Nhất là với những bài thơ được chính tác giả đọc trong một đêm thơ thời chiến, sau đó được chép tay, chuyền từ người nọ sang người kia. Bầy ong trong đêm sâu là một trong những bài thơ đã đi vào “bộ nhớ” của bao lớp sinh viên nói chung và sinh viên văn khoa nói riêng thời ấy. Giờ đây, khi bài thơ được chọn làm tựa đề, được in trên trang đầu của tập thơ đã khiến chúng ta rưng rưng nhớ lại bao kỷ niệm không dễ quên của những năm tháng chiến tranh khốc liệt, nhớ lại hiện thực tâm trạng của một thời mà Lưu Quang Vũ chưa có dịp được giải bày, công bố...
Để giành món quà tặng Vũ nhân dịp anh tròn 45 tuổi, gia đình và bạn bè đã công bố di cảo thơ của Vũ trong khoảng những năm 1970 - 1975. Đây không phải chỉ là mong ước của gia đình Vũ mà còn là sự chờ đợi của người đọc. Từ lâu nay, công chúng không chỉ muốn thỏa mãn trước những vở kịch nổi tiếng của anh mà còn muốn được thỏa mãn đối với những bài thơ chưa được "trình làng" của Vũ. Dường như ngay cả với Lưu Quang Vũ, niềm đam mê thơ ca còn lớn hơn cả kịch trường, cho dù ở lĩnh vực này, anh đã gặt hái những thành công không nhỏ.
So với các bạn thơ cùng lứa; xuất hiện vào giữa những năm 60 cho đến nay, Lưu Quang Vũ là người được in thơ ít nhất. Nhưng "quý hồ tinh bất quý hồ đa", chỉ nửa tập thơ in chung với Bằng Việt, Hương Cây của Vũ đã tạo nên cốt cách thi sĩ nơi anh, và ngay từ buổi ấy, nhà thơ đã gây được ấn tượng không phai mờ trong tâm khảm người đọc.
Có thể nói từ Hương Cây (1968), Mây trắng của đời tôi (1989) đến Bầy ong trong đêm sâu, thơ của Vũ lôi cuốn người đọc không ở sự chau chuốt lời lẽ, ngôn từ với những kỹ xảo, ngón nghề mà chính ở một hồn thơ đắm đuối mà chân thành, giản dị mà nồng nàn, da diết. Anh làm thơ như một sự ký thác, gửi gắm, như một sự tự bộc lộ những gì đã có trong cõi lòng anh với những "tin yêu cuộc đời theo cách của tôi”, rất Lưu Quang Vũ. Giữa dòng thơ chống Mỹ ngày ấy, không theo quy ước chung, Vũ lặng lẽ tìm "tín ngưỡng" riêng cho thơ mình. Ngòi bút anh hướng vào bên trong, khám phá nội tâm, khai thác triệt để "cái tôi" của chính mình: "Tâm hồn anh dằn vặt cuộc đời anh". "Anh xé lòng anh những đêm mất ngủ", "Anh khờ dại anh tự làm mình khổ", “Có những lúc tâm hồn anh rách nát”...
Mấy năm gần đây trong không khí dân chủ hóa và đổi mới nền văn học, các nhà thơ mới có điều kiện thể hiện nỗi buồn và những bi kịch của nội tâm, của cuộc đời thì ngay từ ngày ấy, Lưu Quang Vũ đã tự cấp "giấy phép" cho mình "quyền được buồn" của thi sĩ. Anh là người có khả năng nhạy cảm cao độ với nỗi buồn đau của chính mình và của cả kiếp người, với những "viễn vông, cay đắng, u buồn", với "Nỗi buồn chân thành đời chẳng nhận hay sao", "nhưng từ đáy nỗi buồn tôi thăm thẳm!", "Bị lừa dối, bị lăng nhục; rách rưới bơ phờ, cô độc"... Có lúc buồn đến nỗi tự trào: "Anh như thằng Bờm, chẳng thiết trâu bò chẳng thiết lim; chỉ nhận nắm xôi cười ngặt nghẽo".
Trong thơ của thời kỳ này, Lưu Quang Vũ không che dấu những tai ương, những bất hạnh ập lên số phận mình. Chông chênh trên đường công danh, bất hạnh trong đời tư, Vũ rơi vào tình thế cô độc, bất ổn. Giữa hoàn cảnh sôi động, hào hùng lúc ấy, anh không dễ tìm được tiếng nói đồng cảm của người đương thời và đã có lúc anh cảm thấy tuyệt vọng: “Lòng tốt ai cần đến”, “Thơ không đâu dùng”, “Quen thất vọng tôi hồ nghi mọi chuyện”. Nhưng cũng từ những nỗi buồn của cảnh ngộ cá thể, của bi kịch nội tâm, Vũ đã nhận thức được đến tận cùng con người mình, viết ra những “dòng thơ dằng xé, dày vò”. Suy cho cùng, nỗi đau đớn, nỗi buồn của Vũ trong một lúc nào đó lại là sự an ủi nỗi lòng con người. Có thể nói trong ngõ ngách của mỗi tâm trạng cá nhân, dường như ai đó đều cảm thấy có chút nỗi niềm của mình trong những câu thơ Vũ:
Tôi là đứa con cô đơn ngay từ khi ngồi cạnh mẹ
Thằng bé lẻ loi giữa lớp học ồn ào
Bàn chân hồ nghi giữa đường phố lao xao.
So với các bạn cùng thời, Lưu Quang Vũ là người trẻ hơn cả nhưng tâm hồn anh lại có phần già dặn, từng trải bởi cảnh ngộ riêng, bởi cái "đa đoan phức tạp" của anh. Ẩn chứa bên trong cái thể chất thanh xuân của Vũ là một trái tim trải đời, đầy ưu tư, dằn vặt. Anh luôn luôn chiêm nghiệm, nghiền ngẫm con người và sự đời cả phần ánh sáng lẫn phần khuất tối, thậm chí ở cả phần dễ bị người ta lướt qua bằng cái nhìn đầy phát hiện, vừa tỉnh táo khách quan, vừa ngậm ngùi thương cảm (Những tuổi thơ, Nửa đêm tới thành phố lạ gặp mưa, Quán cà phê ngoại ô, Ngã tư tháng chạp, Viết lại một bài thơ Hà Nội, Ghi vội đêm 1972...) Ngay cả đến tình yêu (chiếm một vị trí đáng kể trong thơ Lưu Quang Vũ) đã có lúc đem lại cho anh cảm giác: "Anh trẻ lại, đời chẳng còn rắc rối", "Anh còn em ta sống lại cuộc đời"; nhưng để có được hạnh phúc ấy anh cũng đã phải nếm trải không ít buồn bã, xót xa, đau đớn đến tội nghiệp: "Anh là con ong bay giữa trời lận đận; Trời đêm dài chẳng có một ngôi sao", "Những gì em cần, anh chẳng có; Em không màng những ngọn gió anh trao"...
Chính nỗi đau tâm hồn, sự đắng cay nghiệt ngã của số phận đã giúp anh sáng tạo những câu thơ đích thực với nghệ thuật đằm chín cùng thời gian; sống trong lòng bạn đọc. Vượt lên trên hoàn cảnh, lấy nghệ thuật làm cứu cánh, tập thơ của Vũ có thể với hôm qua còn phải bàn bạc nhưng với hôm nay thì đã có thể được khẳng định và tồn tại. Đọc những bài thơ nói về "cái tuổi trẻ ồn ào mà cay cực" của Vũ, người đọc nhận thấy được sự thống nhất, biện chứng trong tâm hồn thi sĩ ấy. Năm tháng qua đi, Vũ cũng đã vĩnh biệt chúng ta tròn 5 năm. Ở cõi xa xăm kia, Vũ có linh cảm thấy những câu thơ đang hiện lên trang sách mở ra của anh, sẽ giúp người đọc hiểu thêm và thông cảm hơn với nỗi niềm của chàng thi sĩ một thời thơ ấy.
B.T.
(TCSH59/01-1994)
Theo định nghĩa hiện nay, trường ca là một tác phẩm thơ có dung lượng lớn, thường có cốt truyện tự sự hoặc trữ tình.
(Phát biểu ý kiến góp phần vào nội dung Đề án Nghị quyết về “Xây dựng đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH...” của Ban Tuyên giáo Trung ương).
1. Cuốn sách về nhà tình báo nổi tiếng - anh hùng Phạm Xuân Ẩn (PXÂ) của giáo sư sử học người Mỹ Larry Berman, khi được xuất bản bằng tiếng Việt có thêm phụ đề “Cuộc đời hai mặt không thể tin được của Phạm Xuân Ẩn”.
Lâm Thị Mỹ Dạ là một nhà thơ trưởng thành trong phong trào chống Mỹ. Nhắc đến thơ chị, người ta thường nhớ đến những bài thơ mang đậm âm hưởng sử thi như Khoảng trời, hố bom, hoặc dịu dàng, nữ tính nhưng không kém phần thẳng thắn như Anh đừng khen em, hoặc nồng cháy yêu đương như Không đề…
"Không có cách khác, thưa ngài. Tất cả cái gì không phải văn xuôi thì là thơ; và tất cả cái gì không phải thơ thì là văn xuôi"(Gã tư sản quý tộc, Molière). Trên đây là định nghĩa "thâm thúy" của thầy dạy triết cho ông Jourdain, người mà đã hơn bốn mươi năm trời vẫn sai bảo người ăn kẻ làm, vẫn hằng ngày trò chuyện với mọi người bằng "văn xuôi" mà không tự biết.
(Trò chuyện trên Sông Hương)
Trong những vấn đề mới của lý luận văn học hiện nay, các nhà nghiên cứu thường nói đến chức năng giao tiếp của văn học. Khi nói văn học có chức năng giao tiếp thì cũng có nghĩa cho rằng văn học ở ngoài giao tiếp.
PHONG LÊ …Không đầy hai thập niên đầu thế kỷ, trong những thức nhận mới của đất nước, nền văn chương- học thuật của dân tộc bỗng chuyển sang một mô hình khác- mô hình quốc ngữ, với sức chuyên chở và phổ cập được trao cho phong trào báo chí, xuất bản bỗng lần đầu tiên xuất hiện và sớm trở nên sôi nổi như chưa bào giờ có trong ngót nghìn năm nền văn chương học thuật cổ truyền…
Vừa qua bà văn sĩ Nguyễn Khoa Bội Lan ở Phú Thượng (Huế) đột ngột gọi dây nói cho tôi than phiền về những chi tiết sai với lịch sử trong bài Phạn Bội Châu với Hương Giang thư quán của Chu Trọng Huyến đăng trên Tạp chí Sông Hương số 116 (10. 1998)
Chúng tôi cho rằng trong lịch sử văn học Việt chỉ có Chí Phèo mới là một hình tượng đích thực. Chí Phèo là hiện thân của sự tồn tại vĩnh cửu của bản ngã VÔ CAN.
Đó là bản đàn Thúy Kiều đàn cho Kim Trọng nghe lần cuối trong ngày tái hợp. Bản đàn chứa đầy những mâu thuẫn nghịch lý, bởi vì cũng như bao lần trước, lần này vẫn là bản “bạc mệnh” năm xưa. Nhập hồn Kim Trọng, Nguyễn Du bình luận: Lọt tai nghe suốt năm cung Tiếng nào là chẳng não nùng (*) xôn xaoTác quyền và nghệ nhân biểu diễn vẫn là nàng Kiều chứ không còn ai khác, nhưng thật lạ: Xưa sao sầu thảm, nay sao vui vầy?Kim Trọng, tri âm và trong cuộc vẫn không khỏi "hồ đồ", huống gì chúng ta, những người đến sau Nguyễn Du muộn hơn hai thế kỷ?
Có thể nói, học tập phong cách ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước hết, là học tập cách viết và cách lập luận chặt chẽ qua từng câu chữ, mỗi trang văn chính luận. Những văn bản: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, “Tuyên truyền”, “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Tuyên ngôn Độc lập” luôn là những áng văn mẫu mực về phong cách ngôn ngữ ngắn gọn, chắc chắn, dễ hiểu, chính xác và giàu cảm xúc.
NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP1. Đội ngũ các nhà văn trẻ mà tôi nói tới trong bài viết này là những cây bút sinh ra sau 1975. Biết rằng trong văn chương, khái niệm trẻ/ già chỉ là một khái niệm có tính “tương đối” vì già hay trẻ đều phải nỗ lực để tạo nên những tác phẩm xuất sắc, vị trí của họ phải được đánh giá thông qua tác phẩm chứ không phải từ những chiếu cố ngoài văn học.
NGUYỄN KHẮC PHÊTrong văn chương, cách gọi “chủ nghĩa” này hay “chủ nghĩa” khác đều không ổn, thậm chí có hại vì vô hình trung như thế là cách buộc nhà văn theo “một con đường” vạch sẵn mà từ hơn nửa thế kỷ trước, Hải Triều đã lên án...