Nháp, những vần thơ đêm trắng bạch

09:24 19/01/2010
LÊ VŨ(Đọc tập thơ Nháp của Ngọc Tuyết - NXB Thanh niên 2009)

Ảnh: vanchuongviet.org

Nháp, ở đây không hàm nghĩa một bản thảo những con chữ gieo mau gặt vội, vung vãi mua vui, vì Ngọc Tuyết thừa biết sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện (Nam Cao). Phải chăng Nháp của Ngọc Tuyết có thể hiểu theo nghĩa là bản thảo chính cuộc đời nữ sĩ với những độc thoại nội tâm, với những trở trăn trang nhật ký, với những giấc mơ khoắt khuya tàn canh rụng.

Tôi đọc Nháp với tâm trạng của người cô đơn ngồi đếm diềm diềm sao lặn sao mọc ở chân trời và hiểu ra tác giả cũng mông quạnh đêm và lấy Thơ làm người thư kí chân thành của trái tim (Đuybralay). Này đây là nét chì tẩy xóa những cuộc tình, là trang giấy vuốt lại, chấm bút viết ngày… tháng… năm…

Vạch nét chì lên vầng trăng 16 /nháp /những cuộc tình trên trang đời tẩy - xoá/ rách lòng trang giấy trắng (Nháp)

Những lòng giấy trắng với chùm chùm thủy ba ngầm róc rách lặng đêm Dự cảm, ngày cứ phi buồn vui.

Trăng khuyết & trăng tròn, trăng không xanh ngờm ngợp những ngày con gái, trăng hiện hữu như lưỡi hái cắt ngọt tình đau và đêm bỗng lịch kịch kêu vang, không phải tiếng thạch sùng gọi bạn, mà tiếng thảng thốt từng mảng tình lem nhem cháy để đêm một sững sờ, thùng rác:

Sững sờ đêm/ em ngồi nhặt nhạnh/ từng mảnh - từng mảnh vỡ cỏn con vết xước/ vứt vào thùng rác.

Ngọc Tuyết đã bước chân qua phương thức cổ điển lấy cảnh ngụ tình; không dừng lại ở việc tả vành trăng, màu trăng, chất mộng mị trăng nhưng soi vào tâm thức thời đại để nhận ra trăng lưỡi hái, những vết xước. Cho nên, đêm còn là đêm của bản năng tồn tại với sâu hốc hác khuôn mặt để rồi viết & viết như mê mụ từng mẫu kí ức, để trôi đi canh tàn khuya nhặt lê thê tóc:

hắt hơi như bóng ma nhập lịm vào ký ức
ngủ mê trên văn bản/ lê thê cuộc đời
(Khuôn mặt ngày)

Chọn đêm để viết và dựng đêm thành biểu tượng nỗi cô đơn rách rát của thân phận, thơ Ngọc Tuyết như đã sinh ra từ những giọt nước mắt cay đắng. (Raxun Gamzatôp). Cho nên, chúng ta không lạ khi mà mưa được lập lại với tần số cao trong tập, song hành với đêm như giọt lệ long lanh, mưa & mưa:

mưa chiều vỡ nước, trang kinh gói mưa nhỏ giọt bốn mùa, mưa đầy lên nửa khuya, mưa rồi cuồng vỡ, giọt mưa lậm vào đáy mắt, mưa khắc màu rêu, mưa xoay nắng tít…

Nhưng cuối cùng, cay đắng & nước mắt, nỗi âm ỉ buồn của Ngọc Tuyết là gì? Nỗi buồn của Ngọc Tuyết gắn dính với một chữ tình, những mảnh vỡ kí ức, mà thê thiết mà rụng rời trên Máng xối đêm.

có một thứ xác ướp của quá khứ cần chôn vùi/ ùa vọng những âm thanh ngủ mê/ khảo cổ trong đống đổ nát/ níu lại bóng mình/ lẩy bẩy/ gọi… Khép cửa lại với mình, Người đàn bà Ngọc Tuyết đánh mất thế giới quen thuộc, chỉ còn quá khứ phỉnh phờ và ngôn từ giăng bẫy. Rồi mùa đông, mùi nhựa ẩm từng milimet ký ức/ sâu bệnh lúc nhúc/ bàn tay những đường gân xanh mang theo cơn bão tháng mười (Ngày chủ nhật trên ô cửa). Ngày mai chỉ là giấc mơ cuồng hoan trên đỉnh trời tưởng tượng, có chăng là lầm lụi hát ru mình, ru người:

Ngày mai của người đàn bà băng qua vùng mê muội vượt qua đỉnh cuồng hoan
ngày mai
    ngày mai
        nhiều hơn ngày mai nữa
người đàn bà lầm lụi hát ru người
(dự cảm)

Câu thơ bậc thang hóa thành những nấc đời đi lên khó nhọc và ta nghe ngày những diễn đài ê hề, những khai phương chóng mặt, lổn nhổn dấu sẹo chằng chịt đóng lên thân phận đàn bà với những cái neo sắt thừng xích nghĩa vụ, chuyên chính, phẩm giá, tiết trinh… Có lẽ đôi khi Ngọc Tuyết cũng muốn chùm chiếc khăn đen Trung Đông, mặc màu tang chế để an táng hôn nhân & những cuộc tình.

Thơ, đó là những đêm trắng và những đôi môi của dục vọng. Lawrence Ferlinghetti đã rất có lý khi tô son đỏ những đôi môi dục vọng của thơ bám riết xoắt xuýt những giấc mơ, những cơn co thắt tình và cả những nổi loạn tính dục như một tuyên ngôn nữ quyền luận của thời hiện đại:

Ngày nguyệt thực thiên đường động kinh bản năng/ em giải mã câu thơ liếm mép bờ siêu thực/ ngôn ngữ bức bách thể lời/ ôm tư duy và giấc mơ bay vào vùng sương mù/ triết học em lũng đáy/ bởi ống dẫn lao vào giáo điều tam tùng tứ đức/ điêu đứng em (Trong cơn co thắt vũ trụ)

Đó là ngày nguyệt thực với cơn động kinh bản năng, là triết học em lũng đáy, đem giáo điều Khổng Mạnh đóng bao bì cất vào Bảo tàng viện. Ý thức này bắt nguồn từ niềm hoài nghi những đại tự sự, là một đối kháng với lễ giáo trói buộc… không mới đối với thế hệ 7-8x trong thời buổi hiện đại nhưng là cái mũ tư duy khá sặc sỡ của người Phụ nữ đã buớc vào ngũ thập.

Nháp ít nhiều đã mang cảm thức hậu hiện đại, phản ánh ít nhiều nhịp sống hôm nay với những tâm bệnh, nỗi khát tự do, với một cái tôi (ego) chủ động làm chủ và giải quyết những thúc bách nhân sinh chứ không mơ màng yêu, mộng mị chiều, lãng mạn tình tứ của tháng cũ ngày xưa.

Nhưng không, ngoài cái tư riêng, Nháp đã vào cuộc với bao nhiêu trở trăn cho đất nước quê nhà, đã chín dạn yêu thương Ngọc Tuyết cũng đã biết khóc cho một tuổi xuân nằm xuống dưới ngọn cờ quê hương:

Trên lưng cuộc chiến trở mình, thời gian/ giọt lệ hồng trăm năm buốt lạnh
em ra đi, đá sỏi gọi/ quê hương ngẩng cao đầu (Hương lá mục). Còn đây là một hoài nghi rất người: mơ/ cái lưỡi khác mọc lên/ không xương/ lắt léo/ nghe niềm tin sỏi đá va đập nhau nhọc nhằn (Cuộc người).


Rồi Nháp khép lại với một Serenade mùa thu, những nốt chầm chậm thu trên cánh đồng mẫy hạt tình yêu nhân gian, một kết thúc đườm đượm buồn nhưng long lanh lóng lánh những mắt sao bờ cõi …

Tôi phong ba bờ cõi, sao mắt người vẫn buồn biển khơi. Tôi hôn lên mặt đất mùa thu gieo hạt ruộng trời, cánh đồng thời gian nhú lên khát vọng - em mặc lại chiếc áo dỡ dang từ cuối mùa thu cũ... bức tranh mosaic thu... chuồi mình theo những chiếc lá bay bay trang điểm cho mùa và gieo lên hạt tình vĩnh cửu.

Không có gì để nghi ngờ, Nháp chính xác là bản thảo đời của người phụ nữ Ngọc Tuyết trên chiều dài tháng năm tình lận đận, với khát khao đỏ hỏn mê muội bản năng, với câu hát tình lãng đãng buổi thu đông hạ tàn. Còn đó là những hoang tưởng, mâu thuẫn, những âm tiết vỡ vụn giấc mơ đời và tình, trở thành một thứ tôn giáo không kỳ vọng: Với Nháp, Ngọc Tuyết đã kết thúc chặng đường cũ và nhập vào khởi đầu của một biến tấu thơ mới hiện đại và sinh động hơn, không còn màu mè giả giả của những hình ảnh ước lệ, tư duy cũ nhàm bức tranh trăng xanh nguyệt bạch cỏ hoa hương sắc mây với gió ngày.

L.V
(251/01-2010)


----------------
* Chữ in đậm là tên các bài thơ
* Chữ in nghiêng là các dòng thơ trong tập và nhận định của các nhà phê bình





 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN HỮU QUÝCuộc thi bình chọn 100 bài thơ hay nhất Việt Nam thế kỷ XX do Trung tâm Văn hoá doanh nhân và Nhà xuất bản Giáo Dục phối hợp tổ chức đã kết thúc. Một ấn phẩm mang tên “100 bài thơ hay nhất Việt thế kỷ XX” đã được ra đời. Nhiều người tìm đọc, trong đó có các nhà thơ và không ít người đã tỏ ra thất vọng, nghi ngờ.

  • PHƯỚC GIANGTrung tâm Văn hóa doanh nhân và Nhà xuất bản Giáo dục vừa tuyển chọn và giới thiệu 100 bài thơ hay nhất thế kỷ XX.Việc này thực hiện trong hai năm, theo ông Lê Lựu, Giám đốc Trung tâm Văn hóa doanh nhân thì kết quả thật mỹ mãn: hơn 10.000 phiếu bầu, kết quả cuối cùng “không ai bị bỏ sót” và “trong 100 bài đã được chọn chỉ chênh với các danh sách khác khoảng 5-7 bài”.

  • NHỤY NGUYÊN

    Truyện ngắn của Nguyên Quân trong Vòng tay tượng trắng (Nxb. Văn Học, 2006) khá mộc mạc ở cả đề tài và lối viết, nhưng cũng nhờ cái mộc mạc đó đã hút được nguồn nguồn mạch sống.

  • QUÁCH GIAOMùa Xuân Đinh Hợi đến với tôi thật lặng lẽ. Cây Thiết Mộc Lan nơi đầu ngõ năm nay ra hoa muộn song lại tàn trước Tết. Hoa trong sân nhà chỉ lưa thưa vài nụ Bát Tiên. Hai chậu mai không buồn đâm hoa trổ nụ. Đành thưởng xuân bằng thơ văn của bằng hữu.

  • NHỤY NGUYÊN

    (Đọc Ngày rất dài - Thơ Đoàn Mạnh Phương, Nxb Hội Nhà văn, 2007)

  • TRẦN THÙY MAI(Đọc Đức Phật, nàng Savitri và tôi, tiểu thuyết của Hồ Anh Thái, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2007)

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ(Nhân đọc “Nhà văn Việt Nam hiện đại” - Hội Nhà văn Việt Nam xuất bản, 5-2007)Trong dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957-2007), Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (HNVVN) đã xuất bản công trình quan trọng “Nhà văn Việt Nam hiện đại” (NVVNHĐ), dày 1200 trang khổ lớn, tập hợp chân dung trên một ngàn nhà văn các thế hệ, từ các cụ Ngô Tất Tố, Phan Khôi… cho đến lớp nhà văn vừa được kết nạp cuối năm 2006 như Nguyễn Danh Lam, Nguyễn Vĩnh Tiến, Phan Huyền Thư…

  • BÍCH THU(Đọc Tô Hoài - Đời văn và tác phẩm của Hà Minh Đức, Nxb Văn học, 2007)Tô Hoài - Đời văn và tác phẩm của Hà Minh Đức là cuốn sách tập hợp những ghi chép và nghiên cứu về nhà văn Tô Hoài, một tác gia lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Đây là cuốn sách đầu tiên kết hợp hai phương diện ghi chép và nghiên cứu, góp một cách tiếp cận đa chiều và cập nhật về con người và sự nghiệp của nhà văn.

  • NGUYỄN QUANG HÀ(Đọc Từ đá vắt ra  của Trần Sĩ Tuấn)Chiếc áo choàng mà tác giả nói ở đây là chiếc áo blouse trắng của người thầy thuốc. Tác giả là bác sĩ. Chắc anh đang làm thơ về nghề nghiệp của mình.Trong đời có bốn bậc thầy được nhân dân ngưỡng mộ: Thầy thuốc chữa bệnh, thầy giáo dạy học, thầy cúng, thầy phù thủy cùng dân tìm cõi tâm linh.

  • HẢI TRUNGKhoa tuyên bố với tôi: mình viết truyện ngắn đây, không phải để thành nhà gì cả, cốt để cho mấy đứa con làm gương mà học tập. Tôi ngờ ngợ, cứ nghĩ là anh nói vui vì chơi với đám bạn văn chương mà bốc đồng buột miệng. Ai ngờ anh viết thật, viết say sưa, viết để quên và để nhớ.

  • VĂN CẦM HẢIVề phía biển, là thường nhân di du với cõi minh mang nhưng Nguyễn Thanh Tú, biển là nơi anh được vời vợi nỗi cô đơn của một loài thân phận có tên là thơ!

  • MAI VĂN HOANHồn đầy hoa cúc dại là tập thơ thứ bảy của Lâm Thị Mỹ Dạ. Thơ Dạ đã có rất nhiều người bàn luận, bình phẩm. Mỗi người có một cách cảm nhận riêng. Bài viết của Ngô Minh mới đây giúp cho độc giả biết thêm những uẩn khúc, những góc khuất trong cuộc đời của Dạ.

  • DUNG THÙYĐây là tập thơ đầu tay của tác giả Nguyễn Thị Anh Đào do NXB Đà Nẵng ấn hành với cảm xúc tròn đầy và một tâm hồn nồng ấm. Là một cây bút trẻ đang độ sung sức, chị có nhiều thơ và truyện ngắn đăng trên các báo, tạp chí và Ngày không trở lại gói ghém những niềm riêng.

  • LÝ HẠNH(Đọc Thơ tặng của nhà thơ Ngô Minh)Ngô Minh là nhà thơ, nhà văn, nhà báo, vì thế mà cố nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng đã từng nói về ông một cách trìu mến: “Ba con người trong một con người thâm thấp”. Có một điều đặc biệt, chính con người thâm thấp ấy đã phân thân thành 3 con người khác nhau, mà con người nào cũng “ra hồn ra vía” cả.

  • FRANCOIS BUSNELKiran Desai là nữ văn sĩ người Ấn Độ. Cô sinh năm 1971 tại Dehli. Là con gái của nữ tiểu thuyết gia Anita Desai. Kiran Desai lớn lên và học tiểu học ở Dehli đến năm 14 tuổi. Sau đó, cô cùng mẹ sang Anh Quốc, rồi Hoa Kỳ, học trung học ở tiểu bang Massachussettes. Cô theo học lớp viết văn ở Virginie và sau đó học Đại học Columbia ở NewYork.

  • TRẦN HUYỀN SÂM Một mùa đông ở Stockholm của Agneta Pleijel là một hiện tượng nghệ thuật độc đáo, tiêu biểu cho tính chất “đả phá thể loại” của tiểu thuyết hiện nay. Tác phẩm dung nạp nhiều đặc tính của tiểu thuyết Châu Âu hậu hiện đại: Phép giản lược tối thiểu, lối kể chuyện tung hứng, thủ pháp lạ hoá hình thức văn bản tác phẩm, đặc biệt là kiểu tự thuật “đánh tráo” chủ thể trần thuật.

  • HỒ THẾ HÀSerenade của Peter Kihlgard là một truyện ngắn có cấu trúc hiện đại. Trước hết là ở nghệ thuật ngôn từ và điểm nhìn văn bản.

  • BỬU NAM Hình thức lạ lùng gây tò mòTrước hết về mặt hình thức, tiểu thuyết khêu gợi sự tò mò ở người đọc với cách bố trí các tiêu đề in hoa, dày đặc đến hàng trăm suốt tác phẩm, xen lẫn các tiêu đề bằng tiếng Anh “I have been calling for more than an hour... But It's me”...

  • NHỤY NGUYÊN

    Sự đặc biệt của dòng thơ hậu chiến là luôn luôn khuấy động trong cái mênh mông vô chừng tưởng đã lắng xuống những vỉa quặng lấp lánh sau 30 năm đằng đẵng.

  • PHẠM QUÝ VINH Sau khi lên nắm chính quyền ở miền Nam Việt Nam, Ngô Đình Diệm đã thi hành một chính sách đối nội hết sức phản động. Chính quyền Ngô Đình Diệm đã sử dụng nhiều thủ đoạn nham hiểm nhằm khủng bố những người kháng chiến, những người yêu nước.