NGUYỄN KHOA QUẢ
Đất nước thống nhất, hòa bình lập lại từ năm 1975 đến năm 1979, chưa đầy 4 năm, phía bắc Đặng Tiểu Bình - Trung Quốc đem quân đánh phá. Phía nam Khơ me đỏ Campuchia, bọn Pôn Pốt sang đánh phá các tỉnh Kiên Giang và Tây Ninh... Quân tình nguyện Việt Nam kết hợp với Mặt trận đoàn kết dân tộc Campuchia lật đổ chế độ Pôn Pốt năm 1979, giải phóng nhân dân thoát khỏi chế độ bạo tàn diệt chủng.
Một buổi làm việc của Cố Bí thư Tỉnh ủy Vũ Thắng (ngồi bên trái), với lãnh đạo Tỉnh ủy Xiêm Riệp năm 1980
Năm 1980, dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, Tỉnh ủy Bình Trị Thiên (BTT) thành lập Ban CK để giúp đỡ Lào (Ban C - giúp đỡ tỉnh Khâm Muộn và Savannakhet), giúp đỡ Camphuchia (Ban K - giúp đỡ tỉnh Xiêm Riệp). Ông Phan Thắng làm Trưởng ban, ông Hoài Nguyên, ông Hoàng Hữu Diệu, ông Nguyễn Sắc làm Phó ban.
Tôi được Sở Văn hóa cử sang Ban CK làm phóng viên ghi lại hình ảnh đoàn cán bộ cao cấp của tỉnh BTT do ông Vũ Thắng - Bí thư Tỉnh ủy cùng các ông Thái Tuấn - Sở Y tế, ông Giai - Bưu Điện BTT và một số cơ quan khác sang Campuchia làm lễ kết nghĩa, giúp bạn xây dựng lại đất nước. Thời đó BTT rất khó khăn, thiếu thốn mọi bề, nhưng vẫn sẵn sàng thắt lưng buộc bụng để sang giúp bạn. Làm việc với bạn là những người giỏi tiếng Pháp, ông Hoài Nguyên, ông Thái Tuấn, ông Giai đều giỏi tiếng Pháp nhưng giỏi giao tiếp là ông Hoài Nguyên. Hai bên nhất trí họp tại thủ đô Phnom Pênh - Campuchia, không họp tại Xiêm Riệp được vì đường sá xa xôi, an ninh không đảm bảo.
Đoàn xe của tỉnh đi Campuchia gồm xe U oát của Liên Xô chở ông Vũ Thắng, xe Jeep chở ông Giai, xe Toyota chở ông Thái Tuấn; tôi và anh Thuyết đi xe Fiat chạy sau cùng nhìn đoàn xe rất là buồn cười, giống như đoàn xe Quốc tế (Liên Xô, Ý, Nhật).
Quãng đường từ thành phố Hồ Chí Minh đến thủ đô Phnom Pênh khoảng 150km, qua cửa khẩu Mộc Bài đến phà Niếc Lương thì đoàn đã được đón tiếp. Ông Cây Xỏn, ông Zu Chia - Chánh văn phòng Sở Công nghiệp và các cơ quan ra đón đoàn tay bắt mặt mừng rất vui vẻ. Đoàn qua cửa khẩu lúc bấy giờ không có passport và visa gì cả, đoàn lên xe thẳng tiến về thủ đô Phnom Pênh. Đường lên thủ đô mới giải phóng chưa được sửa chữa, xe chạy trong bụi mù của đất đỏ bazan làm mờ gương, phải phun nước quét lên gương mới thấy đường; tôi ngồi trong xe không có máy lạnh nóng hầm hập, mồ hôi nhễ nhại. Qua ô cửa xe, tôi quan sát thấy cảnh điêu tàn xơ xác không một bóng người, lâu lâu mới thấy một vài con bò gặm cỏ dưới hàng cây thốt nốt. Gần trưa mới đến Xiêm Riệp, tôi và anh Thuyết được xếp một phòng sát với các lãnh đạo tỉnh. Trời nóng, anh Thuyết bật quạt trần để mát trong phòng. Khi bật quạt lên tôi nghe tiếng cót két lung lay muốn rơi, tôi nằm xuống nhìn lên quạt mà ái ngại, sợ quạt rơi quá chừng, liền vội đứng dậy ra ngoài. Vừa ra đến hành lang thì nghe tiếng rơi thịch một cái, hú hồn, chiếc quạt đã rơi ngay chỗ tôi nằm, suýt bỏ mạng trên đất bạn.
Sáng hôm sau, buổi làm việc giữa hai đoàn, đoàn Việt Nam gồm ông Vũ Thắng, có ông Hoài Nguyên ngồi bên cạnh giúp để làm phiên dịch cho ông Thắng; phía bạn có ông Chăn Xên - Bí thư Tỉnh ủy Xiêm Riệp, ông Zu Chia - Chánh văn phòng, Ông Cai Xỏn - Sở Công nghiệp và một số ban ngành của bạn. Với nội dung nhờ Việt Nam xây dựng lại trường học, bệnh viện, khách sạn, nhà máy nước và một số công trình khác.
Sau buổi làm việc, đoàn được mời đi tham quan thủ đô, đến thăm nhà tù Stuleng, một trường trung học bọn Pôn Pốt biến trường thành nhà tù, nơi giết hại hơn 1 triệu người Campuchia rất tàn ác, dùng nhục hình tra tấn như thời Trung cổ, xiềng xích, chặt đầu moi gan, đánh đập dã man. Tôi quan sát thấy các thi thể áo quần rách rưới, những vết máu khô còn đọng lại trên gông cùm, thấy quá thê thảm. Nhà báo Dinldra sau khi trốn khỏi chế độ này có làm một bộ phim nhan đề “Cánh đồng chết” sản xuất năm 1984. Trên bức tường có treo hàng ngàn tấm ảnh nạn nhân, xương và đầu lâu xếp làm đường ranh giới Campuchia nhìn vào thấy lạnh cả người.
![]() |
Đứng trước một tấm bản đồ sọ người nạn nhân bị diệt chủng |
Tiếp đến, đoàn đi thăm cố cung, thăm Chùa Vàng Chùa Bạc. Chùa được lót gạch bằng bạc, mỗi viên là l,125gr với 5329 viên), đi chân đất bước vào lạnh toát cả người, vừa trang nghiêm vừa huyền bí. Thời gian còn lại đi thăm chợ, tuy mới phục hồi chợ nhưng hàng hóa so với Việt Nam thì phong phú hơn nhiều, trái cây chôm chôm, xoài, sầu riêng... tha hồ mua rất rẻ, tiếc là hồi đó tôi không có tiền. Khi qua cửa khẩu anh em mỗi người đổi được ít đồng bạc Riên, nên dành dụm mua cái gì thiết thực, mỗi người mua một món quà nhỏ làm kỷ niệm. Riêng tôi tranh thủ mua 02 gói mì chính, thời đó Việt Nam không có, vừa dùng cho gia đình vừa chia nhỏ ra làm quà cho bà con sau chuyến đi nước ngoài về.
Sau một tháng, tôi phải lên đường đi lại chuyến thứ hai, vận chuyển xi măng để xây dựng trường học Xiêm Riệp, cùng đi với tôi có ông Sắc phó ban. Chuyến đi quá vất vả. Chiếc xe Zin của Liên Xô chở gần 4 tấn xi măng nặng nề, chạy rất chậm vì đường sá hư hỏng sau chiến tranh từ Việt Nam sang Xiêm Riệp gần 400km, đường xấu, xe hỏng trục chuyền bị rơi ra không chạy được; may ghé lại một phun sóc bên đường, anh Thuyết biết tiếng Khơ Me trọ trẹ, nói ít mà ra hiệu bằng tay thì nhiều, nhờ bà con giúp đỡ, họ sốt sắng đốt lửa rèn một vòng kim loại đỡ khúc khuỷu, anh Thuyết lấy tiền thanh toán nhưng họ không lấy, mới biết nhân dân Việt Nam hay Campuchia lúc nào cũng đầy lòng hào hiệp giúp đỡ khó khăn lúc hoạn nạn. Họ nghĩ Việt Nam đang giúp họ thoát khỏi ách Pôn Pốt tàn bạo nên họ rất biết ơn.
![]() |
Đồng ruộng Campuchia năm 1980 |
Xe chạy và nghỉ đêm tại thị trấn Bắttabang, sáng hôm sau lại tiếp tục lên đường. Đoạn đường này thường hay bị bọn Pôn Pốt phục kích, tôi ngồi bên cạnh anh Sắc mà lo lắng cho số phận, sống chết như chơi. Đến ngã ba Sisôphôn giáp với Thái Lan, bọn tàn quân Pôn Pốt hoạt động thường xuyên, xe chạy không dám nghỉ lại ăn uống, nhịn đói cố gắng chạy về Xiêm Riệp. Gần tối mới đến nơi, lái xe, tôi và ông Sắc mệt lả, được bạn bố trí cho nghỉ tại Hotel De la paix. Sau một đêm nghỉ ngơi lại sức, sáng hôm sau đoàn bàn giao xi măng cho bạn. Tôi tranh thủ đi thăm anh em chuyên gia BTT sang giúp tỉnh Xiêm Riệp; gặp anh Xuân Viên, anh Hối - kiến trúc sư đang vẽ thiết kế, anh Hiếu - bác sĩ sản khoa đang đỡ đẻ cho các chị em, nét mặt người nào cũng vui vẻ, cười cười nói nói... quên cả mệt nhọc, giúp bạn như giúp mình. Trụ sở đoàn chuyên gia Việt Nam giúp bạn đóng bên một con sông nhỏ chạy qua thị xã cách đền Ăng Co 8 km, cách Biển Hồ 12km, mùa mưa nước tràn bờ nhưng về mùa khô thì chỉ còn lại vài vũng nước đục ngầu, anh em đều tắm giặt trên đó. Những người phục vụ lái xe, phiên dịch ở cùng với anh em chuyên gia Việt Nam, coi như anh em một nhà. Tôi lại đi thăm Ăngcothom, Ăngcovát gần 500 tuổi, các vũ nữ Ápsara xinh đẹp với nụ cười bí ẩn.
Sau những ngày công tác, trên đường về được biết bọn Pôn Pốt thường xuyên đặt mìn phục kích quấy phá nên ông Sắc quyết định phải đi thật sớm, đi thật nhanh qua ngã ba biên giới khi tờ mờ sáng, nhưng vì đường xấu không chạy nhanh được, lại phải đi liên tục không nghỉ ngơi ăn uống gì cả. Về gần thủ đô Phnom Pênh cách 20km, khoảng 8 - 9 giờ tối, đường sá, cầu cống bộ đội Campuchia đã kéo dây thép gai tre nứa làm hàng rào chắn ngang không cho phương tiện ra vào thủ đô. Tôi với ông Sắc tái mặt, ngồi trong ô tô nhìn qua cửa kính thấy 3 - 4 người tay cầm súng, nghĩ chắc sẽ chết vì Pôn Pốt và quân đội Campuchia lẫn lộn khó nhận ra. Anh Thuyết phiên dịch tiếng Campuchia và ra dấu bằng tay nói đây là đoàn Việt Nam sang giúp Campuchia. Họ nói lại vì lạnh quá phải gác đêm xin ít thuốc lá hút cho đỡ lạnh. Anh Thuyết liền lấy mấy bao thuốc lá đưa cho bạn và được bạn gỡ hàng rào dây thép gai và gác chắn. Xe chúng tôi thẳng tiến về thủ đô gần 10 giờ đêm, đói hoa cả mắt. Bước xuống xe người nào người nấy nằm ngửa để nghỉ ngơi ăn uống qua loa, cổ họng cháy rát, không nuốt nổi, không ai nói năng gì hết, mệt lả tìm chỗ ngủ vì cả ngày ngồi trong xe bị tê cóng.
N.K.Q
(SDB18/09-15)
YURI KUDIVOV
Tủ sách của tòa soạn báo "Thời mới" chúng tôi vừa nhận được một tác phẩm của PETER WRIGHT "THE SPY CATCHER"(Người bắt gián điệp). Cuốn sách nầy đã bị tẩy chay khỏi Anh Quốc. Hơn thế nữa, chính quyền Anh đã ra lệnh săn lùng cuốn sách ấy.
LUIS SUARDIAZ
Cách dây một phần tư thế kỷ, nhà văn Pê Ru, Mario Vargas Llosa (Mario Vacgác Luxa) đã khơi dậy lòng nhiệt tình của đọc giả và các nhà phê bình bằng tác phẩm lừng lẫy "Thành phố và bầy chó".
Lúc giải Nobel về văn học được trao tặng cho ông Iosif Brodsky, người đã sống ở Mỹ từ 15 năm vừa qua, báo chí phương Tây cho rằng như thế từ nay những tác phẩm của nhà thơ ấy sẽ không bao giờ được xuất bản ở nước Nga nữa. Thế nhưng chúng tôi được biết Tạp chí "Thế Giới Mới" sẽ xuất bản một vài tác phẩm của Iosif Brodsky trong một ngày gần đây. Thông tín viên Gennady Zhavoronkov đã phỏng vấn Oleg Chaukhautsev, trưởng bộ môn thơ của Tạp chí.
VIỄN PHƯƠNG
Vào ngày 06/03/1927, tại Aracataca, một thị trấn bên bờ biển Caribê, thuộc miền Bắc Colombia, Gabriel García Márquez ra đời. Và 55 năm sau đó, tên của ông được xướng lên tại Viện Hàn Lâm Thụy Điển dành cho giải Nobel Văn học năm 1982.
LGT: Trong số các tên tuổi văn học đang được phục hồi triệt để ở Liên Xô, Mikhail Bulgakov (1891 - 1940) là một trong những nhà văn đang được quần chúng bạn đọc ái mộ nhất, có thể nói một tác giả "siêu thời thượng". Có người gọi Bulgakov là một "Gogol thế kỷ XX".
NGUYỄN ĐỨC TÙNG
Nhân chuyến bay ngang qua Nhật, gặp mùa hoa anh đào, tôi ghé vào Tokyo chơi một ngày. Trong quán ăn sushi thắp đèn lồng, tôi làm quen với một người bạn Nhật. Anh là giảng viên đại học ngành lịch sử, làm thêm nghề hướng dẫn du lịch. Nói chuyện về thiền và thơ haiku, anh kể cho tôi nghe một câu chuyện thú vị. Sau này, mỗi khi nhìn thấy hoa anh đào, tôi đều nhớ anh, mong có dịp trở lại chốn cũ.
NGUYỄN HỒNG TRÂN
Như chúng ta biết, vua Bảo Đại đã tuyên bố thoái vị từ năm 1945, nhưng cho đến giữa thập niên 1950, mong muốn và tính toán cho việc đưa Hoàng thái tử Bảo Long lên ngôi chấp chính vẫn còn âm ỉ.
NINA BOREVSKAYA
Một chủ đề đã một thời bị cấm
Tôi lấy làm sung sướng vì lúc viếng thăm Thượng Hải tôi được tiếp xúc với nữ sĩ Wang Anyi một nhà văn có tác phẩm được đọc nhiều. Bà thuộc vào thế hệ đang ở vào những năm 30 tuổi.
NGUYỄN VĂN DŨNG
Bút ký
Helsinki là thủ đô của Phần Lan - đất nước nằm về phía cực Bắc địa cầu, diện tích gần bằng Việt Nam, nhưng dân số chỉ hơn 5 triệu người.
NGUYỄN ĐỨC TÙNG
… Cohen lớn lên ở một khu dân cư trên sườn đồi Mount Royal, gần sông Saint-Laurent (St. Lawrence) thơ mộng, chảy qua Montréal, Québec… Sinh ngày 21 tháng 9 năm 1934 trong một gia đình gốc Do Thái, bên ngoại có dòng máu Nga, Leonard chịu ảnh hưởng nhiều của thân phụ…
HIỆU CONSTANT
(SHO) Nói đến Nhà thờ Đức bà thì hầu như ai cũng đã từng nghe. Qua tác phẩm bất hủ của Victor Hugo, nhưng nơi đây cũng là địa điểm yêu thích mà bất kỳ khách tham quan nào ghé Paris cũng cố gắng dừng chân!
Viện khoa học Weizmann là một trong những tổ chức hàng đầu thế giới về nghiên cứu và sáng tạo, một không gian lý tưởng cho việc hợp tác quốc tế nghiên cứu khoa học đa ngành. Người sáng lập viện là nhà hóa học, chủ nhân của patent “pure axeton”, cũng là nhà lãnh đạo chủ nghĩa phục quốc Do Thái, Chủ tịch Tổ chức Phục quốc Do Thái và Tổng thống đầu tiên của Israel - Azriel Weizmann (1874 –1952).
Trong bài nói chuyện tại Yale Political Union1 ngày 23/4 năm nay, Meena Alexander bắt đầu với một trích dẫn từ bài luận năm 1821 của Shelley, “Sự biện hộ của thơ ca”. Kết luận – “Thi nhân là những nhà lập pháp không được thừa nhận của thế giới” – dẫn đến cuộc tranh luận sôi nổi. Sau đây là phiên bản đã sửa chữa đôi chỗ của bài nói chuyện mà Meena đã trình bày.
THÁI KIM LAN
Thôi Hộ viết "hoa đào năm ngoái còn cười gió đông"? Ở đâu thời nào Tây hay Đông, thì hoa vẫn nở, đào vẫn chớm nụ trong gió xuân.
ELENA PUCILLO TRUONG
Mệt mỏi! Chiếc xe lửa liên tục dằn xóc tạo nên những va đập trên lưng làm toàn thân tôi ê ẩm. Có lúc cơn mệt nhọc đã làm tôi thiếp đi trong một giấc ngủ ngắn, rồi giật mình thức giấc vì cái đầu lắc lư, đập lên thành toa, đau điếng.
TRẦN HUYỀN SÂM
Phải chăng, chiến tranh vẫn là chủ đề quan tâm nhất của xã hội phương Tây? Theo dõi đời sống văn học Pháp trong những năm trở lại đây, cho phép chúng ta khẳng định rằng, phần đa các tác phẩm đạt giải thưởng lớn đều có xu hướng lật lại quá khứ để lý giải những căn bệnh của xã hội đương đại.
Ông Nelson Mandela, biểu tượng của cuộc chiến chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở nước này và là một trong những nhân vật chính trị xuất chúng trong thế kỷ 20, đã qua đời ở tuổi 95. Tổng thống Nam Phi đương nhiệm ông Jacob Zuma nói sẽ cử hành quốc tang với nghi lễ trọng thể nhất với Nelson Mandela. Toàn nước Nam Phi sẽ treo cờ rủ từ thời điểm này cho đến hết lễ tang. "Đất nước chúng ta mất đi người con vĩ đại nhất. Toàn thể dân tộc ta mất đi một vị cha đáng kính", Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma thông báo trong bài diễn văn đọc trên truyền hình trước toàn thể nhân dân.
ĐOÀN CẦM THI
(Đọc “Yersin: dịch hạch & thổ tả” của Patrick Deville)
Patrick Deville sinh năm 1957, tác giả của mười tiểu thuyết, giải thưởng Femina năm 2012, được coi là một trong các nhà văn Pháp hàng đầu hiện nay. Theo giới phê bình nghiên cứu, tác phẩm của Patrick Deville đã góp phần cách tân tiểu thuyết Pháp đương đại. Tiểu thuyết “Yersin: dịch hạch & thổ tả” của Patrick Deville vừa ra mắt độc giả Việt Nam.
Hai nhà văn Angiêri nổi tiếng Bulaiđ Đuđu và Muluđ Asur đến thăm tòa soạn Tạp chí "Văn học nước ngoài".
Nhà văn và ký giả Hoa Kỳ Patrick Smith, vị khách của Đại Hội 8 những nhà văn Xô Viết, đã tiếp nhận nhiều lời mời từ những đồng nghiệp Nga suốt thời kỳ ông lưu lại Moscow.