Nhiều chương trình đặc sắc tại Festival Huế 2022

15:11 18/05/2022

Festival Huế 2022 là Festival đầu tiên được tổ chức theo định hướng bốn mùa, mà điểm nhấn là tuần lễ Festival văn hóa, nghệ thuật mang tầm quốc gia và quốc tế với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”. 

Ảnh minh họa (internet)

Diễn ra ra từ ngày 25/6 đến 30/06, Festival Huế 2022 có nhiều chương trình đặc sắc như:

Chương trình Nghệ thuật Khai màn: 20h00 ngày 25/6/2022 tại Quảng trường Ngọ Môn, có chủ đề “Đất nước thái hòa, Bốn phương an lạc” và gồm 3 phần “Bài thơ đô thị”, “Tinh hoa hội tụ”, “Thành phố xanh”, đây là chương trình mở màn cho chuỗi hoạt động Festival nghệ thuật nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa mang đậm bản sắc Huế xứng đáng với tầm vóc, vị trí thương hiệu của Festival Huế.

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa”: 16h30 từ ngày 26/6/2022 đến 29/6/2022, với hình thức quảng diễn đường phố của các đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế,  khai thác giá trị di sản văn hóa Huế, văn hóa vùng miền của các quốc gia trên thế giới thông qua các chương trình ca múa nhạc, tạp kỹ: Lễ rước mặt nạ Tuồng Huế, Diễu hành xe cổ “Huế bốn mùa hoa”, Diễu hành nghệ thuật “Diều Huế, những cánh bay Thái hòa”...

Chương trình biểu diễn của các đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế: 19h30 đến 21h30 các ngày từ 26/6/2022 đến 29/6/2022 tại các sân khấu Quốc Tử Giám, Bia Quốc Học, Cồn Dã Viên, Công viên 3/2.

Lễ hội Bia: 15h00 ngày 27/6/2022 với các hoạt động vui chơi giải trí, biểu diễn âm nhạc sôi động cùng hàng loạt khách mời nổi tiếng, du khách sẽ được trải nghiệm và hòa mình vào không gian rộn rã âm nhạc, thưởng thức các món ăn đặc sản cùng các loại bia hảo hạng.

Chương trình Âm nhạc Trịnh Công Sơn: 20h00 ngày 28/6/2022 tại sân khấu Ngọ Môn, với sự tham gia của ca sĩ Cẩm Vân, Đức Tuấn và các ca sĩ trẻ. Nhạc sĩ Đức Trí sẽ đảm nhận vai trò Giám đốc sản xuất âm nhạc cho chương trình.

Chương trình quảng diễn “Ngàn xưa âm vọng”: ngày 28/6/2022, với Lễ hội Rước mặt nạ Tuồng và trình diễn Tuồng Cung đình tại Thanh Bình Từ Đường đến Nghinh Lương Đình.

Chương trình “Hoàng cung giao hòa”: ngày 29/6/2022 tại Đại Nội, tái hiện những vẻ đẹp lung linh, huyền ảo của Đại Nội về đêm.

Đêm nhạc giao lưu chia tay: 20h00 ngày 30/6/2022 tại Cồn Dã Viên, là chương trình khép lại tuần lễ Festival Huế 2022 với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật Việt Nam và quốc tế. Các hoạt động phụ trợ sẽ được thiết kế tạo không gian dã ngoại, thư giãn và thưởng thức nghệ thuật cho công chúng trong suốt tuần lễ Festival.

Bên cạnh đó, các hoạt động đồng hành, hưởng ứng sẽ diễn ra liên tục trước, trong và sau thời gian Tuần lễ Festival bao gồm: Lễ hội ẩm thực “Kinh đô Huế với Bốn phương”, Lễ hội “Chợ quê ngày hội”, Lễ hội Khinh khí cầu, Ngày hội Áo dài Cộng đồng Huế, Chương trình hát nhạc Trịnh dành cho đối tượng không chuyên, Hội chợ thương mại Quốc tế, Chương trình Vietnam Summer Fair 2022, Giải đua thuyền SUP, Phố đêm Hoàng Thành, các cuộc hội thảo, trưng bày và triển lãm mỹ thuật sẽ mang đến những trải nghiệm độc đáo cho công chúng và du khách.

Ngoài sự tham gia của các đoàn nghệ thuật nổi tiếng trong nước, sẽ có các đoàn nghệ thuật, nghệ sĩ nước ngoài như: nhóm nhạc pop Kid Francescoli (Pháp), nhóm vũ nhạc Flamenco (Tây Ban Nha), phái đoàn Wallonie-Bruxelles (Bỉ), ban nhạc Gute Gute (Israel), học viện múa Ranranga (Sri Lanka), Ban nhạc Viet Bambas (Brazil) hứa hẹn mang đến những chương trình biểu diễn hấp dẫn, thú vị, đa sắc màu văn hóa.

 

 

 

 

 

Nguyên Phương

 

 

 

 

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Có những người cháu nội vua Thành Thái chỉ mong được một lần về thăm Huế nhưng ước mơ ấy trở nên quá xa vời bởi gánh nặng áo cơm.

  • Sau 6 tháng khai trương “Gác Trịnh” vào dịp kỷ niệm 12 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, chiều ngày 26/9/2013, căn gác nhỏ của người nhạc sĩ tài hoa xứ Huế tràn ngập tiếng đàn, tiếng hát của các chị cựu nữ sinh Huế xưa với chương trình văn nghệ “ Nhìn những mùa thu đi”.

  • (SHO) - Vừa qua, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định điều chỉnh phân công quản lý di tích khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.

  • (SHO) - Nhằm đẩy mạnh xã hội hóa công tác xây dựng bảo tàng, UBND TP Huế đã kêu gọi các nhà nghiên cứu, nhân sĩ trí thức cùng xây dựng Bảo tàng văn hóa Huế trong thời kỳ mới.

  • Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam-những bằng chứng lịch sử” khai mạc sáng 20/9 tại Bảo tàng văn hóa Huế.

  • Nằm trên địa thế "minh đường", "long mạch", miếu Bà bên gốc cây thị hàng trăm năm tuổi tại làng cổ Phước Tích (Thừa Thiên - Huế) vẫn còn giữ được nét cổ kính và những bí ẩn chưa lời giải đáp về sự giao lưu hai nền văn hóa Chăm - Việt. 

  • Trong Hội thảo Văn hóa quốc tế năm 1995 tổ chức tại Đà Nẵng, bà Điềm Phùng Thị có kể lại những gian khổ trong thời gian du học ở châu Âu, những năm sau Thế chiến thứ hai. Vừa hành nghề nha sĩ, vừa làm học viên “tự do” theo học điêu khắc, rồi tổ chức triển lãm và đã có nhiều tượng đài xây dựng trên đất Pháp.  

  • UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa mới ký quyết định phê duyệt dự án đầu tư  phục hồi công trình tả Tùng Tự - Đại nội Huế.

  • Chiều 18/9, tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, triển lãm Dĩa sứ thời Nguyễn của 2 nhà sưu tập cổ vật Đoàn Phước Thuận và Trần Đắc Lực đã được khai mạc.

  • (SHO) - Tháng 10/2012, dự án “Tu bổ, phục hồi di tích Quan Tượng Đài” trong hệ thống dự án “Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế” đã được khởi công. Trong đó, đình Bát Phong được phục dựng mới hoàn toàn theo kiến trúc cũ. Công trình đã được hoàn thành vào đầu tháng 9/2013.
     

  • Ở Huế, có một người phụ nữ đam mê với nghề làm trống, sau tiếng trống là cả một bầu tâm huyết, bà là Hồ Thị Thương, nổi danh với hiệu trống Âm Hồn.

  • Sáng ngày 15/9/2013, Hội Sân khấu Thừa Thiên Huế đã tiến hành tổ chức bế mạc Trại sáng tác Sân khấu 2013

  • Sáng ngày 15/9, Hội Nghệ sĩ sân khấu Thừa Thiên Huế tổ chức kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam (12-8 Âm lịch). 

  • Huế là một trung tâm Phật giáo lớn của cả nước, với hệ thống chùa chiền dày đặc, nhiều chùa được liệt vào hàng quốc tự. Tuy nhiên, tiềm năng về du lịch văn hóa tâm linh vẫn chưa trở thành thế mạnh, góp phần phát triển KT-XH của thành phố

  • Cách Huế khoảng chừng 40 km, làng Phước Tích thuộc xã Phong Hòa- huyện Phong Điền từ lâu được biết đến với những ngôi nhà rường in bóng thời gian và nghề gốm truyền thống lâu đời.

  • Như dải lụa vắt ngang qua kinh thành Paris hoa lệ và cố đô Huế rêu phong, cả sông Seine và sông Hương đều là chứng nhân của thăng trầm của lịch sử. Những năm tháng rực rỡ cũng như ngày tàn của nhiều triều đại phong kiến đã trôi qua trên dòng chảy của chúng.

  • Đại sứ quán Israel tại Việt Nam cho biết, sẽ cử nhóm vũ nhạc “Tararam” sang tham gia biểu diễn tại Festival Huế 2014. Đây là lần đầu tiên nhóm vũ nhạc này đến với Festival Huế và sẽ hứa hẹn những tiết mục ấn tượng, sôi động.

  • Chức Phó giám đốc một Nhà xuất bản cấp tỉnh thì thiếu chi thứ để bày vẽ kiếm... tiền? Thế mà dài dài ngày lại nuôi chí dựng một bảo tàng bằng cách dành tiền để mua hiện vật đến nỗi thường xuyên phải gặm mỳ gói...

  • Năm 2013, kỷ niệm 100 năm ra đời (1913-2013) của Hội những người bạn Huế xưa hay cũng gọi Hội Đô Thành Hiếu Cổ (Association des Amis du Vieux Huế). Đối với một người nghiên cứu lịch sử văn hóa Huế thì sự kiện 100 năm ra đời của Hội những người bạn Huế xưa là hấp dẫn nhất. Nhưng sự kiện này đã được UB Văn hóa Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức vào tháng 9/2010 tại Huế một Hội thảo Khoa học với nội dung Thân thế và sự nghiệp của Léopold Michel Cadière. 

     

  • Họa sĩ, kiến trúc sư Nguyễn Hoài Hương được nhiều người biết đến không chỉ vì tài năng của anh, mà cả vì ngôi nhà gỗ đầy phong cách.