Sợ bạn đọc hiểu sai, tôi phải nói rõ cái đầu đề của bài viết này không phải những điều kể ra dưới đây đến bây giờ mới thấy ở Huế, mà tôi muốn nói về những điều chưa thấy có ở nơi nào khác ngoài Huế.
Thầy giáo họ Hồ và bộ sưu tập vớt từ lòng sông Hương.
Hoa Lư (Ninh Bình) cũng là cố đô một thời, nay mới đang vận động để mong có một di sản cấp thế giới là quần thể danh thắng Tràng An. Phú Thọ là đất Tổ, có đền thờ nay lại có thêm hai di sản phi vật thể là hát xoan và lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương được UNESCO công nhận. Hà Nội từng là kinh đô Thăng Long, vì triều Nguyễn rời đô vào Huế, nên có ngót một thế kỷ rưỡi là cố đô. Hà Nội nay vẫn là thủ đô, nhưng nếu tính cả Cổ Loa thời An Dương Vương, Ngô Quyền rồi cả Mê Linh thời Hai Bà Trưng thì đã mấy lần là cố đô..., lại có nhiều di sản thế giới, vật thể là Hoàng thành Thăng Long, phi vật thể là lễ hội Gióng, lại có thêm cả di sản ký ức là những tấm bia trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám...
Thế nhưng chưa nơi nào như ở Huế, đã là cố đô của vương triều cuối cùng trong lịch sử, lại được công nhận cả một không gian rộng lớn là di sản văn hoá thế giới, trong đó có di sản văn hoá vật thể đầu tiên được UNESCO công nhận ở nước ta là quần thể di tích cố đô Huế và phi vật thể (truyền khẩu) đầu tiên là nhã nhạc Cung đình Huế. Hơn nữa, Huế lại được Nhà nước định danh là “thành phố Festival” với 3 lần cách năm tổ chức lễ hội ngày một định hình nền nếp.
Tuần vừa rồi, tôi trở lại Huế tham gia giám sát Luật Di sản. Vẫn là một quần thể di tích phong phú bao nhiêu lại thấy bề bộn bấy nhiêu mà công việc bảo tồn tựa như... một công trường không biết đến khi nào dứt. Vẫn còn biết bao nhiêu khoảng trống trong thành nội- nơi đã từng tồn tại cả một hệ thống kiến trúc kinh thành khá hoàn chỉnh. Trong ký ức người già vẫn nhớ đến lần cung điện tự tay ta đốt để “tiêu thổ kháng chiến”; lớp trung niên vẫn không quên cảnh bom đạn và những trận đánh cận chiến ngay trong lòng thành nội thời chiến tranh; rồi những sao nhãng một thời vì mặc cảm với “di sản của phong kiến phản động”.
Bây giờ thì nỗ lực cật lực vẫn cảm thấy như muối bỏ bể. Đọc báo cáo của Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế mới thấy hết được cái mà không nơi nào có được. Trong 15 năm (1996-2010) thực hiện Dự án quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích cố đô Huế thì mặc dù Nhà nước đã tạo những cơ chế đầu tư đặc biệt và lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng coi di sản như một nguồn lực phát triển của địa phương, thì tổng số đầu tư mới chưa được 600 tỉ (ngân sách trung ương hơn 250 tỉ, địa phương 236 tỉ, tài trợ nước ngoài gần 91 tỉ)- chia đều cho mỗi năm chỉ chừng 40 tỉ.
Trong khi một số liệu khác cho biết, với số lượng người tham quan ngày một đông thì tổng số tiền thu phí tham quan trong 15 năm qua đã cao hơn cả nguồn vốn đầu tư (621 tỉ/600 tỉ). Những con số tiền tỉ hẳn là không nhỏ, nhưng nếu đặt cạnh khoản đầu tư cho một cây số đường giao thông thì quả là... mọn.
Cứ nhìn vào danh mục những hạng mục công việc Huế đã thực hiện qua các bước triển khai dự án (bảo vệ-tôn tạo và phục hồi-tôn tạo) đủ thấy những gì đã làm được là không hề nhỏ, mang lại nhiều thay đổi bộ mặt của cố đô, nhưng những dự án còn phải triển khai là vô cùng lớn. Trong khi đó, nhiều công trình thực hiện trong giai đoạn đầu (bảo vệ) đã phải dựng giàn giáo để phục hồi, (cửa) Ngọ Môn là một hạng mục như thế.
Nói đến Huế không chỉ có những di tích trong thành nội, mà công việc phải làm rải rác khắp nơi trên địa bàn Thừa Thiên-Huế, liên quan đến mọi thời kỳ lịch sử từ Vương quốc Champa đến thời điểm Châu Ô, Châu Lý quy về Đại Việt với huyền tích về Công chúa Huyền Trân thời Trần, cho tới núi Bân nơi Hoàng đế Quang Trung lên ngôi trước khi kéo đại quân ra Bắc diệt quân Thanh và những trang sử bi tráng qua những thời kỳ lịch sử cận và hiện đại...
Người đứng đầu Trung tâm bảo tồn của Huế nhắc lại điều nhức nhối đối với Huế là có tới nửa dân số của thành phố này sống ngay trong thành nội, khiến cho các quy định về khu vực bảo tồn trong Luật Di sản trở nên vô hiệu. Và ông cũng tự hào nói về một di sản vô cùng quý giá gắn với phẩm chất của một triều đại và cũng phần nào biểu hiện tính cách của người Việt nói chung, người Huế nói riêng.
Đó là hơn bốn ngàn bài thơ còn được bảo tồn của các danh nho, các danh thần, trong đó có nhiều áng ngự đề do các vị vua sáng tác với những ý vị sâu xa của đấng quân vương của một quốc gia văn hiến lại được ghi khắc thành những tác phẩm mỹ thuật tinh tế, gắn trên vách kiến trúc của các cung điện. Kho tàng ấy chưa kể đến những cái đã mất vì sự tàn phá các công trình kiến trúc, nhưng tất cả những gì còn bảo tồn được hoàn toàn xứng đáng là một di sản văn tự và ký ức vô giá tựa như kho ván khắc của chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang) hay các tấm bia ghi danh trong Văn Miếu-Quốc Tử Giám (Hà Nội). Xin đọc thử một bài thơ ngự đề của vị vua khai sáng triều Nguyễn (Gia Long), đủ thấy cái giá trị trong những áng văn của người xưa: “Văn hiến thiên niên quốc/ Xa thư vạn lý đồ/ Hồng Bàng khai tịch hậu/ Nam phục nhất Đường, Ngu”. (Nước văn hiến ngàn năm/ Cõi bờ muôn vạn dặm/ Từ Hồng Bàng mở cõi/ Trời Nam một Đường, Ngu).
Huế không chỉ có di tích của quá khứ, mà có những chứng tích hiện tại không mấy đâu có được. Đã ở nơi nào trên đất nước ta lãnh đạo thành phố sẵn sàng nhường những toà biệt thự ở những nơi đắc địa nhất để làm bảo tàng? Từ tháng 2.1994, một toà biệt thự (số 1 Phan Bội Châu) được dành làm nơi ở, làm việc và trưng bày tác phẩm của nữ họa sĩ Điềm Phùng Thị (1920-2002) thành danh tại Pháp về định cư tại Huế- vốn là nơi sinh, đến nay vẫn được dùng làm bảo tàng mang tên danh họa.
Việt kiều khác, quê ở Quảng Trị nhưng chọn Huế là nơi gắn bó trọn đời cho sự nghiệp hội hoạ của mình. Đó là họa sĩ Lê Bá Đảng (sinh năm 1921), đến nay cùng gia đình vẫn sống tại Pháp. Ngoài 300 tác phẩm đã được gửi về tặng và trưng bày tại toà nhà này, ông cũng sẽ dành toàn bộ một gia tài hội họa quý giá cho xứ sở. Hai trung tâm này là một nét trội mà những thành phố lớn cả ở phía bắc và phía nam- giàu có hơn rất nhiều- chưa bao giờ làm được.
Vào thời điểm này, một người con xứ Huế sống tại TPHCM- cũng là một nhà sưu tập cổ vật có tiếng- cũng đã chọn Huế để lập một bảo tàng tư nhân với sự trợ giúp tích cực của thành phố. Và mới đây nhất, UBND thành phố Huế đã quyết định dọn trụ sở đi nơi khác, giao toàn bộ một toà biệt thự rất đẹp bên bờ sông Hương để làm Bảo tàng Văn hoá của đất thần kinh...
Ở Hà Nội, nhiều người biết câu chuyện một nhà hoạt động trên lĩnh vực văn hoá và giáo dục của Liên Hợp Quốc sống lâu năm ở nước ngoài, muốn chuyển về nước toàn bộ sưu tập gom góp cả đời là những hiện vật văn hoá của nhiều quốc gia trên thế giới, mà thủ đô không thu xếp nổi một ngôi nhà giữa bạt ngàn bất động sản. Hay câu chuyện quả phụ của nhạc sĩ danh tiếng- tác giả Quốc ca- mong biến căn hộ của mình làm nơi lưu niệm cho danh nhân cũng bó tay vì chưa có cơ chế thực hiện... Còn ở TPHCM, ngôi nhà cổ quý giá của nhà sưu tập họ Vương đến nay cũng không thể giữ nổi để làm chứng tích của một Sài Gòn xưa như mong ước của người chủ nhân đã quá cố... Đúng là chỉ có Huế mới thấy những chuyện nơi khác không có.
Lần về Huế này, tôi còn gặp hai người Huế chính gốc, cả hai đều đã thuộc thế hệ U.80. Cả hai đều là giáo học, cùng có tên giống nhau... Một người họ Nguyễn Hữu lầm lũi một mình xuất bản một ấn phẩm định kỳ danh giá. Ấn phẩm “Nghiên cứu Huế” dường như cứ mỗi năm ra một số, nếu rải chữ ra dày dặn ngót cả ngàn trang khổ lớn cho mỗi số. Hội đồng có dăm bảy người và người viết bài cho báo có cả trăm người xưa, người nay, người tây, người Tàu, người trong nước, người hải ngoại..., nhưng thực tế chỉ một mình nhà giáo họ Nguyễn lo từ việc gom bài, biên tập, dịch thuật, dàn trang, in ấn, phát hành, tài chính cùng mọi công việc trị sự của một tờ báo chuyên nghiệp thực sự. Tờ “Nghiên cứu Huế” đến nay là hoàn tất 9 số, phát hành cả trong và ngoài nước, thoạt nhìn dễ tưởng có cả một toà soạn bề thế điều hành.
Lại thêm một nhà giáo họ Hồ Tấn, cả đời chỉ nhặt nhạnh, sưu tầm tất cả những thứ gì vớt lên từ lòng sông Hương chảy qua Huế. Ông thổ lộ rằng, khi còn trẻ thấy những thứ vớt lên bờ lẫn với cát bị loại ra chất thành đống chẳng ai ngó ngàng, rồi bị vùi lấp ở đâu cũng chẳng ai biết. Sau lần ra Hà Nội tiếp cận với những nhà khảo cổ, mới được biết nó quý giá như thế nào để hiểu được mảnh đất mình đang sống. Thế là bắt đầu sự nghiệp của một nhà sưu tầm, rồi thành một nhà sử học... ngày một chuyên nghiệp.
Con người từ xưa và ở đâu cũng gắn với những dòng sông. Sự sống lướt trên mặt nước, còn chìm sâu dưới đáy không chỉ có sự chết. Nếu dòng sông là một trang giấy thì những hiện vật lắng đọng dưới đáy sông chính là những con chữ chứa đựng những thông tin về quá khứ. Nghĩ vậy mà nhà sưu tầm họ Hồ nhặt nhạnh tất cả. Từ những cái vò gốm cổ của những cư dân rất xưa, người Chăm hay của những con tàu đến từ phương xa, cho đến những đồ sứ, đồ sành, đồ đất nung, cái còn nguyên, cái chỉ là mảnh vỡ với muôn vàn dáng vóc, hoạ tiết, rồi có cả xương cốt cả người lẫn vật và các đồ kim loại của thời hiện đại, có cả súng ống, tạc đạn v.v...
Căn nhà với mảnh vườn của ông giáo ngày càng trở nên chật chội, ngổn ngang đồ xếp thành đống, những giá kệ đầy bụi bặm, mạng nhện hay rêu mốc. Người không biết của coi đó không hơn bãi phế liệu, người tinh mắt, lành nghề thì hiểu được cái giá tính được thành tiền hay không thể tính thành tiền của các hiện vật ấy... Chỉ biết rằng ông giáo già họ Hồ này trông người đã hao gầy ọp ẹp, nhưng vẫn hừng hực nhiệt huyết cho việc sưu tập với nhiều dự kiến nghiên cứu trong tương lai. Cái tương lai luôn rạng rỡ trong tâm trí một người không còn cảm giác về tuổi tác nhưng đam mê cái giá trị công việc mình đang làm. Nhiều người bàn đến một bảo tàng sắp xếp, chứa đựng các hiện vật ông đã sưu tập được hơn ba thập kỷ đã qua, nhưng có lẽ cái giá trị “phi vật thể” đáng thể hiện nhất tại không gian này chính là vị chủ nhân quên tuổi tác, chỉ có một nỗi niềm duy nhất là muốn vun đắp những giá trị làm đẹp hơn xứ Huế của mình.
Cả hai ông giáo đều giống nhau một điểm ấy và nếu cất công tìm kiếm thì hình như ở xứ sở này còn nhiều người như thế. Và đó chính là những điều mới thấy ở Huế!
Theo Lao động cuối tuần
Sáng ngày 26/7, Bảo tàng Hồ Chí Minh trung ương phối hợp với Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức triển lãm chuyên đề “ Đi qua cuộc chiến”.
Chiều ngày 25/7, tỉnh Thừa Thiên Huế vừa long trọng tổ chức Lễ trao tặng, truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, Huân chương độc lập và biểu dương người có công tiêu biểu trên địa bàn tỉnh nhân kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2017).
Chiều ngày 24/7, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên huế vừa tổ chức Buổi tưởng niệm – Tri ân các liệt sĩ, nhà thơ Ngô Kha và Trần Quang Long nhân kỷ niệm ngày Thương Binh liệt sĩ 27/7.
Sáng 22/7, tại phá Tam Giang xã Quảng Lợi, Huyện Quảng Điền đã tổ chức Lễ phát động cuộc thi sáng tác ảnh nghệ thuật “Nét Đẹp Quảng Điền qua ảnh” lần thứ 02 năm 2017.
Chiều ngày 21/7, tại Trung tâm văn hóa thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh TT Huế tổ chức triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 21/7/2017, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức buổi tập huấn công tác tuyên truyền biển, đảo.
Sáng ngày 20/ 7, Liên đoàn Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức họp báo thông tin các hoạt động chào mừng kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.
Sáng ngày 18/7, tổ chức Plan và Codes vừa tổ chức buổi họp báo tổng kết dự án “ vì tương lai tươi sáng hơn của trẻ em lao động đường phố tại Thừa Thiên Huế”.
Nhân dịp kỷ niệm 57 năm Ngày thành lập ngành Du lịch Việt Nam (09/7/1960-09/7/2017), sáng ngày 08/7, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã tổ chức Lễ vinh danh các doanh nghiệp du lịch hàng đầu Việt Nam năm 2017 nhằm tôn vinh những doanh nghiệp có đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển của du lịch Việt Nam.
Sáng ngày 1/7, Hội đồng họ PhạmThừa Thiên Huế đã tổ chức lễ dâng hương - tưởng niệm cụ chủ nhiệm kiêm chủ bút Phạm Quỳnh nhân kỷ niệm 100 năm Tạp chí Nam Phong.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đang tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin ngôi lăng mộ nghi là của vợ vua Tự Đức đã bị san ủi.
Sáng ngày 21/6, ông Nguyễn Dung - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, thay mặt lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã đến tặng hoa và chúc mừng Tạp chí Sông Hương nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2017).
Chiều 19/6, Ban Tổ chức giải báo chí - Hội Nhà báo tỉnh tổ chức kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và trao giải báo chí tỉnh Thừa Thiên- Huế lần thứ X-2017.
Hơn 300 VĐV đến từ 8 đội bóng đã có những trân đấu vô cùng gay cấn và hấp dẫn tại giải bóng đá Báo chí Miền Trung lần thứ IV-2017 diễn ra trên sân An Cựu City, Huế.
Sáng 8/6, Tại Hội nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban tổ chức Giải Báo chí Miền Trung đã họp báo thông tin về giải báo chí Miền Trung lần thứ IV năm 2017.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức lễ đón bằng công nhận nghề Dệt Dèng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới.
UBND tỉnh vừa cóbuổi họp triển khai kế hoạch tổ chức các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Đinh Dậu 2017.
Vào chiều ngày 16/12/2016, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Hội nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ tưởng niệm 10 năm ngày mất nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng tại toàn soạn Tạp chí Sông Hương.
Tối 18-11, Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam đã tổ chức chương trình “Vinh danh thành tựu vàng” nhằm tôn vinh xạ thủ Hoàng Xuân Vinh, người giành Huy chương vàng trong nội dung súng ngắn hơi 10m nam tại Olympic Rio và sản phẩm bia Huda Gold vừa được trao tặng Huy chương vàng tại giải thưởng Bia thế giới 2016.
Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam" năm 2016 sẽ diễn ra từ ngày 18 đến 23/11/2016, chào mừng kỷ niệm 86 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11) và Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11).