Như tiếng thì thầm vĩnh biệt

08:44 03/04/2015

ĐINH CƯỜNG

Như tiếng thì thầm vĩnh biệt
                                           Khi hay tin Lê Văn Ngăn mất

Họa sĩ Đinh Cường vẽ nhà thơ Lê Văn Ngăn

Và người thi sĩ ấy đã rời xa bếp lửa
bếp lửa ngày xưa của mẹ
như Nguyễn Xuân Thiệp cũng luôn
nhắc đến bếp lửa ở Vỹ Dạ
thời thơ ấu và Vương Phủ


người thi sĩ ấy đã ra đi. tới phương trời nào
ôi những phương trời xưa
Huế, Đà Lạt đầy sương mù
chúng ta đã có một thời gặp nhau
để nghe người thi sĩ ấy
đọc những câu thơ như văn xuôi của mình


giờ gặp lại nhau chắc Xuyến sẽ không nhìn ra tôi nữa
con đường đi qua cầu nửa khuya bao giờ cũng gần
nhưng con đường đi qua dấu lửa binh
sẽ xa vời như nước mắt
như lời Xuyến nói trong gió
như bước chân Xuyến vũng nước mưa trên sân trường
như đôi guốc quai nhung đỏ
như tiếng thì thầm vĩnh biệt…
(1)

với giọng Huế trầm buồn rất Lê Văn Ngăn
dạo đó chàng hay mặc chiếc áo ka ki vàng
khuôn mặt luôn tư lự. dưới lớp da ngăm đen
cả những tháng ngày lang thang Đà Lạt
cùng Hoàng Đăng Nhuận.
Nhuận vẽ Những người đi mua không khí
khi chiều xuống Nhuận bán cà phê
trên mấy bậc cấp rạp xi nê Hòa Bình


người thi sĩ luôn đứng về phía những người nghèo khó
luôn làm những bài thơ
Viết dưới bóng quê nhà
đã ra đi tại Quy Nhơn. Quy Nhơn thành phố mang nhiều
kỷ niệm của những bạn bè. Quy Nhơn và mây núi
bay xuống thấp. và sóng biển ru chàng ngủ.
người thi sĩ ấy đã rời xa chúng ta
để đi đến những con đường trong các xứ sở lạ mặt
(2)

                                            Virginia, February 3, 2015

------------------
(1) Xuyến Và Vĩnh Biệt - Lê Văn Ngăn, trích trong Thơ Tự Do Miền Nam - Thư Ấn Quán 2008, trang 231.
(2) Câu Bửu Ý trích của Rilke - Lê Văn Ngăn “Viết dưới bóng quê nhà”
Ngày tháng thênh thang - Nhà xuất bản Văn Học 2011, trang 263.
* Nhà thơ Lê Văn Ngăn sinh ngày 15/1/1944 tại Quảng Điền - Thừa Thiên mất ngày 27/2/2015 tại Quy Nhơn
Những tập thơ đã in:
- Vào Một Thời Im Bóng (1974)
- Viết Dưới Bóng Quê Nhà (2008)
- Thơ Lê Văn Ngăn (2015)


(SDB16/03-15)






 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Sinh năm Nhâm Thìn, Phan Văn Chương từng tham gia quân đội, hiện là hiệu trưởng trường THCS Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Thơ đến với anh như người tình muộn. Có điều anh biết chọn lọc, học hỏi, vượt qua những cản trở thế tục, tiếp thu cái mới của đời sống văn học hôm nay đang chuyển đổi. Nhờ thế thơ anh sớm tạo được không gian riêng, cách nói riêng. Phan Văn Chương chứng minh rằng, ở bất kỳ lứa tuổi nào, người ta vẫn có thể tìm cách vượt lên, nếu tự mình khai phá, xác lập được con đường mình đang đi.                                     HOÀNG VŨ THUẬT

  • Hoàng Vũ Thuật - Lê Thái Sơn - Thiết Mộc Lan - Ngô Hà Phương - Lê Tấn Quỳnh - Nguyễn Quốc Hiền - Phan Bùi Bảo Thy

  • Năm sinh: 1950Quê quán: Đại Lộc, Quảng NamThơ đã in trên nhiều báo, tạp chí, tuyển tập (1971- 2004)Đã xuất bản: Trong hoàng hôn gió  (1995), Trăng của ngày (1999), Thơ bốn câu (2001), Bài ca của gió (2002), Phía sau tôi (2003).

  • Bóng xưa            Đập cổ kính ra tìm thấy bóng                Xếp tàn y lại để cầm hơi                                                Tự Đức

  • TRẦN PHƯƠNG TRÀ                                                 Kính viếng bác Hoài Chân Nguyễn Đức Phiên.                 đồng tác giả “Thi nhân Việt Nam”, 1941

  • Từ Nữ Triệu Vương - Trần Thị Vĩnh Liên -  Chử Văn Long - Lê Văn Kính - Nguyễn Quốc Anh - Ma Trường Nguyên - Tôn Phong -  Nguyễn Thánh Ngã - Ngô Đức Tiến - Đặng Nguyệt Anh

  • Lam Hạnh - Tuệ Lam - Chử Văn Long - Nguyễn Man Kim - Hoàng Vũ Thuật - Khaly Chàm

  • Tên thật: Nguyễn Phạm Tú TrinhSinh 1983Sinh viên Khoa Ngữ Văn - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân vănGiải nhất cuộc thi thơ “Đất nước và lục bát” của báo Tuổi Trẻ. 2003.

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO chọn và giới thiệuThời Thơ Mới ở ta đã có thơ hình thoi, thơ hình tam giác, thơ hình thập giá... Và bây giờ thơ “tân hình thức” của người Việt ở hải ngoại cũng đã làm nao lòng một số người làm thơ trong nước. Những loại thơ hình thức ấy thường là bắt chước những cách tân kỳ dị của thơ phương Tây từ thế kỷ XIX đến ngày nay. Thực ra thì thơ chữ Nho ở ta cũng đã từng có thơ hình tròn, thậm chí có bài đọc được đến 18 cách, nhưng những “người hiện đại” ở ta lại thường vẫn chuộng thơ Tây và từ đó cũng “sáng tạo” ra những hình thức kỳ dị khác gây chú ý cho người đọc (xem).

  • …Cả rừng cây thấy mẹ cườiMẹ ơi! nước mắt đầy cơi đựng trầuThác ngàn xa vẫn nguyện cầuVô thường! mẹ nhuộm biếc màu trời xanh.

  • Có phải em là HuếDùng dằng tôi chẳng muốn xaHỡi em gái Huế dạo qua bên cầuMắt đen, tóc mượt mái đầuCười duyên như thể từ lâu thương rồi

  • Minh Đức Triều Tâm Ảnh - Tùng Bách - Nguyễn Sĩ Cứ - Lê Anh Dũng - Văn Công Hùng - Lê Thiếu Nhơn - Công Nam - Nguyễn Thiền Nghi - Nhất Lâm - Ngô Minh - Trần Văn Khởi - Lê Ngã Lễ - Trương Đăng Dung - Đặng Kim Liên - Tạ Vũ - Nguyễn Ngọc Phú - Nguyễn Hàn Chung

  • Sinh năm: 1952 tại Nga Sơn, Thanh Hoá.Hiện đang công tác tại Hà Nội.Tiến sĩ Sử học, Phó giáo sư Xã hội học.Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam

  • ...Ta cứ hẹn gặp nhau nơi HuếGió xòa lang thang tóc thả mờiMắt lá nghiêng cười cho ai đợiAnh để lòng bỏ ngỏ cõi hoang...

  • Khoảnh khắc               Cõi yêu                       Tự khúc

  • Võ Quê - Nguyễn Xuân Sang - Hồ Ngọc Chương - Duy Phi - Trần Thị Ngọc Lan - Nguyễn Hưng Hải - Huy Tập - Vương Anh

  • Sinh ngày 10-3-1973Quê quán: Phong Điền Thừa Thiên HuếHiện công tác tại Văn phòng Hội Nhà Văn TP Hồ Chí Minh

  • HỒ CHÍ MINH(Hồ Chí Minh Toàn tập (tập 7, tr.277) NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội 2000)