Nhân năm Canh Thìn tản mạn về con rồng

16:26 10/03/2010
NGUYỄN ĐÌNH THẢNGTương truyền, Khổng Tử, ông thánh chí tôn của đạo Nho, đã từng đến xin học “lễ” với Lão Tử, được Lão Tử thụ giáo nhiều về môn đạo đức học, một môn học mà Khồng Tử cho là khó nhất. Đạo của Khồng Tử được truyền lại cho hậu thế, chủ yếu là qua chữ “lễ” mà ngài được giáo huấn từ Lão Tử. Nó đã trở thành khẩu hiệu: “Tiên học lễ, hậu học văn” cho bao thế hệ học trò.

Lão Tử - Ảnh: chungta.com.vn

Sinh thời Lão Tử có lần bảo Khồng Tử rằng: “Người quân tử gặp thời thì đi xe, không gặp thời thì đội nón lá mà đi chân vậy. Ta nghe, người buôn bán giỏi khéo chứa của quí mà coi như không có gì. Người quân tử có đức tốt mà diện mạo trông như đứa ngu khờ. Ông nên bỏ cái chí kiêu căng cái lòng ham muốn cùng cái sắc dục và dâm chí đi. Những cái đó chỉ vô ích cho ông mà thôi!” Khồng Tử lắng nghe nuốt từng chữ một và sau khi ra về bảo với học trò mình rằng: “Chim ta biết nó bay, cá ta biết nó lội, các loài thú ta biết nó chạy. Bay thì dùng ná bắn, lội thì dùng lưới giăng, chạy thì dùng bẫy bắt. Đến như con rồng thì ta không biết nó cưỡi gió, cưỡi mây bay lên trời như thế nào? Nay ta thấy Lão Tử như con rồng vậy” (1).

Qua câu nói của Khổng Tử với các học trò, ngoài sự ca ngợi mặt thông tuệ của Lão Tử ra còn cho chúng ta thấy, ngài thần thánh hóa con rồng. Rồng là một trong nhóm tứ linh: “Long, Lân, Qui, Phụng”. Bốn loài vật thuộc vào loại thượng đẳng, linh diệu được người xưa rất mực tôn kính như một cái gì có tính thiêng liêng, mang nhiều yếu tố thần thoại. Trong bốn loài linh diệu ấy thì rồng được xếp lên trên hết, đặt ở địa vị cao quí nhất và được ca ngợi nhiều nhất. Rồng là biểu tượng cho mọi sự tốt lành cả về mặt đạo đức, lối sống, cách đối nhân xử thế và các hình thái hoạt động khác của con người. Nó còn là biểu tượng cho chim muông, cây cỏ, các vật dùng mang tính chất cao quí cả về mặt tinh thần lẫn vật chất, hay nói một cách khác là hình tượng con rồng có mặt trong hầu hết các lĩnh vực: thiên văn, địa lý, nhân sự, thảo mộc, điểu thú... đến các lĩnh vực khoa học khác như binh pháp, y học, hóa học v.v.... và v.v...

Chữ Hán là loại chữ tượng hình. Tương truyền Phục Hi, ông vua đầu tiên trong lịch sử cổ đại Trung Quốc là người vẽ ba con rồng (Phục Hi tác long thư) tượng trưng cho Thiên hoàng, Địa hoàng và Nhân hoàng, trong lúc vũ trụ còn trong thời hỗn mang, âm dương chưa phân biệt (Thái cực). Ba con rồng ấy là các thể của chữ “long” sau này. (2).

Tương truyền vào khoảng 3.000 năm trước công nguyên, Phục Hi dựa vào hiện tượng tự nhiên như trời, đất, sấm, gió, nước, lửa, núi, đầm để vạch ra tám đơn quái, hay còn gọi là:”Tiên thiên bát quái”. Mỗi que biểu tượng cho một hiện tượng tự nhiên như: Càn (trời), khôn (đất), chấn (sấm), tốn (gió), khảm (nước), li (lửa), cấn (núi) đoài (đầm). Từ tám đơn quái trên, ông ta chồng lên nhau thành 64 quẻ và 384 hào, để thành hiện tượng vật chất làm cơ sở cho các tác phẩm Kinh Dịch qua các triều đại Hạ, Thương, Chu sau đó. Về việc Phục Hi vạch ra bát quái có nhiều thuyết khác nhau được ghi trong sách vở, trong đó có thuyết nói: Sau khi nhìn 55 chấm đen trắng trong lưng con long mã (ngựa hóa rồng) xuất hiện ở sông Hoàng Hà (Long mã xuất Hà đồ), ngài bèn dựa vào đó mà vạch ra tám quẻ. (3).

Theo “Hậu thiên bát quái” của Văn Vương thời nhà Chu thì năm Canh Thìn thuộc vào quẻ Chấn. Quẻ Chấn xuất hiện ở phương đông, là nơi vũ trụ bắt đầu hoạt động (đế xuất hồ chấn)(4). Chấn là hình tượng của con rồng. Sau trời đất (càn, khôn) là cha mẹ, sấm (chấn) là trưởng nam, người con trai cả của đất trời xuất hiện tiếp theo (5). Cứ theo sách “Chu Dịch” thì quẻ Chấn có đạo hanh thông (Chấn hanh). Trong lời tượng của quẻ Chấn lại nói: “Hai lần sấm rền là tượng trưng cho sự chấn động, người quân tử coi đó, lo sợ mà sửa chữa” (Tiên lôi chấn, quân tử dĩ khủng cụ tu tỉnh” Cứ theo tượng của quẻ Chấn thì, sấm sét rền vang, xé trời ra từng mảng. Nó đánh tan những đám mây mù để đem lại sự hanh thông cho đất trời, đồng thời cũng gây nên những hiện tượng tự nhiên đáng sợ. Năm Canh Thìn là năm con rồng, nhưng lại là năm sấm sét chấn động. Để đạt được sự hanh thông ta phải lo đề phòng trước những tai họa thiên nhiên có thể xảy ra như đã xảy ra trong năm Kỷ Mão vừa rồi. (6)

Như trên đã nói, rồng được thể hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong phạm vi bài này không thể nào nói hết được. Tôi xin mạo muội lấy vài ví dụ:

Các bậc anh hùng hào kiệt ngày xưa, khi còn tiềm ẩn, chuẩn bị đủ mọi điều kiện, khi có thời cơ sẽ ra cứu dân cứu nước như trường hợp Lê Lợi khi còn ẩn náu trong núi rừng Lam Sơn thì được gọi là thời “tiềm long”. “Tiềm long” là con rồng còn ẩn náu. Nó biểu tượng cho một con người có đức cao, có chí lớn, có tài kinh bang. Dù chưa làm nên danh phận, đời chưa hiếu hết mình, nhưng không hề phiền muộn, chỉ giữ vững chí cương trung, sống hòa với đời, vui với đạo, lúc nào cũng nghĩ đến lợi ích chung cho thiên hạ. Đó là người có đức lớn mà còn ẩn náu như con rồng ẩn náu dưới hang sâu vậy. Hai chữ "tiềm long" được rút ra từ hào "sơ cửu" của quẻ Càn trong Kinh Dịch. "Long phi" nghĩa là rồng bay, chỉ ông vua lúc đã lên ngôi. Hai chữ “Long phi” được rút ra từ câu “Long phi tại thiên” của hào “cửu ngũ” của quẻ Càn. “Long nhan” là dung nhan của con rồng. Từ này dùng để chỉ hình ảnh dung mạo của một vị minh quân, một nhà hiền triết. “Long đầu” hay “long thủ” là chỉ học vị Trạng nguyên, người đứng đầu bảng rồng trong kỳ thi đình thời phong kiến. “Long đức” là chỉ người có đức độ cao như đức con rồng. Gia đình có truyền thống học hành, cha truyền con nối, nhiều đời kế tiếp chiếm bảng khôi nguyên trong các kỳ thi đình thì được gọi là “Long chủng”. “Long phụng” là từ để chỉ chung những người có quý tướng, có tài năng hơn người.

Hình tượng con rồng cho ta rất nhiều điều thú vị trong hầu hết các môn khoa học, nhất là trong lĩnh vực thiên văn, địa lý... Nhưng vì điều kiện không cho phép, tôi xin dừng lại ở đây.

N.Đ.T
(132/02-2000)

------------------------------
(1) Xem "Sử ký" - Tư Mã Thiên tr.141, Trung Hoa hoạt diệp văn tuyển q.4 - Trung Hoa thư cục xuất bản xã.
(2) xem "Lục thư", cổ văn tứ thể.
(3),(4), (5), (6) Xem Chu Dịch bản nghĩa.




 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Theo nhạc sỹ-nhà nghiên cứu âm nhạc Đặng Hoành Loan, sau 5 năm được Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh vào “Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại,” từ việc thiếu vắng đội ngũ kế thừa, ca trù đã hình thành được một đội ngũ nghệ sỹ kế cận khá đông đảo. Đây là một trong cơ sở quan trọng để loại hình nghệ thuật này trở thành “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.”

  • Khác với những kỳ liên hoan trước thường tập trung vinh danh các nghệ nhân lão thành, Liên hoan ca trù toàn quốc 2014 sẽ tập trung giới thiệu đội ngũ nghệ sỹ kế cận của loại hình nghệ thuật này.

  • Đó là nhận định của TS. Nguyễn Bình Định, Viện trưởng Viện Âm nhạc, về Ca trù – di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp – trước khi Liên hoa Ca trù toàn quốc diễn ra tại Hà Nội vào 26.8 tới.

  • Quảng Ngãi có 6 huyện miền núi, tập trung chủ yếu là người đồng bào các dân tộc Cor, H’rê và Cadong cùng chung sống.

  • Cây bồ 3 thân độc đáo có tuổi thọ gần 200 năm trong một đền thờ tại tỉnh Phú Yên vừa vinh dự được công nhận là Cây di sản Việt Nam.

  • Thông tin hai tập đoàn tư nhân trình đề án được “nhượng quyền” quản lý, khai thác Vịnh Hạ Long làm nóng dư luận suốt hai tuần qua. Bởi Vịnh Hạ Long không phải một danh thắng du lịch bình thường, mà đó còn là một di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận và có thể xem là một di sản nổi tiếng nhất của Việt Nam đối với thế giới.

  • Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương đã quyết định dành 18,7 tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo Khu di tích Văn Miếu Mao Điền, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương).

  • Trả lời phỏng vấn của Tia Sáng, TS Nguyễn Hồng Kiên (Viện Khảo cổ học Việt Nam) cho rằng, từ trước đến nay, di tích/di sản luôn luôn bị xây dựng/phát triển lấn át, mà trường hợp Hoàng thành Thăng Long bị xâm phạm bởi công trường Nhà Quốc hội là bằng chứng mới nhất.

  • Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) được biết đến là một di sản văn hóa có giá trị đặc biệt quan trọng, mang ý nghĩa tiêu biểu cho dòng chảy lịch sử văn hóa liên tục của trung tâm quyền lực, chính trị, văn hóa cao nhất Việt Nam.

  • Khu nghỉ dưỡng Villa Tolomei Hotel & Resort từng là một tu viện cổ hoang tàn đổ nát, nhưng nay lại là điểm đón khách nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất ở ngoại ô Florence, Italy. Công trình là bằng chứng rõ ràng cho thấy sự hợp tác tốt giữa nhà nước và tư nhân trong việc quản lý di sản văn hóa có thể giúp mang lại trái ngọt.

  • Gần một năm sau khi ngựa sắt đi kèm bộ áo giáp, roi sắt được cung tiến và tự ý đưa vào đền Phù Đổng, đến nay số hiện vật này vẫn ngự tại đền Phù Đổng (Gia Lâm).

  • Sau khi UNESCO công nhận di sản thế giới, trang Bluewin của Thụy Sĩ giới thiệu Tràng An là một trong 10 điểm đến mới. Ông Bùi Văn Mạnh, Phó Giám đốc BQL Quần thể danh thắng Tràng An chia sẻ thêm về hành trình thành di sản thế giới, và hứa hẹn điểm đến hấp dẫn trong thời gian tới.

  • Nhằm gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa tranh dân gian Đông Hồ, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt Đề án “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa tranh dân gian Đông Hồ, huyện Thuận Thành, giai đoạn 2014-2020 và định hướng đến 2030” với tổng kinh phí gần 60 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách và các nguồn vốn khác.

  • Chiếc long sàng của vua Thành Thái, một “báu vật” cùng với chiếc xe kéo mà nhà vua dành tặng mẹ sau khi phía Việt Nam đấu giá không thành công tại Pháp - hiện có cơ hội trở về Huế rất lớn.

  • Ngày 16-6, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã gửi văn bản khẩn đến UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế và Bộ VH-TT&DL đề nghị sớm có ý kiến với Chính phủ và Bộ Ngoại giao tìm giải pháp đưa hiện vật của vua Thành Thái vừa mua được về nước.

     

  • Năm 1945, sau khi nhà Nguyễn cáo chung, một số giá trị văn hóa phi vật thể của Huế không còn giữ được môi trường diễn xướng nguyên thủy, nhưng những gì nó vốn có vẫn là minh chứng độc đáo về sự sáng tạo văn hóa của dân tộc Việt Nam. 

  • NGUYỄN VĂN DẬT

    Du khách các nước về tham dự Festival Huế, chắc chắn không thể không tham quan các sản phẩm đúc đồng ở Cố đô Huế và các sản phẩm hiện đang trưng bày tại các gian hàng ở phố chợ, nhất là tại Trung tâm làng nghề ở Phường Đúc - đường Bùi Thị Xuân và các cơ sở đúc đồng quanh Phường Đúc.

  • TAKESHI NAKAGAWA

    LTS: Takeshi Nakagawa là GS. TS. Giám đốc Viện Di sản Waseda (Nhật Bản). Bài viết dưới đây, được ông trình bày tại dịp Kỷ niệm 20 năm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO tôn vinh là Di sản Văn hóa Thế giới. Sông Hương trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

  • (SHO). Hôm 18.2, Dự án bảo tồn làng cổ Đường Lâm đã chính thức nhận Giải thưởng của UNESCO Khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đây là câu chuyện mà các di tích làng cổ của Huế và các nơi khác phải học hỏi. Cả nước hiện có 9.000 làng được nhà nước công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.

  • (SHO) - Sáng 21/9 tại thành phố Huế đã diễn ra hội nghị “Bảo tồn và phát triển bền vững di sản thế giới ở Việt Nam, nhìn lại chặng đường 20 năm qua và hướng đến tương lai của di sản Huế”.