Nháp, những vần thơ đêm trắng bạch

09:24 19/01/2010
LÊ VŨ(Đọc tập thơ Nháp của Ngọc Tuyết - NXB Thanh niên 2009)

Ảnh: vanchuongviet.org

Nháp, ở đây không hàm nghĩa một bản thảo những con chữ gieo mau gặt vội, vung vãi mua vui, vì Ngọc Tuyết thừa biết sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện (Nam Cao). Phải chăng Nháp của Ngọc Tuyết có thể hiểu theo nghĩa là bản thảo chính cuộc đời nữ sĩ với những độc thoại nội tâm, với những trở trăn trang nhật ký, với những giấc mơ khoắt khuya tàn canh rụng.

Tôi đọc Nháp với tâm trạng của người cô đơn ngồi đếm diềm diềm sao lặn sao mọc ở chân trời và hiểu ra tác giả cũng mông quạnh đêm và lấy Thơ làm người thư kí chân thành của trái tim (Đuybralay). Này đây là nét chì tẩy xóa những cuộc tình, là trang giấy vuốt lại, chấm bút viết ngày… tháng… năm…

Vạch nét chì lên vầng trăng 16 /nháp /những cuộc tình trên trang đời tẩy - xoá/ rách lòng trang giấy trắng (Nháp)

Những lòng giấy trắng với chùm chùm thủy ba ngầm róc rách lặng đêm Dự cảm, ngày cứ phi buồn vui.

Trăng khuyết & trăng tròn, trăng không xanh ngờm ngợp những ngày con gái, trăng hiện hữu như lưỡi hái cắt ngọt tình đau và đêm bỗng lịch kịch kêu vang, không phải tiếng thạch sùng gọi bạn, mà tiếng thảng thốt từng mảng tình lem nhem cháy để đêm một sững sờ, thùng rác:

Sững sờ đêm/ em ngồi nhặt nhạnh/ từng mảnh - từng mảnh vỡ cỏn con vết xước/ vứt vào thùng rác.

Ngọc Tuyết đã bước chân qua phương thức cổ điển lấy cảnh ngụ tình; không dừng lại ở việc tả vành trăng, màu trăng, chất mộng mị trăng nhưng soi vào tâm thức thời đại để nhận ra trăng lưỡi hái, những vết xước. Cho nên, đêm còn là đêm của bản năng tồn tại với sâu hốc hác khuôn mặt để rồi viết & viết như mê mụ từng mẫu kí ức, để trôi đi canh tàn khuya nhặt lê thê tóc:

hắt hơi như bóng ma nhập lịm vào ký ức
ngủ mê trên văn bản/ lê thê cuộc đời
(Khuôn mặt ngày)

Chọn đêm để viết và dựng đêm thành biểu tượng nỗi cô đơn rách rát của thân phận, thơ Ngọc Tuyết như đã sinh ra từ những giọt nước mắt cay đắng. (Raxun Gamzatôp). Cho nên, chúng ta không lạ khi mà mưa được lập lại với tần số cao trong tập, song hành với đêm như giọt lệ long lanh, mưa & mưa:

mưa chiều vỡ nước, trang kinh gói mưa nhỏ giọt bốn mùa, mưa đầy lên nửa khuya, mưa rồi cuồng vỡ, giọt mưa lậm vào đáy mắt, mưa khắc màu rêu, mưa xoay nắng tít…

Nhưng cuối cùng, cay đắng & nước mắt, nỗi âm ỉ buồn của Ngọc Tuyết là gì? Nỗi buồn của Ngọc Tuyết gắn dính với một chữ tình, những mảnh vỡ kí ức, mà thê thiết mà rụng rời trên Máng xối đêm.

có một thứ xác ướp của quá khứ cần chôn vùi/ ùa vọng những âm thanh ngủ mê/ khảo cổ trong đống đổ nát/ níu lại bóng mình/ lẩy bẩy/ gọi… Khép cửa lại với mình, Người đàn bà Ngọc Tuyết đánh mất thế giới quen thuộc, chỉ còn quá khứ phỉnh phờ và ngôn từ giăng bẫy. Rồi mùa đông, mùi nhựa ẩm từng milimet ký ức/ sâu bệnh lúc nhúc/ bàn tay những đường gân xanh mang theo cơn bão tháng mười (Ngày chủ nhật trên ô cửa). Ngày mai chỉ là giấc mơ cuồng hoan trên đỉnh trời tưởng tượng, có chăng là lầm lụi hát ru mình, ru người:

Ngày mai của người đàn bà băng qua vùng mê muội vượt qua đỉnh cuồng hoan
ngày mai
    ngày mai
        nhiều hơn ngày mai nữa
người đàn bà lầm lụi hát ru người
(dự cảm)

Câu thơ bậc thang hóa thành những nấc đời đi lên khó nhọc và ta nghe ngày những diễn đài ê hề, những khai phương chóng mặt, lổn nhổn dấu sẹo chằng chịt đóng lên thân phận đàn bà với những cái neo sắt thừng xích nghĩa vụ, chuyên chính, phẩm giá, tiết trinh… Có lẽ đôi khi Ngọc Tuyết cũng muốn chùm chiếc khăn đen Trung Đông, mặc màu tang chế để an táng hôn nhân & những cuộc tình.

Thơ, đó là những đêm trắng và những đôi môi của dục vọng. Lawrence Ferlinghetti đã rất có lý khi tô son đỏ những đôi môi dục vọng của thơ bám riết xoắt xuýt những giấc mơ, những cơn co thắt tình và cả những nổi loạn tính dục như một tuyên ngôn nữ quyền luận của thời hiện đại:

Ngày nguyệt thực thiên đường động kinh bản năng/ em giải mã câu thơ liếm mép bờ siêu thực/ ngôn ngữ bức bách thể lời/ ôm tư duy và giấc mơ bay vào vùng sương mù/ triết học em lũng đáy/ bởi ống dẫn lao vào giáo điều tam tùng tứ đức/ điêu đứng em (Trong cơn co thắt vũ trụ)

Đó là ngày nguyệt thực với cơn động kinh bản năng, là triết học em lũng đáy, đem giáo điều Khổng Mạnh đóng bao bì cất vào Bảo tàng viện. Ý thức này bắt nguồn từ niềm hoài nghi những đại tự sự, là một đối kháng với lễ giáo trói buộc… không mới đối với thế hệ 7-8x trong thời buổi hiện đại nhưng là cái mũ tư duy khá sặc sỡ của người Phụ nữ đã buớc vào ngũ thập.

Nháp ít nhiều đã mang cảm thức hậu hiện đại, phản ánh ít nhiều nhịp sống hôm nay với những tâm bệnh, nỗi khát tự do, với một cái tôi (ego) chủ động làm chủ và giải quyết những thúc bách nhân sinh chứ không mơ màng yêu, mộng mị chiều, lãng mạn tình tứ của tháng cũ ngày xưa.

Nhưng không, ngoài cái tư riêng, Nháp đã vào cuộc với bao nhiêu trở trăn cho đất nước quê nhà, đã chín dạn yêu thương Ngọc Tuyết cũng đã biết khóc cho một tuổi xuân nằm xuống dưới ngọn cờ quê hương:

Trên lưng cuộc chiến trở mình, thời gian/ giọt lệ hồng trăm năm buốt lạnh
em ra đi, đá sỏi gọi/ quê hương ngẩng cao đầu (Hương lá mục). Còn đây là một hoài nghi rất người: mơ/ cái lưỡi khác mọc lên/ không xương/ lắt léo/ nghe niềm tin sỏi đá va đập nhau nhọc nhằn (Cuộc người).


Rồi Nháp khép lại với một Serenade mùa thu, những nốt chầm chậm thu trên cánh đồng mẫy hạt tình yêu nhân gian, một kết thúc đườm đượm buồn nhưng long lanh lóng lánh những mắt sao bờ cõi …

Tôi phong ba bờ cõi, sao mắt người vẫn buồn biển khơi. Tôi hôn lên mặt đất mùa thu gieo hạt ruộng trời, cánh đồng thời gian nhú lên khát vọng - em mặc lại chiếc áo dỡ dang từ cuối mùa thu cũ... bức tranh mosaic thu... chuồi mình theo những chiếc lá bay bay trang điểm cho mùa và gieo lên hạt tình vĩnh cửu.

Không có gì để nghi ngờ, Nháp chính xác là bản thảo đời của người phụ nữ Ngọc Tuyết trên chiều dài tháng năm tình lận đận, với khát khao đỏ hỏn mê muội bản năng, với câu hát tình lãng đãng buổi thu đông hạ tàn. Còn đó là những hoang tưởng, mâu thuẫn, những âm tiết vỡ vụn giấc mơ đời và tình, trở thành một thứ tôn giáo không kỳ vọng: Với Nháp, Ngọc Tuyết đã kết thúc chặng đường cũ và nhập vào khởi đầu của một biến tấu thơ mới hiện đại và sinh động hơn, không còn màu mè giả giả của những hình ảnh ước lệ, tư duy cũ nhàm bức tranh trăng xanh nguyệt bạch cỏ hoa hương sắc mây với gió ngày.

L.V
(251/01-2010)


----------------
* Chữ in đậm là tên các bài thơ
* Chữ in nghiêng là các dòng thơ trong tập và nhận định của các nhà phê bình





 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • TRẦN THỊ NGỌC LAN (Đọc tập thơ Ngược xuôi thế sự, Nxb Văn học, 2011)

  • THÁI KIM LAN Tưởng niệm Cố Hoà Thượng Thích Thiện Châu Vừa qua tôi lục giấy tờ cũ, tình cờ thấy một trang giấy có thủ bút của Thầy Thích Thiện Châu (cố Hoà Thượng Thích Thiện Châu), một bài thơ. Cảm động quá. Bài thơ này Thầy viết sau khi khoá Thiền mùa hè năm 1990 chấm dứt và là lần cuối cùng Thầy sang giảng khoá Thiền tại Muenchen.

  • THI THOẠI        Nhân 90 năm ngày mất Phan Kế Bính (1921– 2011) Phan Kế Bính hiệu là Bưu Văn, bút danh Liên Hồ Tử, người làng Thụy Khuê (làng Bưởi), huyện Hoàng Long, nay thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội, thọ 46 tuổi (1875 - 1921).

  • MIÊN DI Không tìm thấy, và cũng đừng nên tìm ở tập thơ này một điều gì đã từng được nhiều người đồng vọng trước đây. Nó là những mảnh tiểu tự sự, những cái nhìn cô lẻ, biệt dị từ đáy thân phận và đôi khi tàn nhẫn.

  • HOÀNG DIỆP LẠC (Đọc tập “Thơ tự chọn” của Nguyên Quân, Nhà xuất bản Văn học, 8-2011)

  • ĐOÀN ÁNH DƯƠNG“Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đương có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học”…

  • NGUYỄN TRỌNG ĐỨC (Cảm nhận về tập thơ "Những kỷ niệm tưởng tượng")SHO - Lâu nay, người ta biết đến Trương Đăng Dung với tư cách là một nhà nghiên cứu lí luận văn học. Nhưng gần đây, sự xuất hiện của tập thơ Những kỷ niệm tưởng tượng làm xôn xao văn đàn Việt Nam đã khiến đông đảo bạn đọc không khỏi ngạc nhiên khi nhận ra rằng: bên cạnh một Trương Đăng Dung lí luận còn có một Trương Đăng Dung thơ.

  • ĐÀO ĐỨC TUẤN Lang thang giữa hè Huế nồng nã. Bỗng nhận tin của Minh Tự: thêm một cuốn sách của Nguyễn Xuân Hoàng vừa được bạn bè góp in. Đầy đặn  360 trang sách với chân dung “người buồn trước tuổi” đằm đặm trên bìa đen trắng.

  • Vào lúc 14 giờ 25 phút ngày 13 tháng 7 năm 2011 (nhằm ngày 13 tháng 6 năm Tân Mão), nhà thơ Văn Hữu Tứ, hội viên Hội Nhà văn TT. Huế đã qua đời sau một thời gian lâm trọng bệnh. Từ đây, trong mái nhà anh gần hồ Tịnh Tâm, trên các con đường của Thành phố Huế cũng như những nơi anh thường lui tới, tác giả của các tập thơ “Bên dòng thời gian”, “Tôi yêu cuộc đời đến chết” vĩnh viễn vắng mặt.

  • LÊ HUỲNH LÂM (Đọc tập thơ “Năm mặt đặt tên”, Nxb Thuận Hóa, tháng 5-2011)

  • KHÁNH PHƯƠNG Nguyễn Đặng Mừng đến với nghề viết một cách tự nhiên, mà cũng thầm lặng như cách người ta theo đuổi một lý tưởng. Ông vốn là học trò lớp ban C (ban văn chương) những khóa gần cuối cùng của trường Trung học Nguyễn Hoàng, trường công lập duy nhất và cũng danh tiếng nhất tỉnh Quảng Trị trước 1975.

  • …Thuộc dòng dõi Do Thái Đông Âu, Frederick Feirstein sinh ngày 2 tháng Giêng năm 1940 tại New York City, thân phụ và thân mẫu ông có tên là Arnold và Nettie Feirstein…

  • L.T.S: Nhà thơ Xuân Hoàng sinh năm 1925 tại Đồng Hới, Bình Trị Thiên. Hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Nguyên là quyền Chủ tịch Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên, thuở nhỏ ông học ở Huế rồi dạy học ở Đồng Hới một thời gian trước khi thoát ly tham gia cách mạng.

  • Anh không thấy thời gian trôi thời gian ở trong máu, không lời ẩn mình trong khóe mắt làn môi trong dáng em đi nghiêng nghiêng như đang viết lên mặt đất thành lời về kiếp người ngắn ngủi.(T.Đ.D)

  • HOÀNG THỤY ANH Phan Ngọc đã từng nói: Thơ vốn dĩ có cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải xúc cảm và phải suy nghĩ do chính hình thức tổ chức ngôn ngữ này.

  • TRẦN THIỆN KHANH (Nhân đọc Phim đôi - tình tự chậm, Nxb. Thanh niên 2010)

  • LGT: Tuệ Nguyên, một nhà thơ trẻ dám dấn thân để lục tìm chất men sáng tạo ở những vùng đất mới với khát vọng cứu rỗi sự nhàm chán trong thi ca. Trong chuyến xuyên Việt, anh đã ghé thăm tạp chí Sông Hương. Phóng viên Lê Minh Phong đã có cuộc trò chuyện với nhà thơ trẻ này.

  • KHÁNH PHƯƠNG Lê Vĩnh Tài tự chẩn căn bệnh của thơ tình Việt Nam là “sến”, nghĩa là đa sầu đa cảm và khuôn sáo, bị bó buộc trong những lối biểu hiện nhất định. Rất nhanh chóng, anh đưa được lối cảm thức đương đại vào thơ tình, cái ngẫu nhiên, vu vơ, ít dằn vặt và không lộ ra chủ ý, dòng cảm xúc ẩn kín sau những sự vật tình cờ và cả những suy lý.

  • HỒ THIÊN LONGBạn đọc TCSH thường thấy xuất hiện trên tạp chí, và một số báo văn nghệ khác một số tên tuổi như về văn xuôi có: Lê Công Doanh, Phùng Tấn Đông, Châu Toàn Hiền, Nguyễn Minh Vũ, Trần Thị Huyền Trang, Phạm Phú Phong, Trần Thùy Mai…