Sau dịp tết Mậu Tuất 2018, khắp nơi trên địa bàn Thừa Thiên Huế đã tổ chức nhiều lễ hội truyền thống cầu mong một năm mới bình an, mọi việc suôn sẻ, mùa màng bội thu…
Tưng bừng hội vật truyền thống làng Thủ Lễ
Sáng ngày mồng 6 Tết Mậu Tuất (21/2), hội vật truyền thống làng Thủ Lễ (huyện Quảng Điền) khai hội, thu hút đông đảo người dân nhiều địa phương đến tham gia và cổ vũ. Hội vật được tổ chức trước Đình làng Thủ Lễ, ngay từ sáng sớm, hàng nghìn người dân và du khách đã đổ về để theo dõi. Theo các bậc cao niên hội vật làng Thủ Lễ có từ thời các chúa Nguyễn vào trấn thủ đất Thuận Hóa, được xem là hội vật cổ xưa nhất của xứ Huế, gắn với nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc. Đến nay, hội vật trở thành một một bữa tiệc tinh thần rất lớn với người dân Cố đô nói chung và huyện Quảng Điền nói riêng mỗi dịp đầu xuân...
![]() |
Lễ hạ nêu, khai ấn đầu năm tại Đại Nội Huế
Sáng ngày 22/02 ( tức 07 Tết Mậu Tuất), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế tổ chức tái hiện Lễ Hạ nêu và Khai ấn cung chúc tân xuân tại Thế Miếu và điện Long An theo đúng phong tục xưa. Lễ Hạ nêu bao gồm các phần như cúng nêu, nhạc lễ; đại nhạc, tiểu nhạc, đánh chuông trống và tiến hành hạ cây nêu. Cây nêu ở sân trước Thế Miếu được hạ trước rồi sau đó là đến cây nêu ở điện Long An. Sau lễ Hạ nêu là phần Khai ấn cung chúc tân xuân. Khai ấn là nghi thức mở đầu cho một năm làm việc của bộ máy hành chính trung ương ngày xưa với hy vọng cả năm mọi việc suôn sẻ, nhiều thành công, đất nước được thái bình thịnh trị.
![]() |
Đua ghe Niêm Phò
Sau hội vật truyền thống làng Thủ Lễ là ngày hội đua ghe truyền thống của làng Niêm Phò (xã Quảng Thọ, Quảng Điền) vào mùng 7 Tết. Các đội đua đã có mặt từ rất sớm để làm lễ hạ ghe và bố cáo thần linh cầu mong một giải đua thắng lợi. Từ 7 giờ sáng, người dân đã đứng chật kín hai bên dòng sông để cổ vũ. Các tay chèo đã thể hiện sức mạnh, tài năng sông nước, sự chuyên nghiệp, khéo léo để chiến thắng trước sự cổ vũ, reo hò của đông đảo khán giả. Được biết, thông qua giải đua ghe này nhằm mục đích cầu cho năm mới có nhiều điều may mắn, mùa màng bội thu, đồng thời tăng sự đoàn kết trong cộng động dân cư.
![]() |
Nhộn nhịp đua trãi trên sông Vực
Sau những ngày Tết, người dân khắp mọi nơi lại đổ về sông Vực, phường Thủy Châu, thị xã Hương Thủy để xem và cổ vũ cho các đội tham gia giải đua trãi thuyền truyền thống vào ngày 9 tháng Giêng hằng năm. Đây là giải đua truyền thống được thị xã Hương Thủy tổ chức với ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Giải năm nay quy tụ 10 đội đua mạnh trên địa bàn thị xã Hương Thủy tham gia, mỗi đội gồm 14 vận động viên. Lễ hội đua trãi truyền thống không chỉ phục vụ cho việc vui xuân, tạo khí thế sôi nổi cho một năm mới mà còn có ý nghĩa rất thiết thực trong việc rèn luyện thể chất, kỹ năng chinh phục sông nước, thiên tai lũ lụt, vui chơi giải trí của nhân dân. Ngoài ra tăng cường mối quan hệ giao lưu giữa các địa phương góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của quê hương…
Khai hội đền Huyền Trân
Trong hai ngày mùng 8 và mùng 9 tháng Giêng Âm lịch (tức 23 và 24/02) đã diễn ra lễ hội đền Huyền Trân với chủ đề “Ngưỡng vọng Tiền nhân” được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân (phường An Tây, TP Huế). Lễ hội thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương đến dâng hương, dự lễ. Lễ hội được diễn ra với các nghi lễ truyền thống và các chương trình nghệ thuật đặc sắc tái hiện cuộc đời và công lao to lớn của công chúa Huyền Trân - ái nữ của Đức vua Trần Nhân Tông, người mà cách đây 712 năm đã hy sinh tình riêng để nên duyên với vua Chiêm Thành là Chế Mân. Chính nhờ cuộc hôn nhân này mà mối quan hệ bang giao giữa Đại Việt và Chiêm Thành trở nên thân thiết. Từ đây lãnh thổ của Đại Việt được mở rộng về phía Nam thông qua việc vua nước Chiêm Thành tặng hai châu Ô, Lý (vùng đất từ bờ Nam sông Hiếu tỉnh Quảng Trị đến bờ Bắc sông Thu Bồn của Quảng Nam ngày nay) để làm quà sính lễ, lập nên vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế. Ngoài phần nghi lễ chính, phần hội năm nay được ban tổ chức chú trọng với nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể thao phong phú đa dạng như: thi đấu cờ tướng, biểu diễn võ cổ truyền, chương trình múa lân sư rồng, hội bài chòi, hội đẩy gậy, trò chơi dân gian, trình diễn thư pháp, trưng bày các sản phẩm truyền thống Huế như: hoa giấy Thanh Tiên, tranh dân gian làng Sình, nhang trầm, các quầy hàng lưu niệm, triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống,... nhằm tạo bầu không khí vui tươi trong những ngày đầu năm mới.
![]() |
Hội vật làng Sình
Hội vật làng Sình tồn tại hơn 400 năm nay từ thời chúa Nguyễn nhằm để tuyển chọn trai tráng vào quân đội của triều đình chống giặc ngoại xâm. Bên cạnh đó, hội vật còn là dịp để người dân thư giãn trước khi chuẩn bị bước vào việc đồng áng trong năm mới.
Theo BTC, tham gia hội vật phần lớn là thanh thiếu niên địa phương thuộc xã Phú Mậu. Ngoài ra, còn có nhiều đô vật đến từ các làng vật nổi tiếng như Thủ Lễ (huyện Quảng Điền), thành phố Huế, thị xã Hương Trà và các xã khác thuộc huyện Phú Vang. Tiếng trống khai hội “thùng… thùng… thùng” hòa vào với tiếng trọng tài xướng tên các đô vật cùng bước lên sới... Hội vật làng Sình rất chú trọng tinh thần thượng võ vì thế các đô vật không được ra các đòn đánh nguy hiểm đến tính mạng như bẻ, vặn, khoá trái khớp, tấn công bằng đầu, bấm huyệt, nắm tóc, tấn công vào hạ bộ, cổ, mắt,... Hội vật làng Sình là hoạt động văn hoá truyền thống, giàu tinh thần thượng võ của người dân nơi đây. Các đô vật thi đấu với niềm mong ước: may mắn, khỏe mạnh, cầu cho mùa màng tươi tốt, làng xã được bình yên.
![]() |
PV (Tổng hợp)
Tối nay (25.1), vào lúc 20 giờ 5 phút, bộ phim tài liệu 12 tập “Mậu Thân 1968” sẽ lên sóng VTV1. Đạo diễn Lê Phong Lan đã trò chuyện với báo giới về quá trình thực hiện bộ phim.
Sáng 18/1/2013, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình (Thủ đô Hà Nội), Công ty Cổ phần báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với báo điện tử Vietnamnet tổ chức lễ trao giải VNR500.
Với chủ đề hướng về biển đảo quê hương, trong các ngày 17 - 19/1, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên - Huế đã tổ chức đoàn văn nghệ sĩ đi thực tế sáng tác theo dọc duyên hải và phá Tam Giang qua địa bàn các huyện Phú Lộc, Quảng Điền, Phong Điền thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Tối 05/1, tại Sân vận động Tự Do Huế, gần 7000 khán giả đất Cố đô đã quên đi cái buốt lạnh của mùa đông để bùng cháy đam mê với 6 band nhạc: Black Infinity, Oringchains, KOP, Ngũ Cung, Microwave, Bức Tường trong cảm xúc RockStorm “ Khát khao đột phá”.
Tại Khách sạn Mercure (TP Đà Nẵng), Công ty Bia Huế vừa tổ chức Hội nghị Khách hàng năm 2012. Các đại lý cấp 1, ban lãnh đạo và đại diện các phòng, ban liên quan trực thuộc Công ty Bia Huế đã về dự Hội nghị này.
Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam vừa phối hợp với Ban liên lạc Cựu chiến binh truyền thống Sư đoàn 312 tổ chức chương trình giao lưu “Về chiến trường xưa – Tri ân đồng đội” nhân kỷ niệm 68 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và kỷ niệm 40 năm chiến dịch phòng ngự thành đồng Quảng Trị.
Chiều ngày 03/01, tại 26 Lê Lợi ( Huế), Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức ra mắt bộ sách Tổng tập Văn học dân gian xứ Huế. Bộ sách do nhà nghiên cứu Triều Nguyên ( Hội Văn nghệ dân gian) biên soạn và Nhà xuất bản Thuận Hóa cấp phép. Đồng chí Ngô Hòa, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh, cũng đã đến tham dự với buổi ra mắt.
Cuộc thi đã nhận được tổng cộng 58 tác phẩm của 39 tác giả, và tác phẩm "Bước chân lầm lỡ" của tác giả Kim Vàng ( hội viên Hội Sân khấu tỉnh) đã đạt giải Nhất về Kịch bản tuyên truyền của cuộc thi.
Chiều 26/12, UBND Thành phố Huế đã tổ chức họp báo về tình kinh tế xã hội thành phố năm 2012 và Festival Nghề truyền thống Huế 2013.
Sáng 18/12/2012, tại 22 Lê Lợi - Huế, Sở GD&ĐT tỉnh đã phối hợp với Trung tâm Ủy quyền của Cambridge ESOL tại Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo: “Dạy tăng cường tiếng Anh và tổ chức cho học sinh Tiểu học và THCS tham gia dự thi lấy các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế Cambridge ESOL (Đại học Cambridge – Vương quốc Anh) liên thông với 6 bậc của Khung năng lực ngoại ngữ châu Âu”
Tại khu di tích lịch sử và cách mạng Trường Thanh niên Tiền tuyến Huế- 1945, Bảo tàng Lịch sử Cách mạng TT Huế vừa tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận cán bộ tiền khởi nghĩa cho Luật sư Phan Anh và Giáo sư Tạ Quang Bửu
Trung tâm BTDT Cố đô Huế vừa phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh TT- Huế tổ chức công bố chương trình kích cầu du lịch “Di sản Huế- Tuần lễ của du khách” năm 2012
Nhân Kỷ niệm 10 năm ngày mất Họa sỹ Bửu Chỉ, nhiều hoạt động tưởng niệm đã diễn ra ở Huế.
Chiều ngày 12/12, tại Trung tâm Văn hóa Phương Nam – Huế, Tạp chí Sông Hương, công ty Văn hóa Phương Nam và New space Art Foundation đã tổ chức buổi ra mắt tập thơ “Gọi tìm xác đồng đội” của nhà thơ Trần Vàng Sao được NXB Hội Nhà văn ấn hành vào tháng 7/2012.
Sáng ngày 12/12, Ban Tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2012 đã họp báo công bố những kết quả bước đầu của Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Bắc Trung bộ - Huế 2012.
Sáng ngày 10/12/2012, lễ khởi công Công trình Bảo tàng Đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn tại Huế đã được tổ chức tại 114 Mai Thúc Loan, thành phố Huế.
Tại tại buổi họp sáng 10/12/2012, Kỳ họp thứ V, Hội đồng nhân dân tỉnh khoá VI, đã biểu quyết thông qua tên cho cầu đường bộ qua sông Hương (vừa được khánh thành cuối tháng 8 năm 2012) là Cầu Dã Viên.
Quan Tượng Đài hiện nằm ở điểm giao nhau giữa đường Ông Ích Khiêm và đường Tôn Thất Thiệp và là đài thiên văn cổ duy nhất còn lại ở Việt Nam.
Liên hoan hợp xướng và Hội thi hợp xướng Quốc tế do tổ chức Interkultul (Đức) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức và sẽ diễn ra tại Trung tâm thể thao tỉnh Thừa Thiên-Huế (Số 1 Hà Huy Tập – TP Huế).
Ngày 26/01/2012, UBND thành phố Huế đã tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Bảo tàng Văn hóa Huế.