Những ngày trên đầm Cầu Hai

08:54 01/01/2014

PHẠM HỮU THU

Với tư cách là Bí thư Tỉnh ủy lâm thời và Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) của tỉnh Thừa Thiên - Huế, đầu năm 1942, sau khi vượt ngục trở về, đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã có quãng thời gian gắn bó với vùng đầm Cầu Hai, nơi có cồn Rau Câu, được Tỉnh ủy lâm thời chọn làm địa điểm huấn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Để đảm bảo bí mật và an toàn, Tỉnh ủy đã chọn một số cơ sở là cư dân thủy diện đảm trách việc bảo vệ và đưa đón cán bộ.
Số cơ sở này chủ yếu là dân vạn đò của làng chài Nghi Xuân.

Ông Trần Thôn luôn tự hào về tấm bằng “Có công với nước” mà cha mình đã đóng góp - Ảnh: internet

Do làng chài Nghi Xuân quần tụ gần Nghi Giang (nay thuộc xã Vinh Giang, huyện Phú Lộc) nên hai ngư dân là cụ Trần Thuật và người cháu ruột là Trần Thản không chỉ trở thành cơ sở liên lạc của Tỉnh ủy mà con thuyền của họ trở thành nơi đồng chí Nguyễn Chí Thanh ẩn náu để bí mật lãnh, chỉ đạo phong trào.

Ông Trần Thôn, năm nay 75 tuổi là người con trai thứ hai của cụ Trần Thản kể:

- Lúc đó tôi mới lên 6, tuổi còn nhỏ nên được cha tôi cho nằm chung với bác Nguyễn Chí Thanh. Bác Thanh thường xoa đầu, kể chuyện và ấp tôi ngủ”.

Thuyền của ông Trần Thản lúc đó thuộc loại lớn nhất ở làng chài Nghi Xuân, đó là chiếc thuyền 3 mui nên đủ rộng để kê chiếc rương gỗ đóng kín hình chữ nhật.

Chức năng của chiếc rương khá tiện, phía trên dùng để nằm hoặc ngồi, còn bên dưới cất giữ đồ đạc của gia đình. Mỗi khi giặc đi tuần, để đảm bảo an toàn cho cán bộ, ông Trần Thản liền dở nắp rương để đồng chí Nguyễn Chí Thanh lách vào ẩn núp, sau đó dùng lưới phủ lên để ngụy trang.

Còn theo lời của ông Trần Toản, em ông Trần Thôn:

- Lớn lên tôi thường được nghe cha tôi khoe: chính nhờ có bác Nguyễn Chí Thanh giáo dục nên cha tôi đã được giác ngộ cách mạng.

Từ một người nuôi giấu cán bộ, cụ Trần Thản trở thành thành viên của Trạm liên lạc phía Nam của tỉnh.

Để đảm bảo bí mật, đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã bày vẽ cho cụ Trần Thản cách thu giấu, đó là cho tài liệu, truyền đơn vào các nêm tre (thay phao) cột dọc ở hai bên mạn thuyền. Nhờ vậy mà mỗi khi nhận nhiệm vụ đưa tài liệu của Tỉnh ủy từ nhà in ở nhà cụ Lê Tự Thạch (làng Diêm Trường) lên Huế hoặc các huyện ở phía Bắc đều không bị kẻ địch phát hiện.

Riêng khu vực quanh vùng cồn Rau Câu, để giữ bí mật, chính đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã bày cho cụ Trần Thản cách vận động bà con dùng cây dương (phi lao) làm cừ đem đóng ở các luồng mà tàu giặc thường tuần tiễu, mục đích là ngăn không cho chúng đến gần. Nhờ giác ngộ và bày vẽ tận tình cho người dân làng chài Nghi Xuân nên khu vực cồn Rau Câu được đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Ngày 23/5/1945, Tỉnh ủy chọn nơi đây tổ chức hội nghị mở rộng. Và người dân làng chài Nghi Xuân trở thành tai mắt của cách mạng. Trong 3 ngày diễn ra hội nghị lịch sử ở đầm Cầu Hai, ngoài cho mượn thuyền, người dân làng chài Nghi Xuân còn tham gia đưa đón và bảo vệ đội ngũ cán bộ, góp phần giúp cho hội nghị chuẩn bị Tổng khởi nghĩa ở Thừa Thiên Huế diễn ra an toàn. Danh xưng Việt Minh Nguyễn Tri Phương ra đời ở đây.

Ngày 19 và 20/8/1945, theo kế hoạch của Ủy ban Khởi nghĩa huyện Phú Lộc, làng chài Nghi Xuân huy động trên 30 thuyền chở tự vệ và nhân dân tổng Diêm Trường, dưới sự chỉ huy của đồng chí Nguyễn Đình Sản vượt đầm Cầu Hai sang hợp lực với tổng An Cư, An Nông, Lương Điền tiến hành cướp chính quyền ở huyện đường Cầu Hai, mở đầu cho cuộc “Phú Vang, Phú Lộc đò lên Huế” mít- tinh giành chính quyền tại sân vận động Huế ngày 23/8/1945.

- Sau khi cướp huyện đường Phú Lộc, cha tôi được ông Nguyễn Đình Sản giao dắt con ngựa, chiếc ba-ton của huyện trưởng Phú Lộc Tôn Thất Lâm mang về báo công với nhân dân tổng Diêm Trường! - Ông Trần Toản hoan hỉ thuật lại điều mà cha ông rất tự hào về những ngày cách mạng mùa Thu và nhờ “góp phần xứng đáng vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám” nên cụ Trần Thản được công nhận là cán bộ lão thành cách mạng, năm 2012 được Nhà nước hỗ trợ nhà ở 50 triệu đồng..

Làng chài ấy nay không còn nữa, bởi từ sau cơn bão có tên là Cecil 1985 dân làng chài Nghi Xuân lần lượt được đưa lên bờ định cư và lớp hậu duệ nay đã hội nhập và giữ vai trò nòng cốt ở Chi hội nghề cá Vinh Giang thuộc huyện Phú Lộc.

P.H.T
(SDB11/12-13)







 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • BỬU Ý

    Hàn Mặc Tử (Nguyễn Trọng Trí) từng sống mấy năm ở Huế khi còn rất trẻ: từ 1928 đến 1930. Đó là hai năm học cuối cùng cấp tiểu học ở nội trú tại trường Pellerin (còn gọi là trường Bình Linh, thành lập năm 1904, do các sư huynh dòng La San điều hành), trường ở rất gần nhà ga tàu lửa Huế. Thời gian này, cậu học trò 17, 18 tuổi chăm lo học hành, ở trong trường, sinh hoạt trong tầm kiểm soát nghiêm ngặt của các sư huynh.

  • LÊ QUANG KẾT
                   

    Giai điệu và lời hát đưa tôi về ngày tháng cũ - dấu chân một thuở “phượng hồng”: “Đường về Thành nội chiều sương mây bay/ Em đến quê anh đã bao ngày/ Đường về Thành nội chiều sương nắng mới ơ ơ ơ/ Hoa nở hương nồng bay khắp trời/ Em đi vô Thành nội nghe rộn lòng yêu thương/ Anh qua bao cánh rừng núi đồi về sông Hương/ Về quê mình lòng mừng vui không nói nên lời…” (Nguyễn Phước Quỳnh Đệ).

  • VŨ THU TRANG

    Đến nay, có thể nói trong các thi sĩ tiền chiến, tác giả “Lỡ bước sang ngang” là nhà thơ sải bước chân rong ruổi khắp chân trời góc bể nhất, mang tâm trạng u hoài đa cảm của kẻ lưu lạc.

  • TRẦN PHƯƠNG TRÀ

    Đầu năm 1942, cuốn “Thi nhân Việt Nam 1932-1941” của Hoài Thanh - Hoài Chân ra đời đánh dấu một sự kiện đặc biệt của phong trào Thơ mới. Đến nay, cuốn sách xuất bản đúng 70 năm. Cũng trong thời gian này, ngày 4.2-2012, tại Hà Nội, Xuân Tâm nhà thơ cuối cùng trong “Thi nhân Việt Nam” đã từ giã cõi đời ở tuổi 97.

  • HUYỀN TÔN NỮ HUỆ - TÂM
                                      Đoản văn

    Về Huế, tôi và cô bạn ngày xưa sau ba tám năm gặp lại, rủ nhau ăn những món đặc sản Huế. Lần này, y như những bợm nhậu, hai đứa quyết không no nê thì không về!

  • LƯƠNG AN - NGUYỄN TRỌNG HUẤN - LÊ ĐÌNH THỤY - HUỲNH HỮU TUỆ

  • BÙI KIM CHI

    Nghe tin Đồng Khánh tổ chức kỷ niệm 95 năm ngày thành lập trường, tôi bồi hồi xúc động đến rơi nước mắt... Con đường Lê Lợi - con đường áo lụa, con đường tình của tuổi học trò đang vờn quanh tôi.

  • KIM THOA

    Sao anh không về chơi Thôn Vỹ
    Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên        
          
                       (Hàn Mạc Tử)

  • NGUYỄN VĂN UÔNG

    Hôm nay có một người du khách
    Ở Ngự Viên mà nhớ Ngự Viên         
     

    (Xóm Ngự Viên - Nguyễn Bính)

  • HOÀNG THỊ NHƯ HUY

    Tôi biết Vân Cù từ tấm bé qua bóng hình người đàn bà gầy đen, gánh đôi quang gánh trĩu nặng trên vai, rảo khắp các xóm nhỏ ở Thành Nội, với giọng rao kéo dài: “Bún…bún…ún!” mà mẹ đã bao lần gọi mua những con bún trắng dẻo mềm.

  • LÊ QUANG KẾT                
                      Tùy bút

    Hình như văn chương viết về quê hương bao giờ cũng nặng lòng và giàu cảm xúc - dù rằng người viết chưa hẳn là tác giả ưu tú.

  • TỪ SƠN… Huế đã nuôi trọn thời ấu thơ và một phần tuổi niên thiếu của tôi. Từ nơi đây , cách mạng đã đưa tôi đi khắp mọi miền của đất nước. Hà Nội, chiến khu Việt Bắc, dọc Trường Sơn rồi chiến trường Nam Bộ. Năm tháng qua đi.. Huế bao giờ cũng là bình minh, là kỷ niệm trong sáng của đời tôi.

  • LÊ QUANG KẾT

    Quê tôi có con sông nhỏ hiền hòa nằm phía bắc thành phố - sông Bồ. Người sông Bồ lâu nay tự nhủ lòng điều giản dị: Bồ giang chỉ là phụ lưu của Hương giang - dòng sông lớn của tao nhân mặc khách và thi ca nhạc họa; hình như thế làm sông Bồ dường như càng bé và dung dị hơn bên cạnh dòng Hương huyền thoại ngạt ngào trong tâm tưởng của bao người.

  • HUY PHƯƠNG

    Nỗi niềm chi rứa Huế ơi
    Mà mưa trắng đất, trắng trời Thừa Thiên         
                          
                                              (Tố Hữu)

  • PHAN THUẬN AN

    Huế là thành phố của những dòng sông. Trong phạm vi của thành phố thơ mộng này, đi đến bất cứ đâu, đứng ở bất kỳ chỗ nào, người ta cũng thấy sông, thấy nước. Nước là huyết mạch của cuộc sống con người. Sông là cội nguồn của sự phát triển văn hoá. Với sông với nước của mình, Huế đã phát triển theo nguyên tắc địa lý thông thường như bao thành phố xưa nay trên thế giới.

  • MAI KIM NGỌC

    Tôi về thăm Huế sau hơn ba thập niên xa cách.Thật vậy, tôi xa Huế không những từ 75, mà từ còn trước nữa. Tốt nghiệp trung học, tôi vào Sài Gòn học tiếp đại học và không trở về, cho đến năm nay.

  • HOÀNG HUẾ

    …Trong lòng chúng tôi, Huế muôn đời vẫn vĩnh viễn đẹp, vĩnh viễn thơ. Hơn nữa, Huế còn là mảnh đất của tổ tiên, mảnh đất của trái tim chúng tôi…

  • QUẾ HƯƠNG

    Năm tháng trước, về thăm Huế sau cơn đại hồng thủy, Huế ngập trong bùn và mùi xú uế. Lũ đã rút. Còn lại... dòng-sông-nước-mắt! Người ta tổng kết những thiệt hại hữu hình ước tính phải mươi năm sau bộ mặt kinh tế Thừa Thiên - Huế mới trở lại như ngày trước lũ. Còn nỗi đau vô hình... mãi mãi trĩu nặng trái tim Huế đa cảm.

  • THU TRANG

    Độ hai ba năm thôi, tôi không ghé về Huế, đầu năm 1999 này mới có dịp trở lại, thật tôi đã có cảm tưởng là có khá nhiều đổi mới.

  • TUỆ GIẢI NGUYỄN MẠNH QUÝ

    Có lẽ bởi một nỗi nhớ về Huế, nhớ về cội nguồn - nơi mình đã được sinh ra và được nuôi dưỡng trong những tháng năm dài khốn khó của đất nước, lại được nuôi dưỡng trong điều kiện thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt. Khi đã mưa thì mưa cho đến thúi trời thúi đất: “Nỗi niềm chi rứa Huế ơi/ Mà mưa xối xả trắng trời Trị Thiên…” (Tố Hữu). Và khi đã nắng thì nắng cho nẻ đầu, nẻ óc, nắng cho đến khi gió Lào nổi lên thổi cháy khô trời thì mới thôi.