Đề án chính sách bảo vệ nhà vườn Huế được HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế ban hành theo Nghị quyết số 31/2006/NQBT - HĐND ngày 10/4/2006, nhưng đến nay sau 7 năm vẫn chưa đi vào cuộc sống.
Một góc nhà vườn An Hiên. Ảnh: Lê Phú
Theo nội dung Nghị quyết đã ban hành, chủ nhà vườn Huế khi trùng tu, tôn tạo nhà vườn sẽ được hỗ trợ 100% chi phí khảo sát, thiết kế trùng tu theo định mức quy định của Nhà nước; hỗ trợ 70% kinh phí trùng tu, tôn tạo, nhưng tối đa không vượt quá 100 triệu đồng/nhà. Ngoài ra, chủ nhà vườn còn được hỗ trợ tạo lập vườn và các hoạt động kinh doanh dịch vụ tại nhà vườn như: được hỗ trợ một lần 100% tiền mua cây giống, nhưng tối đa không quá 5 triệu đồng/vườn; hỗ trợ cho vay không tính lãi 50% giá trị đầu tư tạo lập vườn (trừ tiền mua cây giống) theo phương án đầu tư được duyệt, nhưng không quá 30 triệu đồng/vườn, thời hạn vay không quá 5 năm.
Tuy nhiên, từ khi tỉnh Thừa Thiên - Huế ban hành Nghị quyết bảo tồn nhà vườn đến nay, số nhà vườn đã giảm xuống một nửa, hiện còn khoảng 2.000 nhà, và đều trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Đặc biệt, trong số 150 ngôi nhà vườn được đưa vào danh sách bảo tồn theo đề án, nay chỉ còn lại 52 ngôi nhà vườn, số còn lại hầu như đã bị xóa sổ. Điển hình như, ngôi nhà vườn 38/3 Lê Thánh Tôn thuộc vùng Thành nội Huế, ngôi nhà 96 Nguyễn Chí Thanh ở phố cổ Gia Hội, ngôi nhà số 4 Phú Mộng Kim Long, 64 Hàn Thuyên... từng nằm trong danh sách 150 nhà vườn tiêu biểu cần được bảo tồn tôn tạo, nhưng nay chỉ còn lại trên giấy.
Nguyên nhân của tình trạng này trước hết là do sức ép nhà ở, đất ở gia tăng nhanh trong cơ chế thị trường. Các chủ nhà vườn đứng trước sự lựa chọn nên bán đi hoặc ngồi nhìn các ngôi nhà đã hàng trăm năm tuổi xuống cấp nhanh chóng, trong khi chủ nhà vườn không đủ nguồn lực để duy trì sửa chữa tôn tạo. Ngôi nhà của bà Phạm Thị Túy (22/3 Phú Mộng, phường Kim Long) có tuổi thọ hơn 110 năm - vốn là tư thất của quan Thượng thư Bộ lễ Phạm Hữu Điển. “Ngôi nhà nếu phải sửa chữa cũng tốn hàng tỷ đồng, trong khi đề án bảo tồn chỉ hỗ trợ 100 triệu đồng thì không làm sao sửa chữa được”, bà Túy cho biết.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Ngọc Thọ cho biết: Tỉnh đã chỉ đạo Ban quản lý và bảo vệ nhà vườn Huế tiến hành rà soát, kiểm tra, đánh giá hiện trạng quản lý 150 nhà vườn Huế (được xác định khi thực hiện đề án); gửi toàn bộ hồ sơ những nhà vườn đăng ký cho Hội đồng đánh giá, thẩm định phân loại nhà vườn Huế để tiến hành đánh giá, thẩm định phân loại nhà vườn Huế, trình UBND tỉnh phê duyệt danh mục nhà vườn tiêu biểu đưa vào hỗ trợ. Nghiên cứu, đánh giá toàn diện việc thực hiện đề án, chính sách hỗ trợ, khó khăn vướng mắc và các kiến nghị đề xuất tiếp theo để tiếp tục thực hiện các chính sách bảo vệ nhà vườn Huế.
Nhà vườn Huế là nét độc đáo trong kiến trúc đô thị Huế, đã được lưu giữ và bảo tồn qua hàng trăm năm nay. Dư luận cho rằng, dù việc bảo tồn nhà vườn Huế chậm đi vào cuộc sống, nhưng vẫn còn cứu được nhà vườn Huế trước nguy cơ bị xóa sổ, nếu địa phương có chính sách điều chỉnh sát đúng và kịp thời...
Theo Quốc Việt ( Baotintuc.vn)
Triển lãm ảnh về Huế mang tên Thành phố nước của nhiếp ảnh gia người Nhật Hasegawa Taro khai mạc chiều 23/3 tại 15 - Lê Lợi, TP Huế.
Bấy lâu nay, nhiều người dân, du khách vẫn thường nhắc đến con rùa khổng lồ thi thoảng xuất hiện trên dòng sông Hương, đoạn trước mặt điện Hòn Chén (thuộc thôn Ngọc Hồ, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế). Người dân địa phương gọi đó là “rùa thần”.
Ngay sau buổi giới thiệu hai cuốn sách về Đặng Huy Trứ và Đặng Văn Hòa của A Chước Đen tại Huế, Hội đồng họ Đặng đã phát thông báo kịch liệt phản đối.
Ngày 16/3, Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Trung tâm Du lịch trải nghiệm Huế xưa - Huế nay tổ chức đêm nhạc “Huế nhớ Phạm Duy”, tưởng nhớ người nhạc sỹ tài hoa vừa mới mất vào ngày 27/01/2013.
Liên hoan phim Pháp ngữ 2013 được các đối tác trong nhóm các đại sứ quán, phái đoàn và tổ chức Pháp ngữ ở Việt Nam tổ chức tại Huế ở địa điểm Nhà tri thức thành phố Huế và Trung tâm văn hóa Pháp - 1 Lê Hồng Phong).
Dẫu chưa một lần đặt chân tới Huế, nhưng ai cũng biết đây là trung tâm văn hóa - du lịch lớn của cả nước. Mặc dù đã có rất nhiều sản phẩm du lịch chất lượng cao nhưng dường như ngành du lịch vẫn chưa khai thác hết tiềm năng và thế mạnh sẵn có của mình.
Chiều ngày 13/3, tại Trung tâm Văn hoá Phương Nam (15 Lê Lợi, TP Huế), Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Huế, trường ĐHNT Huế, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế và CLB Họa sĩ trẻ Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm “Năng lượng Cố đô” năm 2013.
Cổ vật Huế, trong đó có cổ vật cung đình triều Nguyễn rất phong phú, hiện tập trung chủ yếu do các bảo tàng nhà nước quản lý, nhưng không ít cổ vật thuộc về tư nhân sưu tầm và cất giữ.
Nhân dịp NSND Đặng Nhật Minh về Huế, tại Cồn Nón, bãi đất bồi cạnh Đập Đá, Nhóm Những người bạn Cố đô Huế và Trung tâm Du lịch Huế xưa Huế nay đã tổ chức buổi giao lưu giữa tác giả bộ phim truyện nhựa Cô gái trên sông với bạn bè văn nghệ sĩ và khán giả Huế hâm mộ điện ảnh đích thực.
Vào lúc 22h 10’, tác giả của truyện ngắn “Mái hiên đời” - nhà văn Dương Thành Vũ - đã trút hơi thở cuối cùng tại Khoa Hồi sức cấp cứu- bệnh viên Trung ương Huế.
Nghe tin nhà văn Dương Thành Vũ mất vào khoảng 22h ngày 26/02/2013, Nhà thơ Phùng Tấn Đông, hiện đang làm công tác văn hóa tại thành phố Hội An ( Quảng Nam) vội có mấy dòng gởi ra cho nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc ( TBT tạp chí Sông Hương) chia buồn với các bạn văn cùng gia đình nhà văn Dương Thành Vũ.
Ngày 26-2, Sở VH-TT&DL Thừa Thiên - Huế đã khởi công dự án Nhà trưng bày tác phẩm nghệ thuật Điềm Phùng Thị tại số 1 Phan Bội Châu, TP Huế.
Sáng 20/2, tại nhà riêng của nhà thơ Trần Vàng Sao (Phường Vỹ Dạ, Huế), Quỹ Phùng Quán đã tổ chức trao tặng thưởng tác phẩm văn học xuất sắc hàng năm cho nhà thơ Trần Vàng Sao với tập trường ca “Gọi tìm xác đồng đội” do NXB Hội Nhà văn ấn hành năm 2012. Tặng thưởng gồm 2 triệu đồng tiền mặt và bằng chứng nhận.
Chương trình Ngày thơ Việt Nam năm nay ưu tiên cho các nhà thơ trẻ, các cây bút đến từ đến các trường Đại học, Cao đẳng và các trường THPT trên địa bàn. Chương trình chính của Ngày Thơ năm nay được tổ chức vào đêm 14 tháng Giêng năm Quý Tỵ ( tức ngày 23/02/2013) tại Trung tâm Trải nghiệm Huế xưa và nay ( Cồn nón – Đập Đá).
Ngày 19/2/2013 (tức mồng 10 tháng Giêng, năm Quý Tỵ), hội Vật làng Sình ( xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã tưng bừng diễn ra với sự tham gia của hơn 100 đô vật và đông đảo người dân cùng du khách.
Là một chương trình trong Lễ hội Đền Huyền Trân năm 2013, Đại lễ cầu nguyện "Quốc thái, dân an" đã được tổ chức tại Thiền viện Hương Vân, núi Ngũ phong, phường An Tây, thành phố Huế vào ngày 17/02 (tức ngày mùng 8 tháng Giêng Quý Tỵ). Đã có rất đông tăng ni phật tử, người dân địa phương và du khách thập phương đến tham dự hoạt động này.
Đó là tên của cuộc triển lãm với sự tham gia của 11 họa sĩ sẽ được khai mạc tại trụ sở Tạp chí Sông Hương, số 9 Phạm Hồng Thái vào ngày 5/2 (nhằm ngày 25 ÂL).
Sáng 2/2, Hội báo Xuân chủ đề "Báo chí với năm Đô thị Thừa Thiên - Huế 2013" do Hội Nhà báo phối hợp với Sở Thông tin Truyền thông, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên – Huế phối hợp tổ chức khai mạc tại Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên – Huế, số 7 Lê Lợi.
Ngày 30.1, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô (TTBTDTCĐ) Huế ra mắt bộ sách “Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ tục biên”, một bộ sách đồ sộ ghi lại các hoạt động của triều Nguyễn vào nửa sau thế kỷ XIX.
Huế là kinh đô cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Trải qua 143 năm (1802-1945), vương triều Nguyễn đã để lại nhiều công trình văn hóa có giá trị trên vùng đất Phú Xuân (cố đô Huế ngày nay). Một trong những công trình tiêu biểu trong tổng thể các giá trị văn hóa mà vương triều Nguyễn để lại chính là Cửu đỉnh (9 cái đỉnh lớn).