Nhớ một đời thơ Trần Nhật Thu

15:34 03/12/2009
NGUYỄN ĐÌNH CHÍNH       (nhân Đọc "Từ những bờ hoa gió thổi về")Ông Trần Nhật Thu sinh năm 1944 ở Quảng Bình. Ông  lớn lên, làm thơ, đoạt giải thi ca cũng từ miền đất gió cát này. Năm 1978 ông rời Quảng Bình như một kẻ chạy trốn quê hương. Nhưng hơn hai chục năm nay miền quê xứ cát vẫn âm thầm đeo bám thơ ông. Qua đó lộ cảm tâm trạng ông vẫn đau đáu miền gió cát này.

Nhà thơ Trần Nhật Thu - Ảnh: evan.vnexpress.net

Từ những sáng tác thơ cách đây hơn ba chục năm, ông Thu luôn cố gắng ép theo phương thức cố vươn lên, bay lên chất lý tưởng. Lý tưởng đó là lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu con người. Nhưng tiếc thay, thơ ông không để lại dấu ấn từ những cố gắng này mà, như một sự vô tình cái còn lại của thơ ông lại là chất trữ tình dào dạt, rưng rưng như một ám ảnh, không dễ buông tha. Chất trữ tình đó nó gieo hạt, ẩn náu trong thơ ông khi ông còn trẻ dại, nó lớn dần lên theo thời gian và như một trò đùa của số phận, nó nở hoa khi đời ông đã bắt đầu xế bóng.

Những bài thơ hay nhất của ông đều được sinh ra từ những bóng chớp thoáng qua của nỗi vui buồn rớm lệ trong tâm hồn ông. Một tâm hồn yếu đuối lúc nào cũng tỏa hương dìu dịu ái ngại cho miền quê xứ cát nghèo đói khắc nghiệt và xót xa cho những mối tình trai gái lỡ dở, muộn màng. Tôi khẳng định thơ ông Thu là thơ trữ tình vì phần lớn nó được đẻ ra từ những xúc cảm bên trong tâm hồn cho dù ông chỉ biết xử dụng thủ pháp miêu tả - một thủ pháp rất dễ là tù nhân của các giác quan và tư duy trừu tượng. Nhưng có một điều cần nói rõ hơn ấy là dù có xử dụng thủ pháp miêu tả, thì thủ pháp này cũng được tưới đẫm những cảm xúc run rẩy. Hay nói cách khác thơ ông Thu đều bắt đầu từ một tâm trạng nào đó của đời sống bên trong ông. Thơ ông không có chỗ đứng cho lý trí. Bản tính thi sĩ của ông giống như một tiếng rên nhẹ nhàng. Vì vậy nó mang thân phận một con mồi, một vật tế thần cho thơ ca trữ tình mà thôi. Nhưng chính tất cả những dị biệt đó lại tạo nên phong cách thơ Trần Nhật Thu quán xuyến và thống nhất trong cả đời thơ của ông.

Cách biểu đạt bên ngoài thơ ông Thu không có gì đáng lưu ý bởi ông chỉ biết tự đồng hóa mình trong các ẩn dụ, các hình tượng và so sánh để cố trình bày cái hiện thực đời sống một cách tự nhiên qua niềm hứng khởi của cảm xúc. Ngôn ngữ thơ ông Thu trau chuốt một cách lộ liễu đến đạm bạc. Ông dùng nhiều điệp âm, điệp phụ âm và vần điệu để tạo nên chất nhạc trong thơ. Vì vậy khi đọc lên, thơ ông có cái thánh thót lộ liễu như giai điệu bài hát.

Con đường thi ca tiếng Việt mấy chục năm nay là con đường vận động liên tục trên thông lộ lý tưởng, trữ tình, lãng mạn. Thơ ông Thu nằm trong dòng chảy lớn kiếm tìm và sinh nở đó. Thơ ông để lại dấu vết khiêm nhường như một cột cây số nhỏ bé nằm náu mình dọc con đường thi ca của dân tộc.

N.Đ.C
(124/06-99)



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • PHẠM PHÚ PHONG

    Trước khi đưa in, tôi có được đọc bản thảo tiểu thuyết Phía ấy là chân trời (1), và trong bài viết Đóng góp của văn xuôi Tô Nhuận Vỹ (tạp chí Văn Học số 2.1988) tôi có nói khá kỹ về tiểu thuyết nầy - coi đây là một thành công mới, một bước tiến trên chặng đường sáng tác của nhà văn, cần được khẳng định.

  • NGUYỄN THỊ NGỌC ÁNH

    Đọc truyện ngắn Hồng Nhu, tôi có cảm tưởng như mình đang lạc vào trong một thế giới huyền thoại, thế giới của những lễ hội, phong tục, tập quán xưa huyền bí mà có thật của người dân đầm phá Tam Giang.

  • Bằng sự tinh tế và thâm trầm của người từng trải, Nguyễn Đình Tú đưa tới góc nhìn đa dạng về người trẻ trong tập truyện ngắn "Thế gian màu gì".

  • Qua đi, với những hoa tàn tạ
    Hoa trong hồn ta, ai hái được bao giờ
                                         Victor Hugo*

  • Nhà báo Phan Quang nghiên cứu, phân tích truyện dân gian để mang tới bức tranh văn hóa xứ Trung Đông trong cuốn "Nghìn lẻ một đêm và văn minh A Rập".

  • Những độc giả từng yêu thích Nắng và hoa, Thấy Phật, Khi tựa gối khi cúi đầu, Chuyện trò... - những tập sách đã có một góc riêng sang trọng trên kệ sách tản văn Việt bởi góc nhìn uyên thâm, giọng văn ảo diệu của GS Cao Huy Thuần - nay vừa có thêm một tặng phẩm mới: Sợi tơ nhện.

  • Y PHƯƠNG

    Trong một lần đoàn nhà văn Việt Nam đi thực tế sáng tác ở Bình Liêu, Móng Cái (Quảng Ninh), tôi nghe mấy nữ nhà văn lao xao hỏi tiến sĩ - nhà văn Lê Thị Bích Hồng: “Đêm qua em viết à?” Bích Hồng ngạc nhiên: “Không đâu. Hôm qua đi đường mệt, em ngủ sớm đấy chứ”.

  • HOÀNG THỤY ANH

    Mùa hè treo rũ
    Trong cái hộp hai mươi mét vuông
    Ngổn ngang màu
    Ký tự chen chúc như bầy ngỗng mùa đông
    Ngày lên dây hết cỡ
                                Chật
    Dâng đầy lên ngực
    Chuông nhà thờ chặt khúc thời gian

     

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO

    Lâu nay, đọc thơ của trẻ em, tôi thường có cảm giác, hình như các em làm thơ dưới ngọn roi giáo huấn mà người lớn thường giơ lên đe nẹt trẻ con. Cho nên khi cầm trong tay tập thơ Cái chuông vú của bé Hoàng Dạ Thi “làm” từ 3 đến 5 tuổi, tôi không khỏi ngạc nhiên.

  • NGHIÊM LƯƠNG THÀNH

    Đọc xong Những đứa con rải rác trên đường, cuốn tiểu thuyết mới của nhà văn Hồ Anh Thái (Nxb. Trẻ 2014), thoạt đầu tôi có cảm giác trống vắng.

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG

    Anh Cao Việt Dũng hỏi: anh có biết Lưu Quang Vũ không? Anh nghĩ gì về thơ Lưu Quang Vũ?

  • CHÂU THU HÀ

    Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng văn hóa của dân tộc Việt Nam. Tinh hoa và cốt cách của Người là nguồn cảm hứng vô tận cho văn nghệ sĩ, nhà báo.

  • DÃ LAN - NGUYỄN ĐỨC DỤ

    Cách đây mấy năm, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội có cho phát hành cuốn TỪ ĐIỂN VĂN HỌC (1983 - 1984). Sách gồm hai tập: tập I và tập II đầy cả ngàn trang, với sự cộng tác của nhiều tác giả.

  • MAI VĂN HOAN

    "Dư âm của biển" - theo tôi là cách gọi hợp nhất cho tập thơ mới này của Hải Bằng. Đặt "Trăng đợi trước thềm" chắc tác giả gửi gắm một điều gì đó mà tôi chưa hiểu được. Song với tôi "Trăng đợi trước thềm" có vẻ mơ mộng quá, tên gọi ấy chưa thể hiện được giai điệu cuộc đời của thơ anh.

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Nguyễn Hiến Lê (1912 - 1984), hiệu là Lộc Đình, người làng Phương Khê, phủ Quảng Oai, thị xã Sơn Tây, tỉnh Sơn Tây, nay thuộc thủ đô Hà Nội, là nhà văn, nhà nghiên cứu, biên soạn, khảo cứu, về nhiều lĩnh vực như văn học, triết học, sử học, ngôn ngữ học, đạo đức học, chính trị học, kinh tế học, giáo dục học, gương danh nhân…

  • Chuyện gì xảy ra trong ngày 30/4/1975 tại Sài Gòn? Nhiều người đã viết về sự kiện này. Một lần nữa, kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái - nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn đã lên tiếng, cùng với sự trợ giúp của vợ và hai con - Nguyễn Hữu Thiên Nga và Nguyễn Hữu Thái Hòa.

  • Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia-Sự thật cho ra mắt bạn đọc một số đầu sách về sự kiện lịch sử này, về lịch sử kháng chiến Nam Bộ và về cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ của toàn dân Việt Nam.

  • LÊ HUỲNH LÂM

    Không khỏi bất ngờ khi cầm trên tay tập “Hôm qua hôm nay & hôm sau” của Vũ Trọng Quang do Nxb Đà Nẵng ấn hành vào tháng 1 năm 2006. Vậy là đã 9 năm.

  • PHẠM XUÂN DŨNG

    Tôi và nhiều bạn bè sinh viên còn nhớ nguyên vẹn cảm giác lần đầu nghe bài thơ “Đêm qua” của nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường trong đêm cư xá Huế lạnh và buồn đến nao lòng tê tái.