987) tại Campuchia. Tuy nhiên, phải đến năm 2004, tác phẩm này mới được ra mắt, sau đó được tái bản nhiều lần. Có thể xem đây là tác phẩm làm nên tên tuổi cho nhà văn Nguyễn Thành Nhân.

Sau 14 năm làm việc tự do, đến nay, anh đã có hơn 30 cuốn sách được xuất bản. Khi được hỏi về dự định sáng tác về đề tài chiến trường K, nhà văn Nguyễn Thành Nhân cho biết: “Tôi cảm thấy những gì mình muốn nói đã dồn trong Mùa xa nhà, tác phẩm đầu tay nhưng cũng là tác phẩm tâm huyết nhất. Có lẽ tôi vẫn viết, nhưng sẽ viết về những người lính thời hậu chiến, trong đó có những hồi ức liên quan đến thời gian ở chiến trường Campuchia, nhưng tôi muốn hướng đến hiện tại nhiều hơn”.

Theo Hồ Sơn - SGGP

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Nam Lê là nhà văn người Úc gốc Việt. Tập truyện ngắn mang tên The boat (Con thuyền) của anh do Thiên Nga và Thuần Thục dịch, Nxb Hội Nhà văn ấn hành năm 2011 đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá. Qua việc diễn giải một số khía cạnh thi pháp của tập truyện ngắn Con thuyền, bài viết mong muốn phần nào lan toả những vẻ đẹp của văn chương Nam Lê đến bạn đọc trong nước.

  • Nhà xuất bản Kim Đồng vừa ra mắt hai tập tản văn mới trong bộ “Viết cho những điều bé nhỏ” chào đón Tết Nguyên Đán Kỷ Hợi 2019: “Tết xưa thơ bé” của tác giả Hương Thị và “Nhớ ơi là Tết” của tác giả Thái Hương Liên.

  • Cho dù được biểu đạt bằng thể loại gì, từ tản văn, truyện ngắn hay du khảo, thì người đọc vẫn nhận ra ở Nguyễn Trương Quý một tấm lòng thiết tha với Hà Nội. Anh vừa ra mắt cuốn sách thứ 8, du khảo Một thời Hà Nội hát (NXB Trẻ ấn hành), cũng nằm trong mạch nguồn đó.

  • Chân dung Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Lê Minh Khuê... được khắc họa trên trang viết trong trẻo của nhà thơ.

  • Sách của tác giả Nhật là bản hòa tấu giàu cung bậc cảm xúc, khắc họa tình người, tình yêu âm nhạc trước cuộc sống khốc liệt.

  • 65 tác phẩm xuất sắc được trao tặng Giải thưởng Văn học nghệ thuật năm 2018 của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tại Hội nghị tổng kết, trao Giải thưởng Văn học nghệ thuật năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019 diễn ra ngày 9/1 ở Hà Nội.

  • Chúng ta đi tìm trong thơ tiếng nói của chính mình. Chúng ta nói trong những ước thúc chặt chẽ của ngôn ngữ và âm nhạc. Chúng ta nói chúng một cách tự do.

  • Cuốn sách “Vào mùa trăng” tập hợp 50 bài thơ tình được sáng tác trải dài theo năm tháng của giáo sư-nhà giáo nhân dân Hà Minh Đức - một trong những tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn ở Việt Nam.

  • Theo thông tin từ Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh, nhà văn Trần Kim Trắc đã qua đời vào ngày 17-11-2018 tại nhà riêng trên đường Cống Lở, phường 15, quận Tân Bình. Tuy nhiên, vì lý do riêng nên gia đình không phát tang; vậy nên công chúng mới được thông báo cách đây hai ngày.

  • Tác giả Đông Mai kể về tuổi thơ thiếu vắng cha mẹ, đời sống nhọc nhằn trong cuốn "Xuân Quỳnh - một nửa cuộc đời tôi".

  • Bên cạnh dòng văn học thị trường ăn khách, không ít tác giả trẻ thế hệ 9X đang chọn dấn thân vào mảng đề tài vừa nghe đã khiến người đọc ngần ngại: chiến tranh!

  • 2018 có lẽ là một năm “gặt hái” của văn nghệ Việt Nam trên trường quốc tế. Từ các cuộc thi nhan sắc, đến văn chương công chúng đều chứng kiến những giải thưởng gọi tên Việt Nam. Thậm chí, lĩnh vực xiếc vốn ít được nhắc tới thì anh em Quốc Cơ - Quốc Nghiệp cũng tạo lập những kỷ lục quốc tế và liên tục được truyền thông quốc tế xướng tên…

  • Sáng 26/12/2018 tại Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi tổng kết hoạt động năm, trao giải thưởng văn học 2018 và kết nạp hội viên mới.

  • Hội đồng cuộc thi sáng tác văn học trẻ lần sáu trao hai giải nhì cho tác phẩm "Wittgenstein của thiên đường đen" và "Người lạ".

  • Ở vào tuổi xấp xỉ 80, đi qua bao nhiêu dâu bể của đời người, ngỡ tưởng đã không còn điều gì có thể khiến ông muộn phiền, phải rơi nước mắt. Ấy vậy mà trong buổi gặp mặt bạn bè và độc giả nhân dịp ra mắt tác phẩm Vườn chanh miệt biển được tổ chức gần đây tại TPHCM, nhà văn Kiệt Tấn (ảnh) với mái tóc trắng cước, vẫn cười nói và vẫn khóc ngon lành. Xúc cảm vẫn còn đong đầy như thuở ông viết Em điên xõa tóc, Đêm cỏ Tuyết, Người em xóm học…

  • Chiều 15/12/2018, tại nhà sách Văn Việt (số 4 Đinh Lễ, Hà Nội), Nxb. Văn hóa - Văn nghệ Tp. HCM và nhà thơ Nguyễn Phong Việt đã tổ chức sự kiện giao lưu, kí tặng sách nhân dịp tập thơ Chỉ cần tin mình là duy nhất được xuất bản.

  • Các biên tập viên của tờ The Times Book Reivew vừa lựa chọn những cuốn sách hư cấu, viễn tưởng hay nhất trong năm 2018.

  • Nhà xuất bản Kim Đồng vừa ra mắt độc giả bộ ba tác phẩm thuộc thể loại truyện đồ họa: Cô bé ganh tịPhía sau cánh cửa và Hạ về trên đồi cỏ lau hồng. Đây có thể coi là một thể nghiệm mới của nhà văn, họa sĩ Việt Nam.

  • Chương trình nghệ thuật “Vừng ơi mở cửa” được ví như cuộc hội ngộ, giao lưu của các thế hệ sinh viên Văn khoa, Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Khoa Văn học - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) sẽ được tổ chức tối 7-12 tại khuôn viên ký túc xá Mễ Trì - Hà Nội.

  • Liên tục những tin vui đến với văn chương Việt Nam: nhà văn Nguyễn Ngọc Tư nhận Giải thưởng LiBeraturpreis 2018 do Hiệp hội Litprom (Hiệp hội quảng bá văn học châu Á, châu Phi, Mỹ Latin ở Đức) trao tặng cho tác phẩm Cánh đồng bất tận.