Sau dịp tết Mậu Tuất 2018, khắp nơi trên địa bàn Thừa Thiên Huế đã tổ chức nhiều lễ hội truyền thống cầu mong một năm mới bình an, mọi việc suôn sẻ, mùa màng bội thu…
Tưng bừng hội vật truyền thống làng Thủ Lễ
Sáng ngày mồng 6 Tết Mậu Tuất (21/2), hội vật truyền thống làng Thủ Lễ (huyện Quảng Điền) khai hội, thu hút đông đảo người dân nhiều địa phương đến tham gia và cổ vũ. Hội vật được tổ chức trước Đình làng Thủ Lễ, ngay từ sáng sớm, hàng nghìn người dân và du khách đã đổ về để theo dõi. Theo các bậc cao niên hội vật làng Thủ Lễ có từ thời các chúa Nguyễn vào trấn thủ đất Thuận Hóa, được xem là hội vật cổ xưa nhất của xứ Huế, gắn với nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc. Đến nay, hội vật trở thành một một bữa tiệc tinh thần rất lớn với người dân Cố đô nói chung và huyện Quảng Điền nói riêng mỗi dịp đầu xuân...
![]() |
Lễ hạ nêu, khai ấn đầu năm tại Đại Nội Huế
Sáng ngày 22/02 ( tức 07 Tết Mậu Tuất), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế tổ chức tái hiện Lễ Hạ nêu và Khai ấn cung chúc tân xuân tại Thế Miếu và điện Long An theo đúng phong tục xưa. Lễ Hạ nêu bao gồm các phần như cúng nêu, nhạc lễ; đại nhạc, tiểu nhạc, đánh chuông trống và tiến hành hạ cây nêu. Cây nêu ở sân trước Thế Miếu được hạ trước rồi sau đó là đến cây nêu ở điện Long An. Sau lễ Hạ nêu là phần Khai ấn cung chúc tân xuân. Khai ấn là nghi thức mở đầu cho một năm làm việc của bộ máy hành chính trung ương ngày xưa với hy vọng cả năm mọi việc suôn sẻ, nhiều thành công, đất nước được thái bình thịnh trị.
![]() |
Đua ghe Niêm Phò
Sau hội vật truyền thống làng Thủ Lễ là ngày hội đua ghe truyền thống của làng Niêm Phò (xã Quảng Thọ, Quảng Điền) vào mùng 7 Tết. Các đội đua đã có mặt từ rất sớm để làm lễ hạ ghe và bố cáo thần linh cầu mong một giải đua thắng lợi. Từ 7 giờ sáng, người dân đã đứng chật kín hai bên dòng sông để cổ vũ. Các tay chèo đã thể hiện sức mạnh, tài năng sông nước, sự chuyên nghiệp, khéo léo để chiến thắng trước sự cổ vũ, reo hò của đông đảo khán giả. Được biết, thông qua giải đua ghe này nhằm mục đích cầu cho năm mới có nhiều điều may mắn, mùa màng bội thu, đồng thời tăng sự đoàn kết trong cộng động dân cư.
![]() |
Nhộn nhịp đua trãi trên sông Vực
Sau những ngày Tết, người dân khắp mọi nơi lại đổ về sông Vực, phường Thủy Châu, thị xã Hương Thủy để xem và cổ vũ cho các đội tham gia giải đua trãi thuyền truyền thống vào ngày 9 tháng Giêng hằng năm. Đây là giải đua truyền thống được thị xã Hương Thủy tổ chức với ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Giải năm nay quy tụ 10 đội đua mạnh trên địa bàn thị xã Hương Thủy tham gia, mỗi đội gồm 14 vận động viên. Lễ hội đua trãi truyền thống không chỉ phục vụ cho việc vui xuân, tạo khí thế sôi nổi cho một năm mới mà còn có ý nghĩa rất thiết thực trong việc rèn luyện thể chất, kỹ năng chinh phục sông nước, thiên tai lũ lụt, vui chơi giải trí của nhân dân. Ngoài ra tăng cường mối quan hệ giao lưu giữa các địa phương góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của quê hương…
Khai hội đền Huyền Trân
Trong hai ngày mùng 8 và mùng 9 tháng Giêng Âm lịch (tức 23 và 24/02) đã diễn ra lễ hội đền Huyền Trân với chủ đề “Ngưỡng vọng Tiền nhân” được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân (phường An Tây, TP Huế). Lễ hội thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương đến dâng hương, dự lễ. Lễ hội được diễn ra với các nghi lễ truyền thống và các chương trình nghệ thuật đặc sắc tái hiện cuộc đời và công lao to lớn của công chúa Huyền Trân - ái nữ của Đức vua Trần Nhân Tông, người mà cách đây 712 năm đã hy sinh tình riêng để nên duyên với vua Chiêm Thành là Chế Mân. Chính nhờ cuộc hôn nhân này mà mối quan hệ bang giao giữa Đại Việt và Chiêm Thành trở nên thân thiết. Từ đây lãnh thổ của Đại Việt được mở rộng về phía Nam thông qua việc vua nước Chiêm Thành tặng hai châu Ô, Lý (vùng đất từ bờ Nam sông Hiếu tỉnh Quảng Trị đến bờ Bắc sông Thu Bồn của Quảng Nam ngày nay) để làm quà sính lễ, lập nên vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế. Ngoài phần nghi lễ chính, phần hội năm nay được ban tổ chức chú trọng với nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể thao phong phú đa dạng như: thi đấu cờ tướng, biểu diễn võ cổ truyền, chương trình múa lân sư rồng, hội bài chòi, hội đẩy gậy, trò chơi dân gian, trình diễn thư pháp, trưng bày các sản phẩm truyền thống Huế như: hoa giấy Thanh Tiên, tranh dân gian làng Sình, nhang trầm, các quầy hàng lưu niệm, triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống,... nhằm tạo bầu không khí vui tươi trong những ngày đầu năm mới.
![]() |
Hội vật làng Sình
Hội vật làng Sình tồn tại hơn 400 năm nay từ thời chúa Nguyễn nhằm để tuyển chọn trai tráng vào quân đội của triều đình chống giặc ngoại xâm. Bên cạnh đó, hội vật còn là dịp để người dân thư giãn trước khi chuẩn bị bước vào việc đồng áng trong năm mới.
Theo BTC, tham gia hội vật phần lớn là thanh thiếu niên địa phương thuộc xã Phú Mậu. Ngoài ra, còn có nhiều đô vật đến từ các làng vật nổi tiếng như Thủ Lễ (huyện Quảng Điền), thành phố Huế, thị xã Hương Trà và các xã khác thuộc huyện Phú Vang. Tiếng trống khai hội “thùng… thùng… thùng” hòa vào với tiếng trọng tài xướng tên các đô vật cùng bước lên sới... Hội vật làng Sình rất chú trọng tinh thần thượng võ vì thế các đô vật không được ra các đòn đánh nguy hiểm đến tính mạng như bẻ, vặn, khoá trái khớp, tấn công bằng đầu, bấm huyệt, nắm tóc, tấn công vào hạ bộ, cổ, mắt,... Hội vật làng Sình là hoạt động văn hoá truyền thống, giàu tinh thần thượng võ của người dân nơi đây. Các đô vật thi đấu với niềm mong ước: may mắn, khỏe mạnh, cầu cho mùa màng tươi tốt, làng xã được bình yên.
![]() |
PV (Tổng hợp)
Chiều 08/02, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế đã khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật "Niềm vui chiến thắng" tại Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế.
Chiều 08/02, tại Tòa soạn Tạp chí Sông Hương (9 Phạm Hồng Thái, TP Huế), Liên hiệp các hội VHNT tỉnh phối hợp với Tạp chí Sông Hương, Hội Mỹ thuật tỉnh đã tổ chức triển lãm mỹ thuật mừng Xuân Mậu Tuất 2018 với chủ đề “Mùa Xuân và hình tượng con giáp”.
Sáng ngày 8/2, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức chương trình "Hương xưa bánh tết" nhằm gợi lại không gian Tết cổ truyền của dân tộc.
Chiều 7/2, tại Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên- Huế đã diễn ra Hội báo Xuân Mậu Tuất 2018 với chủ đề “Báo chí Thừa Thiên Huế với năm hành động”.
Sáng ngày 6/2, Hội LHPN, Đoàn Thanh niên, Liên đoàn Lao động, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh phối hợp với Bảo tàng Văn hóa Huế, Trung tâm Văn hóa TP. Huế tổ chức chương trình “Tết Huế” .
Chiều ngày 5/2, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi gặp mặt cộng tác viên và tặng thưởng tác phẩm hay và đồng hành cùng các chương trình Sông Hương năm 2017.
Sáng ngày 30/1, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế phối hợp với Bảo tàng Đặc công – Bộ Tư lệnh Đặc công tổ chức triển lãm Huế, Xuân 1968- Xuân của Việt Nam- Xuân của lòng dũng cảm.
Chiều ngày 26/1/2018, Ban liên lạc cựu học sinh Quốc Học Huế tại TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi giới thiệu sách Giai phẩm Xuân 2018 Quốc Học Huế - Tình yêu. Đây là tấm lòng của các cựu học sinh luôn hướng về thầy cô, bạn bè và ngôi trường Quốc học Huế.
Sáng ngày 25/1/2018, Ban liên lạc Cựu chiến binh quân khu Trị Thiên đã tổ chức lễ Họp mặt kỷ niệm 50 năm Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Chiều ngày 11/1, UBND thành phố Huế đã tổ chức họp báo về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018.
Sáng 11/1 (tức 25-11 Đinh Dậu), tại Khu tưởng niệm Anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ ở núi Bân (thuộc phường An Tây, thành phố Huế), lãnh đạo tỉnh TT-Huế và TP Huế tổ chức Lễ dâng hương và kỷ niệm 229 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.
Chiều ngày 5/1/2017, tại trụ sở Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2017 và triển khai phương hướng hoạt động năm 2018. Đông đảo các văn nghệ sĩ và Hội viên đến tham dự.
Sáng 2-1, đoàn công tác Chính phủ do đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dẫn đầu đã có buổi làm việc với Đại học Huế. Cùng đi có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và lãnh đạo một số bộ, ngành.
Đặng Thị Bích Ngọc (23 tuổi, quê Quảng Ngãi), cựu sinh viên ngành Thiết kế Đồ hoạ, khoa Kiến trúc Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng vừa đoạt giải “American Graphic Design Award 2017” ở hạng mục Student design (sinh viên thiết kế). do tạp chí Graphic Design USA (Mỹ) khởi xướng. Tác phẩm của Bích Ngọc là bộ 4 poster về vở tuồng cổ San Hậu trên chất liệu Trúc Chỉ. Vẫn còn vẹn nguyên những cảm xúc thăng hoa sau khi thắng giải, Bích Ngọc đã dành thời gian chia sẻ với chúng tôi về giải thưởng, về Trúc Chỉ.
Sáng 26/12, Bảo tàng Lịch sử và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức lễ kỷ niệm 150 năm ngày sinh chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu (26/12/1867 - 26/12/2017).
Chiều 25/12, tại khách sạn Imperial Huế, Nghệ thuật Trúc chỉ Việt Nam đã khai mạc triển lãm Hành trình Trúc chỉ - lần 1 với chủ đề Nghệ thuật Trúc chỉ Việt Nam dành cho nghệ sĩ và sinh viên Huế.
Sáng ngày 22/12, trong không khí kỷ niệm 72 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, Hội nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi giới thiệu sách Nhật ký Đông Sơn của nhà văn Nguyễn Quang Hà.
Bộ TT&TT phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyên truyền biển, đảo giai đoạn 2013 – 2017, và 3 năm triển khai thực hiện Quyết định số 616/QĐ-TTg, ngày 11/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Sáng ngày 15/12, Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế kết hợp với Tổ chức quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) tổ chức cuộc họp khởi động chiến dịch “ Thành phố Huế nói không với thịt thú rừng”.
Sáng ngày 14/12, tại UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế đã tổ chức diễn đàn Đối thoại Sử học “ Đặc điểm du lịch Thừa Thiên Huế và giải pháp phát triển”.