Nhạc quán
“Vạn sự khởi đầu nan” - đúng là như vậy. Song, Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế đã được nhiều tấm lòng sẻ chia không chỉ là tiền bạc, vật chất mà những lời góp ý chân tình, thiện cảm. Ban đầu là một doanh nhân người Huế ở thành phố Hồ Chí Minh, ông Lê Xuân Hoàng từng là ca sĩ của Đội Văn nghệ Xung kích Huế sau năm 1975 qua nghe trao đổi trên điện thoại ông đã bay ra Huế cùng làm việc với BCH Hội Âm nhạc để cùng nhau trao đổi tiêu chí, mục đích của Nhạc Quán và đã đồng tình tặng cho Nhạc Quán một số thiết bị, nhạc cụ và khoản kinh phí 30 triệu đồng để “làm cần câu” cho sự nghiệp ban đầu của Nhạc Quán, ông Nguyễn Mậu Chi - Tổng Giám đốc Công ty Bia Huế mới từ chuyến công du nước ngoài trở về đã đồng ý tiếp BCH Hội Âm nhạc, qua trao đổi đã hỗ trợ 20 triệu đồng để cho Hội có nguồn kinh phí trang trải ban đầu và cũng tặng 20 thùng bia mời khách tham dự chương trình khai trương của Nhạc Quán - với một số vốn “cần câu” khá rủng rỉnh, Nhạc Quán đã trình làng với số đầu tiên qua chủ đề “Xuân Tình Yêu”. Trước giờ khai màn, nhà văn Nguyễn Đắc Xuân điện thoại báo tin vui là chuẩn bị đón tiếp nhiều anh, chị em “chiến hữu” là những người mê nhạc, nặng lòng với Huế sẽ đến dự và cho số điện thoại mong muốn ban tổ chức mời Tiến sĩ Thái Kim Lan mới từ Đức về để cùng dự chương trình khai trương. Khấp khởi và kỳ vọng, không chỉ khán giả là anh, chị em văn nghệ sĩ, trí thức, thương gia, doanh nhân, công chức mà còn nhiều vị quan chức của tỉnh và thành phố đến dự với sự hưng phấn và niềm cảm thông lạ. Từng bài hát, từng lời ca, từng câu nhạc đệm đã nhận được sự tán dương khích lệ của khán giả, có quá nhiều hoa và tràng pháo tay liên tiếp từ phía khán giả - ca sĩ, nhạc công, ban tổ chức ai nấy đều phấn chấn trước tấm thịnh tình của những người yêu nhạc ở Huế, rồi đến những cái bắt tay thật chặt, những vòng tay ôm thắm thiết khi tan cuộc đã gửi gắm cho nhau hơi ấm nồng nàn với nhiều vị ngọt của niềm tin vào sự bền lâu của Nhạc Quán. Cũng đang trong giây phút trào dâng với nhiều cảm xúc ấy - có đôi vợ chồng, vốn cũng khá quen mặt với nhau trên đường phố chật hẹp của Huế, tuổi cỡ trung niên, kéo vội tôi ra ngoài với giọng Huế “chay”, từ cử chỉ, lời nói, ánh mắt thật tình cảm và cũng lắm nhẹ nhàng, nhưng trong giọng nói có phần hơi “trịch thượng” - “xin lỗi... anh có phải trong ban tổ chức không?, nếu phải tôi đề nghị anh nên đi Sài Gòn... vào trong nớ mà học cách bố trí âm thanh của sân khấu ATB... họ làm âm thanh hay lắm, ở đây tôi nghe hơi bị tức ngực, hơi khó chịu”. Chao ôi! đang trong cảm giác ngọt ngào mà nghe cổ đắng ngắt. Tôi cố gắng hết sức bình tĩnh để cám ơn lời góp ý ấy - đêm về nghĩ vị đắng này phải chăng là dược liệu vậy. Ngày hôm sau các báo giới đều đăng tải và đưa tin dưới nhiều hình thức: bài, phỏng vấn... về sự ra đời của Nhạc Quán, nhiều cuộc điện thoại liên tiếp điện đến chúc mừng, nhiều lá thư tận từ miền Nam cũng gửi ra chia vui và với nhiều lời gửi gắm, hứa hẹn, động viên. Một nhạc sĩ người Huế khá tài hoa ở Đà Nẵng đã viết một lá thư khá dài, kèm theo hai ca khúc mới viết về Huế, trong thư có đoạn viết: “Khoái là người Huế xa quê, vẫn thường mong ngóng những tin tức từ quê nhà. Vừa qua, nghe tin Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế thành lập Nhạc Quán, trước tiên, xin chúc mừng và mong các anh, chị phát triển Nhạc Quán ngày một đẹp hơn, vui hơn và Huế hơn”, đã được MC trân trọng đọc trong chương trình số 2, chủ đề “Xuân Ca” tối chủ nhật (16/1/2011). Cũng trong đêm này, một vị khách rất sành điệu thưởng thức âm nhạc, đã “Ok” với Nhạc Quán sẵn sàng hỗ trợ 10 triệu đồng để Nhạc Quán thực hiện chương trình nhạc Trịnh Công Sơn vào tối chủ nhật 3/4/2011 nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và hai vợ chồng Bác sĩ Hoàng Viết Thắng cũng sẽ sẵn sàng hỗ trợ phần kinh phí để mời nghệ sĩ saxophone nổi tiếng Trần Mạnh Tuấn về Huế biểu diễn của chương trình nhạc Trịnh. Khi bài hát “out” của chương trình “Ly rượu mừng” vừa kết thúc, hai vợ chồng đã cho ban tổ chức “liều dược liệu” của chương trình đêm hôm trước đã siết chặt tay tôi và hân hoan nói “Anh ơi, hay quá rồi... vợ chồng tôi chắc chắn sẽ không bỏ một chương trình nào của Nhạc Quán...”. Vâng, xin cám ơn những tấm lòng đã dành cho Nhạc Quán. Nhạc Quán xin khắc ghi những tấm lòng và sẽ mãi mãi không phụ lòng những ai yêu mến Nhạc Quán. L.P (265/3-11) |
ĐỖ MINH ĐIỀN
Lần đầu tiên ở vùng đất Cố đô, có một tổ chức thuần túy về văn chương, mỹ thuật và thể thao ra đời - đó là Hội Mỹ Hòa, chính thức được công nhận tư cách pháp lý vào ngày 17 tháng 6 năm 1935, đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình phát triển văn hóa Huế. Ra đời cách nay 85 năm nhưng Hội Mỹ Hòa đã có quan điểm và phương châm hành động tiến bộ, quy tụ được nhiều tri thức tiêu biểu góp phần gìn giữ di sản văn hóa.
NGUYỄN KHOA ĐIỀM
PHAN THANH HẢI - TRẦN VĂN DŨNG
Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, chiếc áo dài vẫn luôn được xem là trang phục truyền thống không thể thiếu của mỗi người dân xứ Huế từ xưa cho đến nay.
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
Dưới thời Nguyễn, vào mùa xuân, có khá nhiều đại lễ được tổ chức như lễ Ban Sóc (phát lịch), lễ Tiến Xuân, lễ Thướng Tiêu, lễ Nguyên Đán, lễ Thiên Xuân, v.v tổ chức từ ngày 25 tháng Chạp đến ngày 7 tháng Giêng.
NGUYỄN HỮU PHÚC
Tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ ở miền Trung là một hình thức thờ cúng người Mẹ hóa thân ở các miền trời, sông nước, rừng núi được hình thành trên nền tảng của tín ngưỡng thờ Nữ thần Chăm kết hợp với tục thờ Mẫu Tam phủ ở miền Bắc.
ĐỖ MINH ĐIỀN - ĐỖ NGỌC BẢO THƯ
THANH TÙNG
Ý tưởng thành lập Hội Nghiên cứu và Phát triển Di sản Văn hóa Huế được nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho biết là đã có từ rất lâu mà nay mới thành hiện thực.
VÕ VINH QUANG
Tháng 4 năm 2019, trong dịp số hóa tư liệu Hán Nôm tại một số làng thuộc xã Vinh Xuân (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế), chúng tôi có dịp dâng hương nhà thờ tộc Phạm, tiếp xúc với nguồn văn bản sắc phong, bằng cấp và gia phả của dòng tộc, viếng mộ viên tướng thủy binh Phạm Văn Tường.
MAI VĂN ĐƯỢC - NGUYỄN HUỲNH BẢO NGỌC
Thần núi Hải Vân là một nhiên thần, được thờ cúng tại miếu Trấn Sơn (đền thần Hải Vân), nằm dưới chân núi Hải Vân. Ở làng An Cư Đông (thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) hiện nay vẫn còn lưu giữ các di sản liên quan đến việc thờ cúng vị thần này.
VÕ VINH QUANG
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Tố Hữu (04/10/1920 - 04/10/2020)
ĐOÀN TRỌNG HUY
Chào Mừng Đại Hội Đảng Bộ Tỉnh Thừa Thiên Huế Lần Thứ XVI, Nhiệm Kỳ 2020 - 2025
NGUYỄN THÁI SƠN *
TRẦN ĐỨC ANH SƠN
Trong số nhứng di sản văn hóa mà triều Nguyễn để lại có một loại cổ vật có giá trị nghệ thuật rất cao nhưng ít được đời sau thừa nhận và trân trọng.
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
Giới nghiên cứu văn hóa và sưu tập cổ vật đã từng biết hoặc từng nghe một chiếc nghiên quý của vua Tự Đức đã thất tán từ nhiều năm trước qua bài viết “Nghiên mực Tức Mặc Hầu của Đức Dực Tôn Hoàng Đế” của nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển (VHS).
TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG
TRẦN VĂN DŨNG
VÕ VÂN ĐÌNH
Ngày 10/12/2019, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 54-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” nhằm xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, với những định hướng dài hạn, sâu rộng, toàn diện trên nhiều lĩnh vực.
LÊ TẤN QUỲNH
Vậy là những nhớ nhung như trêu tức tôi cho một ngày trở lại cuộc phiêu du lặng lẽ trong đời mình. Vẫn còn nguyên đó những buổi sớm mai thong thả bên ly cà phê dưới tán cây long não ở một góc công viên Tứ Tượng đầy thú vị.
NGUYỄN AN NHIÊN
Tương lai của loài người sẽ thế nào khi những vấn đề như: Thay đổi khí hậu, sự ô nhiễm không khí, sự khai thác tài nguyên quá mức, sự khan hiếm trầm trọng về nước, mất cân bằng đa dạng sinh học một cách khủng khiếp... không được cải thiện, thậm chí những vấn nạn này ngày càng tồi tệ hơn.