Cả nhân dân Pháp đã phẫn nộ. Và họ đã tự động ùn ùn kéo nhau đến những nơi ấy - vào ngày cuối tuần - để xăn tay áo cùng dân địa phương xúc dầu quét dọn bãi biển. Hang ngàn người đã làm liên tiếp như vậy hàng mấy tháng trời. Nhiều người ngồi rửa từng viên đá, cạo từng khối dầu đọng đen trên các bãi cát... Nhưng công việc ấy chỉ đỡ một vài. Hàng trăm tấn dầu đã bám sâu vào các cụm đá chồng chất lên nhau, vì sóng biển ào ạt đưa vào... Cuối cùng là phải động viên quân đội với những kỹ thuật cao hơn, nhân lực nhiều hơn, để phun nước tẩy và cọ rửa, đồng thời lại không để nước bẩn tuôn ra biển. Phải nhìn thấy từng đoàn lính mặc áo che kín từ đầu đến chân, đi ủng, cặm cụi cọ rửa, cha sát từng cụm đá, sàng lọc từng đụn cát trên các bãi biển, mới thấm thía sự bảo vệ môi trường sống cho sạch là cả một vấn đề trọng đại. Vì vậy đã có hàng bao nhiêu bài tranh luận trên báo chí, đặt bao câu hỏi, góp ý về việc bảo toàn chuyên chở các loại hàng nguy hiểm trên biển. Vì sự xảy ra tai nạn như trên gây nên nguy hại cho môi sinh, cho sức khỏe, cho kinh tế thật là vô cùng quan trọng. Người ta đã đi cứu từng con chim hải âu bị dầu bám trên lông cánh, ngắc ngoải. Các phòng cứu cấp chim mà trang bị có y tá chuyên môn, họ tìm cách lau rửa lông cánh cho chim, cho ăn hồi sức đến khi chim có thể bay được. Giá tiền cứu mỗi con chim như vậy tốn kém khoảng 100 đô la. Nhưng với tấm lòng thương, những người tình nguyện đã làm tỉ mỉ hàng ngày để cứu con vật mới thật là cảm động. Nhìn thế, tôi tự hỏi, có kẻ giữa con người với nhau mà đối xử độc ác... thì dùng phương pháp tâm lý học nào để giải thích? Trong trường hợp trên, con chim lại may mắn hơn con người có khi. Nhưng hầm chứa dầu vẫn còn một phần lớn nằm dưới biển sâu là mối đe dọa. Phải giải quyết làm sao? Nếu không thì hầm sẽ rỉ dầu và sóng gió lại đưa vào bờ. Cả một thách thức trí tuệ đối với các nhà kỹ thuật. Vậy mà họ đã làm được. Thật tuyệt vời. Khi người ta có đủ điều kiện nghiên cứu. Mới đây họ đã sáng chế xong một loại máy hút dầu từ lòng biển lên. Phát minh này làm tất cả đều thở ra trút gánh nặng.. Nên biết máy hút dầu ấy đắt kinh khủng. Nhưng đã có hãng Total và các công ty bảo hiểm.. chi trả. Cũng như sự thiệt hại của các khách sạn, nhà hàng, tóm lại tất cả những gì thuộc vào phạm vi kinh doanh du lịch.. đều được bồi thường vì mất khách. Ở bất cứ đâu, khi có biến cố gì gây thành ô nhiễm là khách du lịch tránh đến. Điều này ở Việt Nam hình như chưa có ý thức lắm. Sự giữ gìn sức khỏe đối với du khách và bất cứ ai đều là quan trọng. Huống chi khi các nhà y học đã lên tiếng là dầu thô có thể gây bệnh ung thư nếu hàng ngày để dính vào chân tay. Vì vậy bãi biển phải trở lại thật hoàn toàn sạch sẽ mới có thể dám đón du khách. Nước Pháp đang là nơi mà thị trường kinh doanh du lịch đứng vào hàng đầu ở Âu châu. Vì vậy nên cần phải gìn giữ danh tiếng một cách trung thực. Hiện nay Pháp có hàng 70 triệu du khách đến quanh năm. Chính vì Pháp nổi tiếng không chỉ về văn hóa, di tích lịch sử, nghệ thuật ẩm thực cao cấp, lễ hội địa phương, phong cách sống lịch sự, cảnh quan rừng, biển, thôn quê đẹp mà còn là sự tôn trọng, gìn giữ môi sinh trong sạch. Pháp thường đứng hàng đầu ở Âu châu về nước biển sạch. Và các loại hải sản không bị nhiễm độc. Hàng tuần và thậm chí hàng ngày, người ta thí nghiệm nước biển và thông báo cho người dân và du khách. Nếu nước không đúng tiêu chuẩn vệ sinh là có biển đề: cấm xuống tắm! Đầu năm 2000, còn tàn dư trận bão cuối năm 1999 chưa thu dọn xong (hàng 300 triệu cây bị gãy, rừng bị một phần tàn phá, ngay cả vườn ngự uyển Versailles hàng ngàn cây cổ thụ bị đổ) thì ập đến việc bờ biển bị ô nhiễm làm người dân Pháp thật sự lo âu. Trận bão đã làm nước Pháp thiệt hại hàng mấy chục tỷ francs, và các nhà bảo hiểm gần khánh tận, vì đền bù những đổ vỡ, thiệt hại về nhiều địa hạt. Chế độ bảo hiểm ở Pháp rất chi li, nhưng cũng sòng phẳng. May thay, mùa hè năm nay đã có trận đá bóng chung kết giải EURO 2000. Cả bao nước Âu châu và đặc biệt dân Pháp đã theo dõi. Trận đấu hết sức cam go giữa hai đội bóng xuất sắc Ytalia và Pháp. Vào thứ 94 phút... 48 giây chót, Wiltord đã đá chiếc bóng... "vàng" chuyển bại thành ngang hàng với đội tuyển Y ta lia. Mươi phút sau với một quả nữa do Trezegue đá lọt vào lưới... Pháp thắng giải Âu châu! Cả Tổng thống lẫn Thủ tướng Pháp đều có mặt tại sân vận động Rotterdam tối hôm 2-7 thật vẻ vang ấy. Cả hai đều hớn hở đi vào tận phòng các cầu thủ để khen tặng từng người. Tổng thống Chirac sẽ khoản đãi đoàn bóng đá này tại điện Elysée vào cuối tháng 8 tới đây. Đã có hàng triệu người dân Pháp đã ra đường tôi hôm ấy. Không biết có bao nhiêu triệu chai rượu mừng đã mở... Và chính Thủ tướng L.Jospin đã viết một bài báo... bình luận trận đấu (Paris Match số 13-7-2000). Môn thể thao này đã... được cả nước Pháp tôn vinh, đoàn cầu thủ đã được nhận những mỹ hiệu: tuyệt diệu, thần kỳ, vĩ đại... Và mới đây đã có một hai vị kinh tế gia đã tuyên bố là chính nhờ đoàn bóng đá Pháp thắng liên tiếp nên đã tạo ra không khí vui vẻ, lạc quan trong dân chúng. Người ta ăn tiêu nhiều hơn, làm cho thị trường các mặt hàng bán ra nhiều, tóm lại làm tăng trưởng lợi nhuận... Kinh tế có đà đi lên... Thật là kỳ lạ.Thời đại thay đổi phải chăng là do một số... tư duy đổi thay của đa số quần chúng. Nhiều sự kiện chẳng có sức nặng gì, so với mươi năm trước đây thôi. Những gì tưởng như là trò chơi, giải trí hời hợt đã gây thành một tâm lý ứng xử quan trọng, đối với người dân. Ảnh hưởng cả trong cuộc sống chính trị, kinh tế, đến bao quyết định có tầm cỡ quốc gia, quốc tế đôi khi... (như mới đây nước Đức tranh được nhiệm vụ sẽ tổ chức các giải bóng đá hoàn vũ vào năm 2006, gây dư luận xôn xao cả thế giới). Một quả bóng đá vào lưới là làm cho hàng triệu người vui vẻ, hạnh phúc. Hay chỉ là... những phút xả hơi thoáng qua để quên đi chốc lát những lo lắng, ưu tư hàng ngày...? Tại sao có hàng 21 triệu người theo dõi trận tranh giải này trên vô tuyến? Phải có một sự nghiên cứu khoa học về khoa nhân văn: xã hội, tâm lý, quan niệm sống, nhu cầu mới của con người trong thế giới hiện nay, thì mới đánh giá nghiêm túc về các sự kiện trên. Có phải để đánh dấu mùa hè cuối cùng của thế kỷ 20, nên năm nay dân Pháp mở một hội khá lạ lùng: Ngày Quốc Khánh vừa qua chiếu theo (kinh tuyến) đường thẳng xuyên Bắc Nam giữa nước Pháp, dân chúng đã tụ họp cùng dự một cuộc ăn ngoài trời kiểu (pique -nique). Họ trải một tấm khăn bàn to dài hơn 1000 cây số và xuyên qua thành phố, đồng núi, thôn xã cùng nhau ăn uống xum họp ngoài trời - dù có một vài vùng bị mưa - Theo dự kiến thì phải có vài triệu người. Vì trời xấu nên ít hơn, du khách nào mới đến Pháp lần đầu thì hẳn những ngày vừa qua - chứng kiến cảnh này - đã gây cho họ nhiều ấn tượng khó quên. Thí dụ tại vườn Luxembourg gần khu đại học (nơi Bác Hồ ngày xưa hay đến đây đi dạo) đã có hàng ngàn người tụ họp trên chiếc khăn bàn khổng lồ trải trên cỏ. Người người ngồi la liệt ăn uống vui vẻ, làm quen với nhau. Có lẽ để bày tỏ tình đồng bào cùng chung một nước. Chúng ta không quên là nước Pháp cũng là một quốc gia đa chủng tộc trong nghĩa đúng đắn nhất.Thí dụ như có ít ra 4 hay 5 tiếng địa phương với chữ viết khác nhau. Phong tục, lối sống khác có lẽ họ chỉ gần nhau là cùng theo đạo thiên chúa giáo thôi. Mùa hè năm nay tại Pháp không khí thật là hội hè.Tại nhiều tỉnh lớn hay nhỏ, nhiều Festival đủ loại. Thí dụ tại Avignon thì đã từ lâu có Festival kịch và múa. Có nơi thì về điện ảnh, có nơi thì nhạc Techno, đua xe đạp v.v.. Ngoài ra tại Brest còn có triển lãm hàng năm vào mùa hè của giới hàng hải. Năm nay đã tụ họp đến 3000 tàu, thuyền đủ loại đến hải cảng này. Có hai sự kiện nổi bật đáng kể cho bạn đọc là: Một chiếc du thuyền Nga vào loại to và nổi tiếng đã bị một công ty Thụy Sĩ yêu cầu tịch thu để... xiết nợ, vì Nga đã nợ công ty này một số tiền rất lớn. Du thuyền trên có đến 200 thủy thủ, họ bị cú bất ngờ. Chuyện thứ hai là một chiếc thuyền buồm kiểu dân dã của vịnh Hạ Long đã vượt trùng dương đến... trình làng tại đây. Chiếc thuyền tên là Sao Mai. Thật tên Việt Nam thuần túy, nhưng chủ nhân là một người Pháp tên là M.Pitiot 30 tuổi, làm trong ngành vô tuyến, anh ta rát hãnh diện nói: - Tôi đã cứu được một di sản hàng hải quý hiếm. Vì cách đây mươi năm tại vịnh Hạ Long người ta còn thấy kiểu thuyền này. Bây giờ không còn một chiếc nào nữa. Tôi không rõ có đúng không? Nếu sự thật như vậy thì thật là một điều đáng tiếc vô cùng. Chúng ta có nhiều thứ hay, lạ và đẹp nhưng có lẽ vì quen mắt nên không thấy giá trị... nghệ thuật, hay tinh thần của nó, kể cả phần đạo lý nữa. Phải do người ngoài chiêm ngưỡng, trân trọng các thứ ấy.. lúc đó ta mới hiểu ra chăng? Hay vào thời kinh tế thị trường, có người đã hiểu lầm là những gì có vẻ cũ kỹ, kém cỏi về kỹ thuật thì... không cần bảo tồn nữa? Một chiếc bình cổ... tất nhiên là cũ kỹ, nhưng sao lại đắt giá? Một chiếc thuyền buồm tuy kém sức di chuyển nhanh, nhưng có người đã kiên nhẫn chèo từ Việt Nam sang đây, và hãnh diện vì nó, trưng bày như một bảo vật, điều này quả làm cho chúng ta suy nghĩ... Paris, mùa hè năm 2000 T.T (140/10-00) |
PHẠM TẤN XUÂN CAO
Chủ nghĩa hiện đại khởi đi với các đại tự sự và niềm tin vô điều kiện của nó vào Lý tính đồng thời chủ nghĩa hậu hiện đại nổi lên để phản ứng lại sức hướng động tuyến tính như thế của chủ nghĩa hiện đại, khi mà nó luôn muốn cổ xúy cho một sự bất tín về phía các đại tự sự và tiến hành giải kiến tạo chúng.
BRENDAN DEMPSEY
Thế kỷ XIX vẽ ra một bầu khí tôn giáo cựu truyền, ngột ngạt, và đại tự sự của nó, nói chung, đã đến hồi suy tàn - một hiện thực xã hội được phác họa bởi tuyên bố nổi tiếng của Friedrich Nietzsche “Chúa đã chết”(1).
VÕ QUÊ
Trong cuộc đời mỗi người Kitô hữu, ai cũng ao ước được đặt chân đến Đất Thánh, miền đất mà Chúa Giêsu đã sinh ra, lớn lên, rao giảng Tin Mừng rồi Tử Nạn và Phục Sinh.
SETH ABRAMSON
Chủ nghĩa siêu hiện đại (metamodernism) được nhìn nhận như là một hệ hình văn hóa phản ứng lại với chủ nghĩa hậu hiện đại. Nó được định nghĩa như là sự hòa giải giữa chủ nghĩa hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại.
Chủ nghĩa siêu hiện đại (meta-modernism) là trào lưu văn hóa xuất hiện vào khoảng nửa cuối thế kỷ XX và hiện đang thịnh hành ở phương Tây, nó xuất hiện trong một sự hồi đáp cũng như phản ứng lại với chủ nghĩa hậu hiện đại (post-modernism).
W. H. AUDEN
HỒ NAM (1)
Hồi ký
Năm 1969. Mùa thu này đến với nước Pháp sớm hơn mọi năm. Từ giữa tháng 8, dân chúng Paris đã lần lượt trở về sau thời gian đi nghỉ hè ở thôn quê, rừng núi, bãi biển trong nước và trên thế giới.
MICAH MATTX
Tuy không đoạt giải Pulitzer - chưa đoạt giải - nhưng xin đừng vì vậy mà mắc sai lầm: Dana Gioia là một trong những nhà thơ Mĩ xuất sắc nhất hiện nay, và tập thơ mới nhất của ông chứng thực điều đó.
G.M. PALMER
Các nhà thơ thân mến.
Thơ đương đại đang bệnh. Nó đang giẫy chết trên giường viện dưỡng lão và chúng ta nên rời khỏi cái thây khó chịu của nó trước khi mùi hôi thối của hậu môn giả (colostomy) và thuốc xoa bóp bắp thịt khiến mình đần ra. Dù sao thì chúng ta cũng không có tên trong chúc thư.
Tôi đến Chicago để học âm nhạc nhưng lại rất thích viết về trải nghiệm của bản thân mình về cách dạy và học văn ở Mỹ. Tôi thực sự yêu cách dạy và học văn ở đây vì tôi được tạo điều kiện và thậm chí là bị ép để đọc nhiều, viết nhiều với một tư duy sâu rộng hơn.
Mexico hiện được xếp vào hàng các quốc gia nguy hiểm nhất trên thế giới đối với các nhà báo, với 9 chuyên gia truyền thông bị sát hại vào năm 2016.
Tử Cấm Thành hay còn gọi là Cố Cung ở Bắc Kinh (Trung Quốc) đang trải qua dự án tu bổ mới, trong đó có lắp đặt hệ thống sưởi và thiết lập trung tâm ứng phó khẩn cấp nhằm đảm bảo an toàn tại quần thể này trong mùa đỉnh điểm tham quan.
Lời người dịch: Dưới đây là phần chuyển ngữ cuộc đối thoại giữa Paul Ricouer và Sorin Antohi từ bản dịch tiếng Anh của Gil Anidjar do chúngtôi thực hiện.
Không quen thuộc với du khách nhưng với người Ý, thì Emilia Romagna là một niềm tự hào của ẩm thực Ý, thuộc vùng đất từng là cung đường của đế chế La Mã xưa.
NGUYỄN ĐỨC TÙNG
Nhiều năm trước, khi đi thực tập nội trú về cấp cứu trong một bệnh viện ở Mỹ, tôi ngạc nhiên thấy trên tường và sàn nhà khắc nhiều câu thơ của một tác giả xa lạ. Các sách giáo khoa mà tôi đã học không đề cập đến tên ông. Sau này tôi mới biết đó là một nhà thơ được nhiều người yêu mến.
LTS: Daniil Granin là một trong những tài năng xuất chúng của nền văn học Nga Xô viết hiện đại, ông đã được tặng giải thưởng Quốc gia (Liên Xô), tác phẩm tiêu biểu “Bò tót”, “Xông vào dông bão” (đã được dịch ra tiếng Việt)... là thành viên của Đại hội Đại biểu nhân dân Liên Xô. Dưới đây là bài trả lời của Granin với phóng viên báo tin Matxcơva.
Nhà văn Phan Việt, phó giáo sư-tiến sĩ giảng dạy môn xã hội học tại một trường đại học danh giá ở Mỹ, vừa chia sẻ một bí ẩn riêng tư của mình: chị đã cạo tóc xuất gia tại một ngôi chùa ở Thái Lan.
Nhân vật chính của Chiến tranh và chiến tranh* là một nhân viên lưu trữ tỉnh lẻ, Dr. Korin György. Vào ngày sinh nhật lần thứ 40 của mình, anh ngẫu nhiên tìm thấy trong số các tài liệu lưu trữ một tập cảo bản, một văn bản bí ẩn, khác lạ, “tuyệt vời nhất mà người ta từng viết trên mặt đất”.
Trong chuyến sang công tác Việt Nam, giáo sư tiến sĩ A-I-Niculin trưởng ban văn học Á-Phi của Viện Văn học thế giới mang tên Gorki (Liên Xô), đã đến Huế.