Việt Nam Độc Lập (gọi tắt là Việt Lập), là cơ quan ngôn luận đầu tiên của Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội (gọi tắt là Việt Minh), do Lãnh tụ Hồ Chí Minh sáng lập và trực tiếp làm Tổng Biên tập từ số đầu tiên ra ngày 1 tháng 8 năm 1941 đến số 135, tháng 8 năm 1942, trước khi Người đi công tác Trung Quốc; từ tháng 8 năm 1942 đến tháng 5 năm 1945, Việt Lập do nhà cách mạng Phạm Văn Đồng phụ trách.
Số đầu tiên Việt Lập ra đời tại lán Khuổi Nặm, Pác Bó, Cao Bằng, đánh số 101. Báo ra mỗi tháng 3 kỳ, mỗi kỳ 400 số, mỗi số có 2 trang, khổ 26,5 x 19cm, thỉnh thoảng có số khổ lớn hơn một chút, in litô, về sau in typo. Lúc mới ra đời, Việt Lập đóng vai trò là cơ quan tuyên truyền của Tỉnh bộ Việt Minh Cao Bằng; về sau Mặt trận Việt Minh phát triển mạnh và lan rộng, từ số 129, ra ngày 21/6/1942, Việt Lập trở thành cơ quan của Liên tỉnh bộ Việt Minh Cao Bằng - Bắc Kạn; từ số 187, ra ngày 1/1/1944 là của Liên tỉnh bộ Việt Minh Cao Bằng - Bắc Kạn - Lạng Sơn, về sau trở lại là cơ quan của Tỉnh bộ Việt Minh Cao Bằng.
Ngay số đầu tiên (số 101), Việt Nam Độc Lập đề ra mục tiêu là “cốt làm cho dân ta biết, biết các việc, biết đoàn kết, đặng đánh Tây, đánh Nhật làm cho Việt Nam độc lập, bình đẳng tự do”.
Kể từ khi Việt Lập ra đời, dưới vai trò Tổng Biên tập, Lãnh tụ Hồ Chí Minh còn là tác giả của nhiều bài viết với nhiều thể loại khác nhau, ký nhiều bút danh, hoặc có khi không ký tên và nhiều lúc Người còn kiêm luôn trình bày, vẽ tranh, in ấn, phát hành. Trừ khoảng thời gian đi công tác ở nước ngoài, bị chính quyền Tưởng bắt giam tại Quảng Tây và những khi đi vắng, Người vẫn thường có bài để lại cho báo đăng dần. Từ tháng 8 năm 1942, Người không trực tiếp phụ trách Việt Lập nữa nhưng vẫn tích cực viết bài cộng tác. Theo nhiều công trình nghiên cứu về báo chí Hồ Chí Minh giai đoạn hoạt động ở Cao Bằng, những bài của Người in trên Việt Lập, có thể thấy đây là thời kỳ in đậm dấu ấn về cách viết, cách tuyên truyền, kêu gọi đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, cách hướng dẫn làm công tác cách mạng từ thơ chúc tết, lời chúc mừng, mít tinh, hội họp,… đến canh gác, tham gia du kích, giữ bí mật mà Người để lại cho chúng ta.
Trong một chuyến điền dã năm vừa rồi lên Chiến khu Cao Bằng, nhờ sự giúp đỡ của những người quản lý di tích, chúng tôi đã tiếp cận được tờ Việt Lập hiện trưng bày tại đây. Báo có nhiều chuyên mục về xã luận, quân sự, chính trị, xã hội, văn thơ… Có một số báo đặc biệt - số 201, ra ngày 5/1/1945, là số báo Tết đầu tiên của Liên tỉnh bộ Việt Minh Cao - Bắc - Lạng, ở mục Vườn Văn in bài thơ “Chào mừng năm 1945” của tác giả X… (Theo Bảo tàng Hồ Chí Minh thì Bác Hồ có trên 160 bút danh, và X… là một trong những bút danh của Bác) thì đây là bài thơ của Người và đã khiêm tốn gọi là “quê kệch mấy câu”. Nhưng đọc toàn bài “Chào mừng năm 1945” và nhìn lại lịch sử, ta thấy toát lên tấm lòng yêu nước thương nòi của tác giả, nội dung tư tưởng chủ đạo vì dân của nhà chính trị, nhà văn hóa với cái nhìn thực tiễn giàu tư duy chiến lược, dự báo về cục diện chiến tranh thế giới giữa hai phe sẽ kết thúc: “Phát xít nhất định phải thua/ Nhưng phần thắng lợi bây giờ về ai?/ “Về dân!” quyết chẳng đoán sai/ Vì rằng dân đã trổ tài đấu tranh”; một nhận định về thời cơ của cách mạng Việt Nam đang đến gần… Dù bài viết giữa đêm mịt mù trong hoàn cảnh của chiến tranh vệ quốc, nhưng Người đã tiên đoán về một thắng lợi đang đến gần ngay trong năm 1945 của dân tộc Việt Nam và cách mạng thế giới.
Nhân dịp chào xuân 2025, hướng đến kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam mới ra đời (2/9/1945 - 2/9/2025), chúng tôi xin giới thiệu nguyên văn bài thơ của Người in ở mục Vườn Văn trên tờ Việt Nam Độc Lập số Tết năm 1945:
Một nghìn chín trăm bốn nhăm
Là năm thắng lợi là năm vui mừng,
Của phe dân chủ Đồng Minh,
Của người yêu chuộng hòa bình các nơi.
Phát xít bị đập tơi bời,
Hít Le thất bại phải lùi tứ tung
Tây Âu, Anh, Mỹ tấn công
Giải phóng Pháp, Bỉ một vùng Hòa Lan,
Ti Tô thu phục miền Nam,
Ở Hy Đức cũng chịu hàng quân Anh,
Đông Âu Xô Viết tung hoành,
Phía Nam tiến thẳng kinh thành xứ Hung,
Phía Bắc rồi sẽ tiến công,
Đánh vào Đông Phổ chạy vòng Na Uy
Á Đông chú Nhật cũng nguy,
Bị thua mấy trận ở đây hoảng hồn
Diến Điện cũng khó bảo tồn
Đông Kinh cũng bị ném bom nhiều lần
Thiệt mất phần ba hải quân,
Hết đường nói thánh nói thần như mưa
Phát xít nhất định phải thua.
Nhưng phần thắng lợi bây giờ về ai?
“Về dân!” quyết chẳng đoán sai
Vì rằng dân đã trổ tài đấu tranh,
Rồi đây thắng lợi hoàn thành
Tự do dân chủ ban hành gần xa
Cũng như ở Việt Nam nhà
Mưu lo cứu nước tức là Việt Minh
Hô hào toàn thể người mình
Cùng nhau nỗ lực hy sinh chống thù
Đánh phát xít Nhật, Đờ - Cu
Hoạt động du kích trả thù cho dân.
Một nghìn chín trăm bốn nhăm,
Là năm giải quyết chiến tranh toàn cầu.
Cho nên quê kệch mấy câu,
Đăng báo Việt Lập chung nhau chúc mừng,
Chúc mừng đoàn thể Việt Minh,
Cùng người yêu chuộng hòa bình mọi nơi,
Cùng nhau đoàn kết lâu dài,
Tự do hạnh phúc đời đời hưởng chung.
X…
Bằng ngôn ngữ giản dị, vần điệu mộc mạc, người đọc dễ hiểu, dễ thấm, bài thơ “Chào mừng năm 1945” là lời khẳng định “chắc chắn” về tình hình cách mạng thế giới và thời cơ của cách mạng Việt Nam diễn ra năm 1945 bằng cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám giành chính quyền về tay nhân dân. Với độ lùi của 80 năm ra đời bài thơ “Chào mừng năm 1945” càng thấy rõ tư duy dự báo thiên tài của Danh nhân văn hóa - Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tôi đây là một điều thật sự kinh ngạc.
D.H
(TCSH432/02-2024)
Đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm Trưởng Ban Lễ tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tang lễ đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức theo nghi thức Quốc tang. Trong hai ngày Quốc tang (25/7 và 26/7), các cơ quan, công sở, nơi công cộng treo cờ rủ, không tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí công cộng.
Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư làm Trưởng Ban Tổ chức lễ tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, Đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19/7/2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi.
Ngày 18/7, Bộ Chính trị đã có Quyết định trao Huân chương Sao Vàng tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Do yêu cầu cần phải tiếp tục ưu tiên dành thời gian để đồng chí Tổng Bí thư tập trung điều trị tích cực và để bảo đảm công tác điều hành chung của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XIII, trước mắt Bộ Chính trị phân công đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước chủ trì công việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo trách nhiệm, quyền hạn được Bộ Chính trị quy định.
DƯƠNG PHƯỚC THU
Trong khuôn khổ của chủ đề “Bàn về địa danh hành chính khi cả tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương”, nhằm tìm ra một phương án tối ưu nhất để có cơ sở tham mưu cho việc đặt tên hành chính (quận, huyện và thành phố mới bao gồm cả tỉnh) được hợp lý nhất khi cả tỉnh được nâng lên thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025 theo tinh thần Nghị quyết số 54-NQ/ TW, ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị.
DƯƠNG HOÀNG
Những quan điểm, tư tưởng, nhận thức chính trị, văn hóa của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện qua nhiều hoạt động cách mạng và tác phẩm của Người, trong đó có báo chí.
HOÀNG PHƯỚC
Trước thực tiễn của cách mạng kháng chiến, lực lượng dân quân tự vệ không ngừng lớn mạnh, trưởng thành về mọi mặt. Tháng 4/1949, từ chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh thành lập Bộ đội địa phương trên cả nước.
LÊ QUANG MINH
Thời điểm Trị - Thiên Huế đang gấp rút thực hiện kế hoạch giải phóng thì cục diện chiến trường miền Nam chuyển biến mau lẹ. Tây Nguyên giành chiến thắng lớn, quân đội của chế độ Sài Gòn rút khỏi Tây Nguyên hoàn toàn. Ngày 18/3/1975, Bộ Chính trị hạ quyết tâm chuyển cuộc Tiến công chiến lược thành cuộc Tổng tiến công chiến lược, hoàn thành kế hoạch hai năm (1975 - 1976) ngay trong năm 1975.
Kể từ sau Hiệp định Paris về Việt Nam (ký ngày 27/1/1973), ở chiến trường Trị Thiên nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng, thế và lực của cách mạng đã có sự phát triển mạnh mẽ là nhân tố mới góp phần quan trọng tạo nên sự thay đổi cục diện chiến trường toàn miền Nam ngày càng có lợi cho cách mạng.
Kể từ sau Hiệp định Paris về Việt Nam (ký ngày 27/1/1973), ở chiến trường Trị Thiên nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng, thế và lực của cách mạng đã có sự phát triển mạnh mẽ là nhân tố mới góp phần quan trọng tạo nên sự thay đổi cục diện chiến trường toàn miền Nam ngày càng có lợi cho cách mạng.
Kể từ tháng 8 năm 2008, có một đoạn đường rộng thênh dài một ngàn năm trăm mét mang tên nhân vật lịch sử Đặng Phúc Thông chạy qua xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, Hà Nội nối với đường Hà Huy Tập đến tận địa phận thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam có lưu giữ bản gốc bức tranh “Bình văn” của họa sĩ Lê Văn Miến. Đây là bức tranh vẽ theo kỹ thuật sơn dầu cổ điển của châu Âu đầu tiên ở Việt Nam.
Tọa đàm khoa học với chủ đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Nhà lãnh đạo chiến lược, người chỉ đạo thực tiễn xuất sắc của cách mạng Việt Nam” do Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo Trung ương, tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức, sẽ diễn ra vào cuối tháng 12 năm 2023, tại thành phố Huế.
Ngày 25 tháng 7 năm 2023, tại Thủ đô Hà Nội, Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam đã tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Hội Văn nghệ Việt Nam, nay là Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (25/7/1948 - 25/7/2023).
Tại buổi lễ trọng thể này, đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến dự và phát biểu chỉ đạo quan trọng đối với giới văn học nghệ thuật.
Tạp chí Sông Hương xin đăng toàn văn bài phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (1948 - 2023).
LÊ QUANG MINH
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, đập tan ách thống trị thực dân, chế độ nửa thuộc địa nửa phong kiến, đưa nước ta trở thành một nước độc lập là thắng lợi lịch sử vĩ đại.
HOÀNG LONG
Song hành với văn hóa cung đình, mạch nguồn văn hóa dân gian đã hình thành và gắn bó lâu đời với người dân xứ Huế. Giá trị văn hóa dân gian đã phản ánh một cách sinh động đời sống tinh thần, tín ngưỡng của cộng đồng và được sáng tạo, phát triển từ thế hệ này qua thế hệ khác.