Nhớ người tìm thuốc trong nghệ thuật

09:19 20/12/2013

Bác sĩ Trương Thìn  sinh năm 1940 tại Thừa Thiên Huế . Từ năm 1961 ông là  sinh viên Trường đại học Y khoa Sài Gòn .Ông  học giỏi, nhiệt tình tham gia phong trào học  sinh, sinh viên yêu nước, là trưởng đoàn văn nghệ sinh viên học sinh Sài Gòn trong  phong trào đấu tranh “Hát cho dân tôi nghe” những năm trước giải phóng.

Năm 1968 ông tốt nghiệp bác sĩ loại ưu với luận án có tựa đề mới lạ so với thời đó: "CHÂM CỨU”. Là bác sĩ Tây y nhưng Trương Thìn lại chuyên tâm nghiên cứu các tinh hoa y học cổ truyền. Ông đã sớm chọn cho mình hướng điều trị cho bệnh nhân là kết hợp Đông y  với Tây y  và dùng các loài thảo dược có nhiều dược tính ưu việt  để chữa bệnh.

BS.Trương Thìn quan niệm: “Bệnh tật của cơ thể không đáng ngại bằng bệnh tật tâm hồn, muốn chữa bệnh trong tâm hồn không liều thuốc nào tốt bằng nghệ thuật. Chính nghệ thuật làm cho tuổi thọ con người được tăng thêm, đời sống con người phong phú hơn. Cái đẹp của nghệ thuật làm cho con người sống ý nghĩa hơn”. Ông đã  áp dụng nghệ thuật vào công tác điều trị y học cổ truyền, áp dụng đông y vào cai nghiện ma túy, là tác giả của một trường phái châm cứu được phổ biến trong và ngoài nước từ 30 năm qua. Với chính mình, nghệ thuật của Trương Thìn chữa được bệnh của chính ông. Sức khỏe của Trương Thìn chính là niềm vui và “thuốc” nghệ thuật đã mang đến cho ông niềm vui đó. Trương Thìn đã tự “tìm thuốc trong nghệ thuật” được khoảng 40 tập thơ, 40 tập nhạc còn tranh thì khá nhiều.

Ở Viện Y học dân tộc  TP Hồ Chí Minh  , BS - Viện trưởng Trương Thìn đã cho treo tranh của ông ở tất cả các phòng bệnh (cả ở hành lang, lối đi). Bao quanh Viện là một khu vườn tượng rợp bóng và rất sạch sẽ. Ở đó có y miếu thờ các vị y tổ, có tượng các vị danh y Việt Nam và cả những nghệ sĩ đương thời (Trịnh Công Sơn, Bùi Giáng). Tại đây ông  thường xuyên   tổ chức những đêm thơ nhạc có chủ đề cho bạn bè và bệnh nhân nghe.

… Họa sĩ Trịnh Thanh Tùng nói: “BS Trương Thìn đưa cả 4 loại hình “cầm, kỳ, thi, họa” vào cách chữa bệnh. Các bệnh nhân của Viện Y học dân tộc rất được lợi từ điều này!”  Rất nhiều người nghèo  và một số anh em văn nghệ sĩ TP. HCM có hoàn cảnh khó khăn  đã được  thầy thuốc Trương Thìn   chữa trị với sự  giúp đỡ tận tình và không lấy tiền.

Ông luôn “đi tìm thuốc” trong âm nhạc, thi ca, hội họa, đã sáng tác và phổ thơ hàng trăm ca khúc. Những ca khúc ông sáng tác, phổ thơ đều là những “bài thuốc chữa bệnh tâm hồn”, giúp người bệnh xoa dịu bớt nỗi đau bệnh tật, luôn cảm thấy bình yên. Người thầy thuốc ấy luôn hết lòng chữa trị cho bệnh nhân, vừa an ủi động viên  người thân của họ trong những lúc khó khăn nhất. Bệnh nhân dù khó tính, bệnh khó chữa, sau một lần tìm tới bác sĩ Trương Thìn, rồi  giới thiệu thêm bè bạn, người quen hoặc  khăng khăng “gặp bác Thìn” khi quay lại.

Bác sĩ Trương Thìn đã từng  đảm nhiệm các chức vụ  Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, Viện trưởng Viện Y Dược học TP.HCM, Chủ nhiệm bộ môn Y học cổ truyền Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Chủ tịch Hội Đông y và Chủ tịch Hội Châm cứu TP.HCM.

BS. Trương Thìn cũng là tác giả của nhiều cuốn sách về lý thuyết và thực hành Đông y và Châm cứu. Ông  còn sáng tác thơ, viết văn, phổ nhạc, chơi đàn, vẽ tranh và đắp tượng…

Cuối tháng 4/2012, trên cương vị Chủ tịch Hội Châm cứu TP Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội Châm cứu Việt Nam, ông đã đến dự Lễ kỷ niệm 45 năm  thành lập Hội Châm cứu Việt Nam tại Hà Nội. Trông ông rất phong độ, lạc quan và vui vẻ trò chuyện với  mọi người, ký tặng cho chúng tôi  sách mới xuất bản về Châm cứu . Gặp ông, không ai biết rằng cách đây 10 năm ông đã trải qua cuộc phẫu thuật tim bắc cầu nối chủ - vành (ba  cầu nối), rồi bị tiểu đường, suy thận mạn và  đang phải vào bệnh viện mỗi tuần hai lần để chạy thận nhân tạo.

BS. Trương Thìn  đã  hăng say làm việc không ngơi nghỉ cho tới lúc phải vĩnh viễn ra đi, lúc 18h55 ngày 20/12/2012 tại nhà riêng. Nhân giỗ đầu ông. Nhớ về người bác sĩ tìm thuốc trong nghệ thuật.

 

Theo Trần Giữu (SKĐS)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Nhân kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam (10/12/1951 - 10/12/2011), chiều ngày 10/12,  tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán - Huế, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Huế, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm Mỹ thuật Thừa Thiên Huế năm 2011.

  • SHO - Nhân kỷ niệm 9 năm ngày mất của Nhà thơ Tố Hữu, tối ngày 9/12, tại hội trường trung tâm huyện Quảng Điền, Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Ủy ban Nhân dân, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Quảng Điền tổ chức đêm thơ “Quê mẹ của ta ơi”.

  • Sông Hương kỳ này dành một số lượng khá nhiều trang cho các bài viết trong chuyên đề Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Thanh Tịnh (12/12/1911 – 12/12/2011) và 70 năm ra đời tác phẩm Tôi đi học. Bạn đọc sẽ trôi vào miền hoài tưởng về những kỷ niệm của thời thơ ấu, những cảm nhận tinh tế của những người học trò xưa về “Tôi đi học” thông qua các bài viết của Thái Kim Lan, Đông Hương, Võ Quang Yến, Nguyễn Đặng Mừng, Đặng Tiến.

  • Tối ngày 27/1, ba họa sĩ Cố đô Huế là Đặng Mậu Tựu, Phan Thanh Bình, Lê Văn Nhường phối hợp với Gallery Phương Mai khai mạc phòng triển lãm tranh với chủ đề "Màu mưa Huế", diễn ra tại số 129B Lê Thánh Tôn, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

  • SHO - Chiều ngày 26/11, Tạp chí Sông Hương và nhóm bạn bè thân hữu đã tổ chức buổi giới thiệu tuyển tập thơ văn "Người trẻ dáng nâu" của cố nhà thơ Nguyễn trung Bình nhân 2 năm ngày anh đi xa (2009-2011).

  • SHO - Sau cuộc hành trình thành công vang dội xuyên suốt Đông Nam Á, Liên hoan phim khoa học dành cho trẻ em và thanh thiếu niên lần này đã đến với Việt Nam.

  • SHO - Trong hai ngày 18 và 19/11, các hoạt động hội thảo, triển lãm và trình diễn nghệ thuật của ba nghệ sĩ đến từ châu Âu và các nghệ sĩ Việt Nam đã diễn ra sôi nổi tại Đại học Nghệ Thuật Huế (Số 10 Tô Ngọc Vân – Tp. Huế).

  • SHO - Sáng ngày 18/11, tại trụ sở Liên Hiệp Các Hội VHNT Thừa Thiên Huế (16 Lê Lợi) đã diễn ra lễ trao tặng thưởng văn chương của Hội Hữu nghị San Francisco – Tp. Hồ Chí Minh cho nhà văn Trần Thùy Mai.

  • SHO - Từ ngày 14-19/11, Ba nghệ sĩ Paul Schwer, Barney Steel và Thomas Feuerstein đến từ châu Âu sẽ có những hoạt động nghệ thuật tại Huế thông qua sự trình diễn và hội thảo về những ý tưởng mới, cũng như khuyến khích đối thoại về các lĩnh vực sắp đặt, nhiếp ảnh, thiết kế đồ họa và nghệ thuật video.

  • SHO - Tối ngày 6/11, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin thành phố Huế, Hội nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT - Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế tổ chức đêm tổng kết, bế mạc Liên hoan Âm nhạc khu vực Bắc miền Trung năm 2011.

  • Sáng ngày 04/11, Hội Nhạc sĩ Việt Nam và Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu chương trình Liên hoan Âm nhạc khu vực Bắc miền Trung năm 2011, diễn ra tại 26 Lê Lợi, Huế.

  • Tạp chí Sông Hương vừa phát hành trên toàn quốc số 273, tháng 11.2011.

  • SHO - Chiều ngày 1-11, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam đã tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Nhật Bản - vương quốc của những nhân vật biểu trưng và hoạt hình” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 7 Lê Lợi, TP Huế).

  • SHO - Sáng ngày 19/10, Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Nâng cao chất lượng báo chí văn nghệ và nghiệp vụ biên tập, quảng bá tác phẩm VHNT trên báo chí VHNT tỉnh, thành phố” khu vực phía Bắc, diễn ra tại thành phố Lạng Sơn.

  • SHO - Sáng ngày 16/10, tại số 6 Lê Lợi, Huế, Hội bảo tồn di sản chữ Nôm đã trao giải thưởng thường niên Balaban năm 2011 cho ông Phan Anh Dũng, chuyên viên phần mềm Trung tâm Công nghệ Thông tin Thừa Thiên Huế.

  • Ngày 06/10,UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có Thông báo số 263/TB-UBND về Kết luận của ông Ngô Hòa - Phó Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh về việc thành lập Bảo tàng Văn hóa Huế tại buổi làm việc với Thành ủy và UBND thành phố Huế.

  • SHO - Hai đêm cuối 4 và 5/10, Liên hoan phim Đức tại Huế chuyển địa điểm chiếu từ Trung tâm Văn hóa Thông tin về Trung tâm Văn hóa Liễu Quán - Huế. Khán giả Huế vẫn tiếp tục đội mưa đến với phim Đức.

  • Đó là tên phòng tranh của ba họa sĩ Việt Nam và Pháp Yvan Magnani, Hélène Quérè và Trương Hoa Đôn vừa được Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế khai mạc vào chiều ngày 04/10, tại trụ sở Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, 26 Lê Lợi.

  • Nữ giáo hoàng - Đứa con của tháng mười một - Fan hâm mộ cũng phải có giới hạn là những phim tiếp theo trong các đêm 1 - 3/10 trong Liên hoan phim Đức tại Huế. Điều đáng ngạc nhiên là các phim đó đã tiếp tục thu hút đông đảo khán giả đến xem. Khán phòng của Trung tâm Văn hóa Thông tin Thừa Thiên Huế chật kín khán giả trong nhiều đêm liền.

  • SHO - Sáng ngày 3/10, tại khách sạn Celadon, Ban Tổ chức chương trình “Hội ngộ Hoa hậu Việt Nam 2010” đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu chương trình hoạt động của 20 người đẹp trong cuộc hội ngộ tại Cố đô Huế và việc thực hiện bộ sách ảnh về hoa hậu Việt Nam để đấu giá tặng cho Quỹ chất độc màu da cam, Cuộc hội ngộ diễn ra từ ngày 30/9 - 05/10.> Quỹ Tình Sông Hương trao quà cho nạn nhân DIOXIN tại A Lưới