Mùa Xuân 1904
Trần Quý Cáp bước vào tuổi 34 và đỗ đầu Tiến sĩ khoa Giáp Thìn tại Huế. Ông ở Huế chưa đầy nửa năm, rồi về Quảng cho kịp ngày khai hội Duy Tân.
Ảnh: internet
Trong thời kỳ ngắn ngủi và đặc biệt này, ông đã yết kiến vua Thành Thái, kết giao với Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và một số trí thức tân học khác. Vĩnh Quyền, khi sưu tầm tư liệu để viết truyện dài lịch sử Mạch Nước Trong (NXB. Thanh Niên, Hà Nội, 1986) rất chú ý đến thời kỳ này. Anh cung cấp cho chúng tôi 19 bài thơ chữ Hán chưa hề được dịch của Trần Quý Cáp. Những bài này do Tiêu Đẩu Nguyễn Bá Trác - một môn đệ của Trần Quý Cáp - sao lục và đăng trong phần Văn Uyển, tạp chí Nam Phong, số 74 và 76 năm 1924.
Dưới đây, chúng tôi dịch và giới thiệu 4 bài tiêu biểu Trần Quý Cáp viết trong thời kỳ ở Huế, trước ngày ông lao vào cơn bão Duy Tân, chống thuế rồi bị xử chém (17 tháng 5 Mậu Thân, 1908).
1. TAM GIANG TẢ PHIẾM
Tam giang giang thượng phiếm xuân tình,
Khai thác hà niên nộ lãng bình
Chu tiếp để kim lâm Sở ngạn,
Phong vân hồi thủ vọng Tần kinh.
Viễn thôn liệt thụ chi như kích,
Lăng hiểu cô ngư đỉnh há thành
Độc hữu xạ triều nhân bất kiến,
Trung lưu kích thủy phòng ca hành.
Dịch nghĩa: BUỔI SÁNG THẢ THUYỀN TRÊN TAM GIANG.
Mùa xuân tạnh ráo, thả thuyền trên sông Tam Giang (1)
(Vùng sông này) mở mang năm nào mà bây giờ đã hết sóng dữ?
Mái chèo giờ đây đến bờ nước Sở (2)
Gió mây ngoảnh lại trông ngóng kinh đô nước Tân (3).
Hàng cây bày ra ở xóm xa, cành như giáo mác;
Cá đem bán suốt buổi sáng, thuyền con về thành phố.
Chỉ có nước triều rút nhanh (như bắn súng) là người ta không thấy được,
Giữa dòng sông, (ta) chèo mạnh, cất bài ca, thuyền đi.
Dịch thơ:
Sông Tam Giang buông thuyền xuân tạnh
Đào năm nao, sóng giận đã yên?
Nhắm bờ nước Sở chèo Iên
Gió mây ngoảnh lại ngóng bên kinh Tần
Xóm xa cây tựa ngàn giáo mác
Thuyền cá về sáng mát thị thành
Nước triều ai biết xuống nhanh
Hò dô ta hát bài hành thuyền đi.
2. QUY CHU KỶ KIẾN
Bồng bồng miêu thử giang chi my,
Tiểu đỉnh tà xanh trúc ảnh thùy
Tiềm hữu vi ngư xuân thủy trướng,
Lâm thê túc điểu vãn phong đi.
Tư khư (4) dã phụ hạ thôn khứ,
Tái mễ thương thuyền bàng ngạn xuy,
Cánh hữu đông đông hà xứ cổ,
Tà dương thôi khách xướng tân thi.
Dịch nghĩa: LUI THUYỀN, GHI ĐIỀU MẮT THẤY
Lúa non, lúa nếp xanh mơn mởn bên bờ sông,
Thuyền nhỏ chèo lúc chiều trong bóng tre rủ xuống
Con cá chìm ẩn trong nước sông mùa Xuân đang lớn;
Con chim ngủ trong cây rừng, gió tối xao động.
Người thiếu phụ miền quê đi lể mể ở xóm dưới;
Chiếc thuyền buôn chở gạo, thổi cơm chiều bên bờ sông.
Lại có tiếng trống tùng tùng ở đâu vọng tới,
Bóng chiều (như) giục khách ngâm lên một bài thơ mới làm.
Dịch thơ:
Mượt mà lúa nếp bên sông
Chiều tà – thuyền nhỏ chèo trong bóng chiều
Cá chìm ngại nước xuân triều
Chim ngủ đỗ cây rừng chiều gió rung
Xóm quê thiếu phụ bước chùn
Thuyền buôn chở gạo bên sông nhóm lò
Tùng tùng vẳng tiếng trống xa
Thơ ngâm giục khách, chiều tà đuổi theo...
3. PHIẾM CHU TAM GIANG, ỨC HỮU, THƯ THỬ TÍNH KÝ (5)
Quân thị Yên ba cựu điếu đồ, (6)
Xuân phong xuy duệ thướng Huyền đô (7)
Cuồng ca năng sử quần tiên đảo, (8)
Túy nhãn hồi khán nhất tọa vô.
Thường thức tầm thường kiêm nữ sử (9)
Hung hoài thác lạc ký xư bồ. (10)
Đông Ba (11) tạc dạ đào thanh tráng,
Hận bất huề quân đáo Ngũ Hồ. (12)
Dịch nghĩa: THẢ THUYỀN Ở TAM GIANG, NHỚ BẠN, VIẾT BÀI NÀY GỬI BẠN.
Anh là một tay đi câu ngày trước trong cảnh khói sóng (anh là dật sĩ thanh cao),
Gió Xuân thổi bay tà áo đến Huyền đô.
Ca hát ngông cuồng có thể khiến các vị tiên nghiêng ngửa
Trong mắt say, quay nhìn lại, một tòa nhà cũng không còn!
Hiểu biết bình thường (của anh) gồm cả chuyện giới nữ lưu;
Lòng ôm chí lớn đã buông thả (thì) gởi cho cây xư, cây bồ.
Đêm hôm qua ở bến sông Đông Ba, tiếng sóng rộ lên,
(Tôi) giận (mình) sao không dìu anh đến Ngũ Hồ.
Dịch thơ:
Khói sóng ngày xưa anh thả câu,
Gió xuân bay áo... cõi Mơ nào?
Ngông cuồng hát tới, bầy tiên đổ,
Say khướt nhìn lui, chẳng thấy lầu!
Hiểu thấu chuyện thường: thêm các chị
Tung hê chí lớn: gởi ngàn lau!
Đông Ba đêm trước ầm ào sóng
Lòng giận... Ngũ Hồ chẳng đón nhau...
4. TAM GIANG LIÊN CÚ (13)
Hà sơn thiên hiểm cổ Ô châu,
Kỳ tạo Mân khai (14) duyệt Kỷ thâu (thu)
Vạn lãnh chu tao hoàn phượng khuyết,
Nhất giang khuất khúc bảo ngư hầu (15)
Xuân phong cô tửu kiều biên đỉnh,
Thang dạ trù binh trúc hạ lâu.
Kiều thủ Bình Sơn đa vượng khí
Miếu đường (16) kinh hoạch hữu gia du.
Dịch nghĩa:
LUI THUYỀN TRÊN PHÁ TAM GIANG (Thơ Liên cú)
Đất châu Ô xưa, sông núi và trời hiểm trở.
Đất Kỳ, đất Mân (ở Trung Quốc) gầy dựng và mở mang đã trải bao năm?
Muôn ngọn núi vây quanh kinh đô;
Một giòng sông uốn khúc như ôm lấy miệng cá.
Trong gió xuân, bên chân cầu, có chiếc thuyền nhỏ bán rượu,
Vào đêm vắng, (có người) bàn việc binh cơ trong mái lầu có bóng tre rủ xuống.
Ngửng nhìn núi Ngự Bình có nhiều vượng khí,
(Có lẽ) nơi miếu đường (nhà vua) cũng đã trù hoạch những mưu kế hay!
Dịch thơ:
Hiểm thay đất cũ châu Ô
Mở mang thuở ấy đến giờ bao năm?
Núi muôn đợt - cửa vua nằm
Sông một khúc - miệng cá giăng ôm trùm
Bên cầu, thuyền rượu, gió xuân
Trên lầu tre rủ, việc quân đang bàn
Nhìn lên núi Ngự mênh mang,
Tốt sao khí thịnh, miếu đường mưu sâu!
Ngô Thời Đôn
dịch và chú thích
(TCSH41/02&03-1990)
---------------
(1) Tam Giang: Phá Tam Giang ở Huế.
(2),(3) Bờ Sở Kinh Tần: Sở và Tần là hai nước thời Xuân Thu Chiến Quốc đang lâm chiến. Có lẽ tác giả viết vậy để ám chỉ thời cuộc. “Gió mây” chỉ sự lập công danh, phải chăng tác giả kín đáo nói về tâm sự mình (như Kinh Kha vào đất Tần)?
(4) Tư khư: dáng đi lể mể, nặng nhọc.
(5) Lúc Phan Chu Trinh ở Huế (1902 - 1904) Trần Quý Cáp tặng Phan bài này.
(6) Trương Chí Hòa ẩn sĩ đời Đường, tự xưng là “Yên ba điếu đồ” (Phường câu trong khói sóng). Lúc ở quê nhà, Phan Chu Trinh nổi tiếng đi câu.
(7) Huyền đô: “đô thành huyền hoặc”, chỉ cõi tiên.
(8) Phan Chu Trinh có tài hát xướng, ngâm ngợi.
(9) Trần Quý Cáp nhắc chuyện Phan Chu Trinh quen một nữ sĩ đàn giỏi, thơ hay ở Huế.
(10) Loài cây vô dụng. Ý nói muốn sống như người thô vụng.
(11) Sông đào Đông Ba hoặc đoạn sông Hương chảy ngang trước chợ Đông Ba (Huế).
(12) Năm cái hồ lớn ở Trung Quốc, chỉ thắng cảnh nói chung.
(13) Liên cú là lối thơ mỗi người làm một câu cho đến hết bài. Có lẽ đây là sáng tác tập thể của Trần Quý Cáp, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh… khi gặp nhau ở Huế? vào mùa xuân 1904.
(14) Kỳ, Mân: tên của 2 trong 3 vùng đất (Mân, Kỳ, Phong) do ông khai sáng và đưa giáo hóa của Văn chương nhà Chu (Trung Quốc) lập nên. Từ hai vùng này, Văn Vương mở thêm đất Cảo và các vùng khác. Phải chăng, các tác giả muốn nói đến sự quan trọng của vùng đất đầu tiên, bàn đạp về phía Nam của Tổ quốc ta?
(15) Ngư hầu: Họng cá. Có thể hiểu hai cách: a/ Địa thế tự nhiên của kinh thành Huế; núi bao bọc vòng ngoài, sông Hương bọc vòng trong; kinh thành lọt thỏm vào trong, tựa như nằm trong miệng cá(?) b/ Dòng sông Hương chảy bao lấy Mang Cá, một góc hiểm yếu của phòng thành Huế.
(16) Miếu đường: Chỗ vua và các quan làm việc; đây chỉ Thành Thái, một vị vua có tư tưởng yêu nước.
Huế những ngày này mưa dài lê thê. Từ sáng đến tối hầu như mưa không lúc nào ngớt. Đi kèm mưa là cái lạnh rét luồn vào da thịt, làm tím tái những khuôn mặt, bàn tay, đôi chân trần đang tất tả mưu sinh trên đường phố.
BẠCH LÊ QUANG
Nghệ thuật và âm nhạc nói riêng, khi vượt qua lằn ranh của hữu hạn sẽ trở thành những sấm truyền vĩnh hằng, một thứ Kinh mà con người sẽ truyền rao trong cõi nhân sinh đầy biến động.
HỒ THỊ HỒNG
Vua Thiệu Trị từng nói với bề tôi rằng: “Việc dạy học là chính sự trọng đại của triều đình”(1). Nhưng với truyền thống hiếu học của nhân dân ta, từ lâu vấn đề giáo dục đã được xã hội hóa một cách sâu rộng từ trong từng gia đình, dòng họ và toàn xã hội Việt Nam.
(SHO). “Đã mê ớt đỏ cay nồng
Tìm trong vị hến một dòng Hương xanh
Ruốc thơm, cơm nguội, rau lành
Mời nhau buổi sáng chân thành món quê”
PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO
Trong chuyến đi Huế dự lễ kỷ niệm ba mươi năm Tạp Chí Sông Hương vừa rồi, tôi được Tổng Biên Tập Hồ Đăng Thanh Ngọc ghé tai thông báo: “Chị cứ đi chơi Sông Hương và thăm quan quanh cố đô Huế những chỗ chưa biết, nhưng đừng nên khám phá hết để còn có cái thôi thúc mình lần sau vô Huế mà khám phá tiếp nữa. Nhưng dù đi đâu các anh chị cũng đừng quên đến thăm Gác Trịnh mới khánh thành nhé, hay lắm đấy, dù bận mấy cũng nên tranh thủ ghé thăm Gác Trịnh dù là vài phút ”.
HỒ ĐĂNG THANH NGỌC
Buổi sáng, tôi ngồi trong Gác Trịnh nhìn ra ngoài cửa sổ. Bên ngoài trời đang se sắt chuẩn bị mưa, sự se sắt nằng nặng.
PHẠM HUY THÔNG
Đầu năm 1986, nghĩ rằng năm nay là một năm có nhiều sự kiện trọng đại diễn ra trong nước ngoài nước, tôi e rằng kỷ niệm mùa hè 200 năm trước của Phú Xuân và của dân tộc, dù không phải là không có tầm vóc, có thể chỉ được chú ý có mức độ, - nếu có được nhắc đến.
LÊ HUY ĐOÀN
Những cửa thành của Kinh thành Huế ghi dấu những sự kiện từ kinh đô thất thủ ngày (23/5 năm Ất Dậu, 1885) sau cuộc chiến không cân sức giữa phe chủ chiến của triều đình Huế với giặc Pháp rồi đến sự tàn phá của thiên tai qua trận lụt 1953 làm 4 cửa thành đổ sập, rồi lại trải mình qua chiến sự Tết Mậu Thân (1968) với bao nhiêu vết hằn của bom đạn.
VÕ NGỌC LAN
Như một mặc định của thời gian khi Huế là kinh đô của cả nước và nơi đây cũng là kinh đô của những chiếc áo dài. Vì vậy con gái Huế được làm quen với tà áo dài rất sớm. Bởi khi mới sinh ra đã thấy mẹ, thấy bà, thấy những người phụ nữ chung quanh khoác trên mình chiếc áo dài.
LÊ PHƯƠNG LIÊN
…Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về…
(Đất nước - Nguyễn Đình Thi)
G.S. TRẦN QUỐC VƯỢNG
Thế kỷ XVI chứng kiến sự vỡ ra của nền quân chủ quan liêu Nho giáo Việt Nam.
THANH TÙNG
Tháng 10/2012, tại khách sạn Rex - thành phố Hồ Chí Minh, chiếc bánh đậu xanh Phượng hoàng vũ khổng lồ của nghệ nhân ẩm thực Tôn Nữ Thị Hà và ái nữ Phan Tôn Tịnh Hải được vinh danh Kỷ lục châu Á - do Hội Kỷ lục châu Á công nhận.
HOÀNG PHỦ NGỌC PHAN
Ở Huế có nhiều món ngon nổi tiếng như bún bò, cơm hến, dấm nuốt, bánh khoái, bèo, nậm, lọc… điều này đã được nói nhiều. Nhưng còn nhiều chuyện có thể bạn không để ý lắm.
NGUYỄN HUY KHUYẾN
Vườn Thiệu Phương là một trong những Ngự uyển tiêu biểu của thời Nguyễn, từng được vua Thiệu Trị xếp là thắng cảnh thứ 2 trong 20 cảnh của đất Thần Kinh. Khu vườn này đã được đi vào thơ ca của các vua nhà Nguyễn như là một đề tài không thể thiếu.
VÕ NGỌC LAN
Đã từ lâu danh xưng mai Huế như một mặc định cho loài hoa mai có năm cánh với sắc vàng rực rỡ. Loài hoa mai ấy chỉ sinh trưởng trên đất Cố đô và cũng là đặc sản của vùng sông Hương núi Ngự.
LÊ VĂN LÂN
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1968 với việc chiếm giữ Huế 26 ngày đêm đã tạo nên bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, làm sụp đổ chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ - Ngụy, làm lung lay ý chí xâm lược của kẻ thù, buộc địch phải ngồi vào bàn đàm phán Paris.
NGUYỄN HỒNG TRÂN
Câu chuyện này do nhà thơ Bích Hoàng (tức Hoàng Thị Bích Dư - cựu nữ sinh trườngĐồng Khánh - Huế) kể lại cho tôi nghe trực tiếp vào đầu năm 2012 tại nhà riêng của cô ở 170 phố Cầu Giấy, Hà Nội.
TRẦN BẠCH ĐẰNG
Mỗi địa danh của đất nước ta chứa mãnh lực riêng rung động lòng người, từ những khía cạnh rất khác nhau. Có lẽ lịch sử và thiên nhiên vốn ghét bệnh "cào bằng", bệnh "tôn ti đẳng cấp" cho nên lưu dấu vết không theo một công thức nào cả. Quy luật khách quan ấy làm phong phú thêm đời sống nội tâm của dân tộc ta.
NGUYỄN ĐẮC XUÂN
Đề cập đến sự nghiệp cầm bút của Thượng Chi Phạm Quỳnh cần phải có một cái viện nghiên cứu làm việc trong nhiều năm mới hiểu hết được. Do hoàn cảnh lịch sử, tôi chưa bao giờ dám nghĩ đến mình có thể tìm hiểu một khía cạnh nào đó trong sự nghiệp to lớn của ông.
LTS: Đêm 30/8 vừa qua, tại Huế, Hội đồng toàn quốc họ Phạm Việt Nam tổ chức giới thiệu cuốn sách “Phạm Quỳnh - Một góc nhìn”, tập 2 do nhà sử học Nguyễn Văn Khoan biên soạn. Nhiều nhà nghiên cứu, nhiều văn nghệ sĩ tên tuổi của Huế đã đến dự và phát biểu ý kiến.