Nhìn lại văn học Việt Nam qua lăng kính của một "hội chứng"

16:01 15/12/2009
HÀ QUANG MINHTôi không muốn chỉ bàn tới cuốn sách của ông Khoa mà thôi. Tôi chỉ coi đó là một cái cớ để bàn luận về nền văn học nước nhà hiện nay. Là một người yêu văn học, nhiều khi tôi muốn quên đi nhưng vô tình vấn đề nẩy sinh TỪ "CHÂN DUNG VÀ ĐỐI THOẠI" đã trở thành giọt nước cuối cùng làm tràn ly và lôi tuột cái nỗi đau mà tôi muốn phớt lờ ấy. Phải, tôi thấy đau lắm chứ. Bởi lẽ ai có ngờ mảnh đất trong sáng mang tên văn học sao giờ đây lại ô nhiễm đến thế.


Cách đây 5 năm, tôi mười tám tuổi và cũng hăm hở với văn chương không kém gì ai, non nớt và thơ ngây trong nghề viết nhưng bù lại tôi có con mắt nhìn nhậy bén đã được tôi luyện qua quá trình nghiên cứu văn hóa. Tôi đã gửi cả hoài bão muốn kêu gọi sự thay đổi nghề văn trong nước vào bản tham luận dự hội nghị những người viết văn trẻ. Tôi đã đề cập đến cái gọi là "đúng đắn về mặt văn học" (literature correct) với sự tách bạch giữa văn học đích thực và văn học thương mại, giải trí. Vậy mà bản tham luận đó đã bị tảng lờ, không hiểu do tôi còn quá trẻ hay do sự đổi mới đó với các bậc đàn anh là không cần thiết.

Thực tế, khoảng 10 năm trở lại đây, ta đã lầm lẫn quá nhiều rồi hay nói rõ hơn là ta đã xào xáo cái thứ văn chương thương mại nọ với văn chương đích thực thành một thứ tạp phí lù. Người ta đã quá mù mịt đến mức coi một cuốn sách bất kỳ của một nhà văn bất kỳ là một tác phẩm văn học. Dù rằng văn chương là hữu xạ tự nhiên hương và không thể dùng chuẩn mực nào làm thước đo cho nó cả nhưng đấy là văn chương theo đúng nghĩa của nó. Ai dám tôn vinh một mẩu thông tin trên nhật báo là văn học nào? Thế mà nhiều cuốn sách (tôi không dùng từ "tác phẩm") chỉ dừng ở mức độ mượn ngôn ngữ văn học mô tả chuyện bên lề lại được đặt lên giá sách cùng những tác phẩm mẫu mực. Ta chê bai phương Tây vì cái lối sống công nghiệp lạnh lùng của họ nhưng thực tế ta thua họ ở cái mức độ công nghiệp ấy.

Kể từ thập kỷ 50, khi mà sự bùng nổ của thông tin manh mún ở Châu Âu, Châu Mỹ thì người ta đã bắt đầu có những thay đổi đúng đắn trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Người ta chia ra làm 2 loại có ranh giới rõ rệt: nghệ thuật bác học và nghệ thuật công nghiệp. Nghệ thuật bác học là cái vĩnh hằng và được dùng làm công cụ để đánh giá những dịch chuyển về phần hồn của xã hội con người qua từng thời kỳ, còn nghệ thuật công nghiệp chỉ là thứ ấn phẩm thương mại hoàn toàn. Nó như là một thứ hàng hóa đáp ứng nhu cầu giải trí, nhu cầu tò mò, nhu cầu cười... của con người sau 8 giờ lao động cật lực mỗi ngày mà thôi. Khoảng 1 năm trở lại đây, các báo chí ở Việt Nam bắt đầu cho đăng tải cái gọi là danh mục "sách bán chạy" (best-sellers). Từ đó hễ có cuốn sách nào lọt vào danh sách mà hơi dính líu tới văn học một chút là y rằng người ta tung hô nó lên cũng như vùi đập nó xuống để mà tạo ra hiện tượng. Có ai chịu để ý một điều, bên cạnh nó, cũng nằm trong danh mục ấy đôi khi là cả sách dậy nấu ăn... Phương Tây cũng có cái gọi là best - sellers ấy nhưng mặt bằng văn hóa của dân chúng họ cao hơn ta nhiều nên nhiều khi cũng có các tác phẩm văn học nằm trong đó. Nhưng ở Phương Tây, không phải cứ best - sellers là trở thành hiện tượng văn học. Người ta thừa hiểu trong best - sellers còn có cả các loại sách khác, ví dụ như đợt World cup 98 vừa rồi cuốn "niên giám bóng đá" là một best - sellers hay là cách đây dăm năm, "Chuyên quan hệ tình dục bí mật của Jack Nicholson (một diễn viên nổi tiếng)" cũng đứng thứ hai trong danh sách. Ôi, văn chương mà ngang hàng cùng niên giám và tình dục ư? Thật xấu hổ.

Thế mà ở ta cũng lộn sòng chuyện ấy. Cuốn "CD & ĐT" của ông TĐK lọt vào danh mục bán chạy và thế rồi người ta rùm beng lên là "hiện tượng phê bình văn học hiện đại". Đúng đắn ra, xét về mặt chuyên nghiệp hóa văn học (hay bóng bẩy hơn là xã hội hóa) thì đây là một bước tiến đáng vỗ tay trưởng thưởng đối với ngành công nghiệp văn học giải trí và công nghiệp xuất bản. Nhưng nhìn về khía cạnh văn chương hoàn toàn nghiêm túc, đây rõ ràng là một bước lùi, là 1 hậu quả của căn bệnh "hội chứng" trầm kha mất rồi. Xuyên suốt cuốn sách chỉ toàn những chuyện nhặt nhạnh bên lề chẳng khác gì những chuyện kể đằng sau cành gà của một ban nhạc nổi tiếng. Thế mà dám gọi là phê bình ư? Với Nguyễn Tuân, Tố Hữu, Ngô Tất Tố... không chỉ là 1 bài viết nhỏ như bài báo mà có thể đánh giá hết sự nghiệp đồ sộ của họ. Theo tôi riêng Nguyễn Tuân, để nói hết về ông và nghiệp văn của ông chí ít phải mất vài cuốn sách dày như "CD & ĐT" mới gọi là tạm đủ. Xin đừng tự huyễn hoặc nhau làm gì khi mà so với quốc tế ta chẳng biết giờ đây thơ và tiểu thuyết họ đang biến đổi tới mức nào, thể loại nào & trường phái nào. Đừng tự coi cuốn sách giải trí ấy là một dòng văn học phê bình mới. Xin lỗi ông TĐK, nếu tôi là biên tập, tôi sẵn sàng gạch ngay cái dòng "bình luận văn chương" dưới đầu đề sách của ông.

Hơn thế nữa, thật đáng buồn khi ta nhìn vào nền phê bình văn học nước nhà. Ngày xưa ta có Hoài Thanh, Hà Xuân Trường, Phan Cự Đệ, Hoàng Thiếu Sơn uyên bác bao nhiêu thì giờ đây nhìn lại ta chỉ hiện có 1 đội ngũ lộn xộn và không chuyên nghiệp. Điểm đi điểm lại, tôi chỉ thấy có Lại Nguyên Ân, Trần Đình Sử, Vương Trí Nhàn, Đinh Quang Tốn, Đông La, Lê Quý Kỳ... hay trẻ hơn thì có Trần Mạnh Hảo là những nhà phê bình đích thực. Đã là phê bình là phải khác, phải có thẩm mỹ, có khoa học và phải tinh tế. Thế mà hiện nay, bất kỳ nhà văn, nhà thơ nào cũng nhảy vào cuộc để phê cái này bình cái kia. Họ đâu có biết đó là cái cảm nhận chủ quan của họ, cái cảm nhận mang tính đồng cảm không hề dựa vào bất kỳ 1 nền tảng học thuật nào cả. Đâm ra nhiều khi bình văn thành bình lộn, bình loạn. Đó là hậu quả của thói tự mãn coi mình là cây đa cây đề rồi phán cái này, ban cho cái nọ 1 ít lời khen chê. Từ đó dẫn tới cái trào lưu vác bút đi bình phẩm người khác, tranh cãi nhau bằng ngôn ngữ văn học rồi đến khi mất bình tĩnh là sẵn sàng thóa  mạ nhau ngay. Bởi thế cho nên mới đâm ra có "hiện tượng". Thử nhìn lại, văn học Việt Nam phải vài chục năm, may ra mới có 1 người vượt qua cái ngưỡng tuyệt tác để thành hiện tượng. Thế mà nay, tôi đếm sơ sơ từ 1989 tới giờ đã có hơn chục "hiện tượng" rồi. Theo tôi nên gọi là "hiện tưởng" thì hơn. Nên hiểu trên thế giới người ta thường chỉ dùng từ hiện tượng để gắn cho ai đã đem lại một phong cách, một thể loại mới.

Trở lại CD & TĐ của ông Khoa, rõ ràng tôi thấy đó chỉ là 1 cuốn sách bên lề mà thôi. Trong đó, tôi chỉ gặp toàn những chuyện phiếm và những lời ca ngợi hoặc chê bai cẩu thả. Đôi khi tôi nghĩ rằng ông Khoa chỉ khen chê cho đã mồm, cho thỏa cái yêu ghét vị kỷ của mình. Chuyện "hạt thóc" là 1 ví dụ, ai dám nói đó là của Phù Thăng. Nếu hỏi 1 đệ tử ruột của tờ Tuổi trẻ Cười chắc chắn là ta phải bẽ mặt lắm. Câu chuyện "hạt thóc" nguyên tác là 1 chuyện cười của phương Tây lưu hành từ thập kỷ 70 để phản kháng lại cái xã hội tư bản tiêu thụ công nghiệp mà con người phải đạp lên nhau mà sống. Nó mang ý nghĩa châm biếm rằng "mày không điên tao bắt mày phải điên, mày không hòa nhập vào guồng máy phũ phàng của cuộc sống thì mày sẽ chết". Nguyên văn tôi xin kể như sau:

"Paul là một người điên vì lúc nào cũng nghĩ mình là hạt thóc nên anh rất sợ gà. Gia đình liền đưa anh ta vào bệnh viện tâm thần. Sau 1 thời gian, thấy Paul tiến triển tốt, bác sĩ nói:

- Paul, nếu cậu trả lời tốt, cậu sẽ được xuất viện. Nào, cậu là cái gì?

- Dạ, tôi là người, tôi không phải là hạt thóc. Nhưng...

- Nhưng sao?

- Nhưng tôi sợ bọn gà nó lại không nghĩ thế".

Nếu so sánh, rõ ràng truyện cười trên còn súc tích hơn là truyện của Phù Thăng. Với một xã hội tiêu thụ công nghiệp, cần gì cứ phải làm thơ và biết tiếng Pháp mới là điên. Thế mà 1 truyện ngắn "cười không ra cười, khóc không ra khóc" ấy lại được ông Khoa khen nức nở, khen đến nỗi tự ông cứ tưởng mình là hạt thóc.

Nhìn chung, chúng ta cần phải nghiêm túc hơn để mà chuyên nghiệp hóa nghề văn, chuyên nghiệp hóa phê bình văn học. Người ta đã chẳng nói nhiều tới việc độc giả thờ ơ với văn học hay sao. Hãy nhìn lại đi, chính chúng ta cũng có lỗi. Hãy có sự tách bạch rõ ràng trước khi chưa muộn. Đừng để đến lúc sau này trong tiềm thức của con cháu ta văn học chỉ còn là 1 khái niệm mơ hồ mà vô thực. Hệ quả đó biết đâu sẽ có lúc giải thưởng văn học sẽ được trao tặng cho 1 quảng cáo cho xe HonDa hay điện thoại di động gì đó. Hãy hành động đi, hành động cho đúng đắn trong lúc vẫn còn kịp.

H.Q.M
(123/05-99)



 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN VĂN HÙNG

    VĂN HỌC VIỆT NAM 30 NĂM ĐỔI MỚI (1986 - 2016)

  • LGT: Bài viết tóm tắt những yếu tố và tiến trình tạo thành thơ Tân hình thức Việt, qua sự đối chiếu giữa các thang giá trị, thơ Việt và thơ Anh Mỹ. Vì vậy, tuy không thể tránh những từ chuyên môn về luật tắc thơ, nhưng chúng tôi cố gắng viết rõ ràng từng chi tiết, để người đọc dễ nắm bắt. Thơ Tân hình thức Việt đơn giản, dễ hiểu, nhờ sự tham khảo những nguồn thơ khó, điều này cũng tự nhiên, như Pop Art (bình dân) phản ứng lại hội họa Trừu tượng Biểu hiện (cao cấp). “Nghĩ về cách làm thơ”, cần đọc chậm rãi, trầm tư, và nhiều lần, nếu người đọc thật sự muốn tìm hiểu dòng thơ này.

  • ĐẶNG ANH ĐÀO

    Có thể nói rằng Những thiên đường mù là một câu chuyện dệt bằng những mảnh ký ức trên nền hiện tại.

  • NGUYỄN VĂN THUẤN

    Diễn ngôn tâm thần phân lập (discours schizophrénique) là thuật ngữ do hai triết gia và nhà nghiên cứu văn học người Pháp là G.Deleuze và F.Guattari đề xuất trong công trình viết năm 1972, Chủ nghĩa tư bản và bệnh tâm thần phân lập: Chống Oedipe (Capitalisme et Schizophrénie I. L’Anti-Œdipe).

  • ĐỖ QUYÊN   

    “Hãy đánh chết nó đi, nhà phê bình văn học - cái thằng khốn!”
                                                (J.W. Goethe)

  • Từ năm 1972 cho tới nay đã có nhiều học giả, qua tập Yên thiều bút lục mới sưu tầm và vài nguồn tư liệu khác, đưa ra nhận định: Câu đối “Thập tải luân giao cầu cổ kiếm/ Nhất sinh đê thủ bái mai hoa” là của tri phủ Ngải Tuấn Mỹ người Hoa tặng phó sứ Nguyễn Tư Giản khi sứ bộ Việt Nam ghé lại địa phương này chứ không phải của Cao Bá Quát.

  • PHẠM TẤN XUÂN CAO

    Tính khả hữu từ sự xuất hiện của đối tượng trong các chiểu sự là hình thái của đối tượng.(1) (Wittgenstein, Tractatus, 2.0141)  
    Khi một điều gì đó trở nên đúng trong hư cấu thì ở đó không còn sự phân biệt khác nhau về mặt hữu thể học và nhận thức luận.”(2) (Gregory Currie) 

  • PHAN TRỌNG HOÀNG LINH

    Hài hước: cơn say của tính tương đối nhân thế, niềm vui thú kỳ lạ nảy sinh từ niềm tin chắc rằng chẳng có sự tin chắc nào cả. (Milan Kundera)

  • NGUYỄN THANH TÂM

    Đạo đức (ethic, morality), luân lý (moral), theo Edgar Morin, hai khái niệm này không tách rời nhau, đôi khi chồng lấn và có thể sử dụng bất cứ từ nào(1).

  • NGUYỄN QUANG HUY

    - Để tìm hiểu không gian xã hội của những người sản xuất văn hóa, cần phải tư duy theo mô hình quan hệ.
    - Sự việc, hiện tượng bản thân nó không quan trọng, mà chính quan hệ giữa chúng mới có ý nghĩa.
                            (Pierre Bourdieu)

  • KHẾ IÊM

    Viết hy vọng có thể giúp người đọc tự đánh giá thơ, theo đúng tiêu chuẩn của dòng thơ này, và những nhà thơ Tân hình thức Việt, trong việc thực hành, có thể điều chỉnh những sáng tác của mình, đi xa hơn, và làm nổi bật sự khác biệt giữa các thể loại thơ, tự do và vần điệu.

  • PHẠM THỊ HOÀI

    Tôi không nói tới việc viết văn thuần túy vì mục đích kiếm sống, dù đấy là điều rất đáng bàn, và hơn nữa, sự nghèo túng của những người cầm bút ở xứ sở này đã trở thành truyền thống; cũng không nói đến việc viết văn để kiếm chác một vài thứ khác ít đáng bàn hơn, như danh vị hay thứ đặc quyền xã hội nào đó.

  • LỮ PHƯƠNG

    Sau khi Sông Hương 36, 1989 xuất hiện, cũng đã xuất hiện một số bài báo phản ứng, trong đó có hai bài nhắc đến bài viết của tôi (1) - bài ký tên Trần Phú Lộc: “Ðôi lời nhân đọc Sông Hương số 36”, Văn nghệ số 21, 27-5-1989 và bài ký tên Văn Nguyên: “Báo động thật hay giả”, Nhân dân 20.5.1989.

  • MAI ANH TUẤN

    Cụm từ “văn chương Nguyễn Huy Thiệp” không chỉ được tạo ra bởi và thuộc về giai đoạn văn học Đổi mới (1986) mà giờ đây, rộng rãi và phức tạp hơn rất nhiều, đã có mặt trong nhiều nghiên cứu Việt Nam (Việt học) đương đại, từ văn hóa văn chương đến chính trị - xã hội.

  • ĐỖ ĐỨC HIỂU

    14 tháng bảy 1789, nhân dân Pari chiếm và phá ngục Bastille, biểu trưng của chế độ phong kiến đã tồn tại ở Pháp hàng chục thế kỷ. Nó là một "đại hồng thủy" cuốn sạch một thế giới cũ và mở đầu một thế giới mới ở Pháp, ở Châu Âu và vang dội trên toàn thế giới.

  • TRẦN HOÀI ANH

    1.
    Nói đến triết học phương Tây, không thể không nói đến chủ nghĩa hiện sinh, một trào lưu tư tưởng chủ yếu trong trào lưu chủ nghĩa nhân bản phi duy lý của triết học phương Tây hiện đại.

  • JOSEPH EPSTEIN

    Có một số thứ ở đó sự tầm thường là không thể được dung thứ: thơ, nhạc, họa, hùng biện.
                                    (La Bruyère).

  • LÊ THÀNH NGHỊ

    Văn học nghệ thuật có sứ mệnh phản ảnh sự thật cuộc sống qua đó rút ra bài học ý nghĩa đối với con người. Nguyên lý này không có gì mới mẻ. Lịch sử văn học nghệ thuật cũng chứng minh rằng, gắn bó với hiện thực, phản ảnh chân thực hiện thực là thước đo giá trị của tác phẩm. Điều này cũng không còn xa lạ với mọi người.