Nhân gian trong ngôi nhà vắng giữa bến sông

09:54 23/09/2009
VĂN CẦM HẢI(Đọc “Ngôi nhà vắng giữa bến sông”, Tập truyện ngắn của Nguyễn Kiên - Nxb Hội Nhà văn, 2004)

Nhà văn Văn Cầm Hải - Ảnh: hoinhavanvietnam.vn

Sẽ thất vọng cho những ai muốn tìm những điều kỳ lạ hay bí ẩn trong “Ngôi nhà vắng” của Nguyễn Kiên. Nhưng sẽ là một ngạc nhiên cho mọi người, ít ra là cho tôi khi bước vào ngôi nhà văn chương ấy. Bởi đó là một ngôi nhà điển hình cho phong cách giản dị của Nguyễn Kiên khi tất cả những câu chuyện, những nguyên vật liệu cấu kiện đều được lấy ra từ những điều giản dị của đời sống. “cứ tự nhiên xui nên thế chứ không mảy may tính toán gì...” như dòng cuối cùng của tập sách.

Tất cả nhân vật, từ anh trại trưởng trại gà tên Hạm cho đến trưởng kho thóc Phảng hay lão Kỳ Tài hoặc thằng Gôi sống côi cút trong rừng sâu, với tôi chỉ là một. Có thể đó hành trình cuộc sống của một con người mà chúng ta có thể bắt gặp ở mọi nơi mọi lúc, ngay trong chính bản thân mình, vốn là người tốt “chỉ có điều do những thúc ép thực dụng trong cuộc mưu sinh đã làm những việc không nên là, thậm chí là việc xấu” mà sự tha thứ để vượt qua của lương tâm mãi mãi là “một thách thức định mệnh của đời”.

Việc đáng làm hay không nên làm, nhân cách và thách thức định mệnh của các nhân vật không được đặt vào những trạng huống gay cấn mang tính sinh tử mà Nguyễn Kiên cũng rất giản dị, ông để họ sống trong môi trường bình thường, thậm chí là tào lao như anh chàng Dụ tào lao với “lý thuyết về những người đội mũ và không đội mũ” hay Đạt “điều tra xã hội học về chiếc quần bò”!

Nhưng “vì những chuyện tào lao khi chúng đang diễn ra thường nhuốm màu văn vẻ nghiêm trang khiến ta sa đà” ấy đã khắc họa nên những tính cách rất người trong từng nhân vật. Tình yêu và Tính dục. Yêu thương và Hận thù, Cao thượng và Hèn hạ, Vinh danh và Nhục nhã. Thanh thản và Tự ty, Đau khổ và Hạnh phúc. Mong manh và Vô biên. Bụi trần và Vô nhiễm, Chân thành và Giả dối... Tất cả cùng nhau song hành và bộc lộ rõ ràng, bộc lộ một cách giản dị buộc con người phải lựa chọn cách sống như Hạm “phải làm cuộc lựa chọn chỉ riêng mình với mình mà thôi” chứ không thể nhờ ai sống hay chết thay cho mình!

Rồi tất cả cũng trở thành cát bụi, tất cả đều kết thúc có hậu như số phận mà trời đã an bài cho từng số phận. Người yêu được yêu, người ghét được ghét nhưng sao sự lận đận và thử thách vẫn nhẩn nha giống “cái bóng mờ ở phía trước và phía sau” cuộc đời. Nó nhắc nhở cho ta thấy rằng, cuộc sống vẫn còn tiếp diễn, nghĩa là con người phải còn tranh đấu, lựa chọn và vượt qua những thách thức.

Bằng cái nhìn như lão nông phu ven sông khuyên Lan trong “Một người tên là Đẵng”, rằng: “”Một khi cuộc đời đem đến cho con điều bất hạnh thì con hãy mở to mắt ra nhìn vào điều bất hạnh đó, rồi con sẽ hiểu cuộc đời bằng chính đôi mắt của con!”. Nguyễn Kiên đã dựng nên một ngôi nhà vắng mà không hoang hoải, ở đó cô đơn thâm trầm nhưng không lặng lẽ bản lĩnh của một người cầm bút từng trải, bất chấp tuổi tác, thao thức giữ cho từng con chữ, từng tấm lòng được sống mặc nhiên như “giữ cho ngọn lửa sáng thâu đêm”.

Một tập truyện giản dị. Nhưng sống tận tuỵ với nó, tôi chợt nhớ lại một đêm tuyết lạnh trên cao Lhasa, có vị Lama già chỉ sao trời rất xanh dạy tôi: Khi con có tâm giản dị, con sẽ thấy bụi tuyết dưới chân cũng là sao trên đáy trời!

21/9/2004
V.C.H
(188/10-04)



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LTS: Tháng 9 vừa qua, tại Huế, người cháu ruột gọi Bà Hoàng Thị Kim Cúc bằng Cô là Hoàng Thị Quỳnh Hoa đã xuất bản và giới thiệu cuốn “LÁ TRÚC CHE NGANG - CHUYỆN TÌNH CỦA CÔ TÔI”. Cuốn sách đã trưng dẫn ra nhiều tư liệu trung thực về sự thật chuyện tình giữa Hàn Mặc tử và Hoàng Thị Kim Cúc mà lâu nay trên văn đàn có nhiều thêu dệt khác nhau.

  • Họ tên: Dương Thị Khánh
    Năm sinh: 1944
    Quê quán: Thừa Thiên Huế
    Hiện ở: 71 đường 3 tháng 2, thành phố Đà Lạt

  • HỒ LIỄU

    Trần Thị NgH [bút danh khác là Thọ Diên] tên thật là Trần Thị Nguyệt Hồng, sinh 18/4/1949 tại An Xuyên, Cà Mau. Năm mười tuổi bắt đầu đọc thơ. Bắt đầu viết văn từ năm 1968.

  • LTS: Nhân kỷ niệm 15 năm ngày mất của thi sĩ Bùi Giáng (17/12/1926 - 7/10/1998), sáng 14/9 tại Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM đã diễn ra buổi tọa đàm khoa học, thu hút 25 tham luận của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu và khoảng 400 người đến dự.

  • CHINGHIZ AIMATỐP

    Dưới đây cuộc trao đổi ý kiến giữa Irina Risina, phóng viên báo Litêraturnaia Gazeta với nhà văn Ch. Aimatốp ít lâu sau Đại hội lần thứ 8 của các nhà văn Liên Xô.

  • BÙI VIỆT THẮNG 

    (Đọc Thuyền trăng - Tập thơ của Hồ Thế Hà, Nxb. Văn học, 2013)

  • TRẦN THÙY MAI

    Tôi biết chị Võ Ngọc Lan từ khi còn làm việc ở Nxb. Thuận Hóa, lúc đó tôi được giao biên tập cuốn Niệm khúc cho mưa Huế của chị.

  • YẾN THANH

    Năm nào đó, hình như tôi đã trồng ở đây một cây ưu tình, cây đã ra hoa lẫn vào màu xanh ngõ vắng, và đã dẫn tôi đến một miền trắng xóa như một giấc mơ đổ vỡ bên trời.
    (Ngõ Huế - Hạ Nguyên)

  • TRUNG SƠN

    100 NĂM NGÀY SINH BÁC SĨ NGUYỄN KHẮC VIỆN (1913 - 2013)

  • Các tạp chí văn nghệ ở các địa phương trong những năm qua đã đóng góp rất nhiều vào dòng chảy văn học Việt Nam. Đó là nơi góp sức hình thành tên tuổi của nhiều tác giả, tác phẩm từ các địa phương trước khi soi vào gương mặt chung của nền văn học nước nhà, là nơi giữ gìn bản sắc văn hóa văn nghệ của mỗi vùng đất, là nơi khởi thủy của những khuynh hướng sáng tạo mới...

  • NINH GIANG THU CÚC

    Tôi đọc Tim Tím Huế của Bùi Kim Chi bằng tâm trạng, và tâm cảm mình là một kẻ đang được dự phần trong cuộc hành hương về vùng trời hạnh phúc, về thiên đường của tuổi măng tơ, về lứa tuổi mà ai đó đã rất tự hào và trân quý khi họ viết.

  • NINH GIANG THU CÚC

    Tôi đọc Tim Tím Huế của Bùi Kim Chi bằng tâm trạng, và tâm cảm mình là một kẻ đang được dự phần trong cuộc hành hương về vùng trời hạnh phúc, về thiên đường của tuổi măng tơ, về lứa tuổi mà ai đó đã rất tự hào và trân quý khi họ viết.

  • THÁI KIM LAN

    Đầu năm 1999, nhà Văn hóa Thế giới ở Berlin gửi xuống Muenchen cho tôi ngót chục bài thơ, nhờ chuyển ngữ sang tiếng Đức cho tuần lễ văn hóa Việt Nam tại Berlin vào cuối tháng 3 năm ấy. Như thường lệ không đắn đo, tôi sốt sắng nhận lời.

  • LÊ MINH PHONG

    Đừng đặt tên cho họ…
    Có thể họ còn vô vàn những cuộc phiêu lưu khác nữa.

                               (Robbe - Grillet)

  • PHAN TRẦN THANH TÚ

    “Chính anh là người đã nhẫn tâm với bản thân mình khi tôn thờ chỉ có một điều duy nhất” (Đoản khúc số 97)

  • KỶ NIỆM 123 NĂM NGÀY SINH CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

    TRẦN HIẾU ĐỨC

  • HOÀNG HƯƠNG TRANG 

    Chữ Quốc Ngữ (Q.N) viết theo dạng 24 chữ cái ABC xuất xứ từ các Thầy Dòng truyền giáo Tây Phương mang vào nước ta, cho đến nay gọi là được phổ biến trên dưới trăm năm, gói gọn vào thế kỷ 20.

  • THỤY KHỞI

    Lần hồi qua những trang thơ Lê Vĩnh Thái mới thấy chất liệu thơ từ Ký ức xanh (2004), Ngày không nhớ (2010) cho đến nay Trôi cùng đám cỏ rẽ(*) (2012) hẳn là sự hối hả của dòng chảy ký ức miệt mài băng qua những ghềnh thác thời gian, mà ở độ tuổi của anh có thể bị ăn mòn.

  • Hoàng Minh Tường

    Nhà văn, nhà báo Lê Khắc Hoan xuất hiện và gây ấn tượng trên văn đàn khá sớm: Năm 1959, khi đang là giáo viên trường Hoằng Thắng, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa, Lê Khắc Hoan đã có truyện ngắn đầu tay Đôi rắn thần trong hang Pa Kham đoạt giải Khuyến khích báo Thống Nhất (Nguyễn Quang Sáng giải Nhất với truyện ngắn Ông Năm Hạng).

  • LÊ HUỲNH LÂM  

    Khi thơ như một tấm gương phản chiếu tâm hồn của tác giả, phản ánh nhận thức của người sáng tạo với cuộc sống quanh mình, chiếc bóng trong tấm gương ấy là một phần của sự thật. Đôi khi sự thật cũng chưa được diễn đạt trọn vẹn bằng ngôn ngữ của nhà thơ.