Nhà vườn Huế - một tiềm năng du lịch

09:15 29/04/2010
LÊ THỊ KIỀU HẠNHHiếm có một vùng đất nào trên thế giới mà con người đã tạo ra một bản sắc văn hóa độc đáo như kiểu nhà vườn Huế.

Ảnh: Internet

Ở đó chúng ta thấy sự hội tụ của triết lý âm dương luật phong thủy... với con người để tạo nên tính cách con người xứ Huế và nó chỉ tồn tại và cảm nhận được ở mảnh đất này.

Khi nói đến tính cách của Huế người ta thường nêu bật sự hài hòa giữa con người với tự nhiên được thể hiện trong kiểu nhà vườn.

Tình yêu thiên nhiên là một tình cảm lớn trong tâm hồn của người Huế. Sự kết hợp giữa thiên nhiên với con người là nguyên lý cơ bản để tạo nên kiến trúc nhà vườn Huế. Ý niệm vườn được quán xuyến nhất quán trong các loại hình kiến trúc ở đây. Các công trình kiến trúc Huế hầu hết đều có khối tích nhỏ và vừa, đường nét mềm mại, thanh nhã được bố trí trong một không gian rộng, thoáng được bao bọc bởi cây xanh, nhà với cây cứ nối tiếp ôm ấp lấy nhau, tạo thành mô hình lý tưởng của một thành phố nhà vườn.

Người Huế dựng nhà, làm vườn từ đời này qua đời khác ngót hàng trăm năm, đến nay đã trở thành một nghệ thuật nhuần nhuyễn mà có lẽ không nơi nào sánh kịp.

Huế vốn có bản sắc văn hóa đặc trưng riêng hòa quyện vào bản sắc văn hóa chung của cộng đồng dân tộc. Con người Huế, thiên nhiên đã tác động qua lại lẫn nhau, tạo nên cái bản sắc văn hóa rất riêng. Nhà vườn Huế là nét văn hóa đặc trưng của vùng này.

Đối với người Phương Đông nói chung, bao giờ giá trị văn hóa truyền thống cũng là yếu tố nổi trội. Hơn nữa di sản văn hóa Huế là vô cùng quý giá, là bảo tàng sống của quá khứ là bài học bổ ích cho hiện tại và tương lai. Những ngôi nhà vườn có tính cổ truyền xưa chính là một trong những di sản quý báu đó của văn hóa Huế.

Trải qua bao thăng trầm và đổi thay, Huế vẫn còn giữ được nét quyến rũ thuở nào, và dường như với các nước phương Tây ngày một thêm thu hút, là nơi cần tìm đến bởi họ đã quá mệt mỏi cái không gian cư trú nhà hộp chen chúc nhau, ngán ngẩm lối sống hối hả và lạnh lùng của xã hội công nghiệp hóa. Lúc này Huế đang đứng trước những khó khăn và thách thức vừa phải giữ vững bản sắc văn hóa và những giá trị truyền thống đồng thời phải biến chuyển để hòa nhập, thích ứng với nền kinh tế thị trường. Huế buộc phải tìm lại chính mình, và nhà vườn Huế hiện nay cũng đang nằm trong sự “thao thức trăn trở” đó.

Trong xu thế biến đổi hiện nay nhà vườn Huế một mặt vừa khẳng định được những ưu điểm nổi trội của mình, mặt khác cũng không sao tránh khỏi những nhược điểm trong quá trình biến đổi. Đó là sự xuống cấp ngày càng trầm trọng của nhà vườn về kinh phí, khoa học kỹ thuật để phục chế tái tạo của các cấp, các ban ngành liên quan. Hiện nay, với sự chia rẻ thành nhiều chủ như vậy trong tương lai sẽ không còn tồn tại khái niệm “nhà vườn Huế” hoặc có chăng đi nữa thì cũng đã biến dạng và không còn là kiểu nhà vườn truyền thống đặc trưng của xứ Huế.

Nguyên nhân của tình trạng xuống cấp là các nhân tố khách quan và chủ nhận tác động đan xen với nhau. Song bao trùm là do chưa có chủ trương tích cực bảo tồn nâng cấp các giá trị của nhà vườn như là di sản văn hóa đặc sắc được tạo lập từ lâu đời.

Mặc dù vậy trong thời gian qua nhiều chủ nhà vườn với khả năng hạn hẹp của mình cũng đã cố gắng chăm chút ngôi nhà vườn xưa để lại. Song dù cố gắng đến đâu, diện mạo của các ngôi nhà vườn cũng thể hiện khá rõ tình hình “lực bất tòng tâm”. Lực ở đây bao gồm cả nhân lực, vật lực và tài lực. Điều đó đòi hỏi cần phải có sự hỗ trợ về kinh phí khoa học kỹ thuật để phục chế tái tạo của các cấp các ban ngành liên quan đối với những ngôi nhà vườn này. Sự hỗ trợ trên nhiều góc độ cũng như với mức độ, phương thức tùy điều kiện cụ thể của từng nhà vườn. Song tính bức thiết là yêu cầu chung của mọi nhà vườn hiện nay.

Cần phải có những biện pháp tích cực tôn tạo lại những ngôi nhà vườn bị hư hỏng, phải khôi phục đến mức tối đa mô hình của nhà vườn cũ, để giữ lại tính nghiêm trang và cổ truyền vốn có của nó.

Điều này còn góp phần tích cực vào việc quảng bá, lôi cuốn những du khách muốn tìm hiểu về những nét cổ truyền của văn hóa Huế mà Festival Huế 2. 000 là một minh chứng. Nếu coi văn hóa là sự thích ứng và biến đổi tự nhiên bởi con người, thì ở bất cứ dân tộc nào đất nước nào, địa phương nào con người cũng phải sống trong một môi trường tự nhiên nhất định thích ứng với nó tạo ra văn hóa cho mình. Tuy nhiên, có ít nơi nào như ở Huế, con người được sống trong môi trường tự nhiên vừa đẹp, vừa thơ mộng, lại biết tạo cho mình một cách ứng xử hài hòa với thiên nhiên, đưa cái tự nhiên vào văn hóa, biến cái tự nhiên thành văn hóa. Từ xưa, con người Huế đã biết khai thác sự phong phú của môi trường tự nhiên tạo ra sự đa dạng của văn hóa Huế. Ngoài môi trường tự nhiên đã có sẵn, ở Huế nhà vườn là một “tác phẩm” của con người được kết hợp hài hòa giữa yếu tố thiên tạo và nhân tạo. Nó làm cho môi trường sinh thái ở đây luôn trong sạch, làm dịu bớt cái nắng gay gắt của mùa hè trong những mùa mưa lũ, cây trong vườn sẽ là những “chướng ngại vật” chống xói mòn đất.

Cây xanh, hồ nước, thảm cỏ trong nhà vườn Huế là “lá phổi” cung cấp ôxy, là lá chắn bụi và tiếng ồn, là một phần sức khỏe của người dân Huế. Các nhà chuyên môn coi cây xanh là người thầy thuốc được đầu tư đào tạo thấp nhưng mang lại hiệu quả cao. Vì vậy với cái vốn có, đáng quí của mình, cái mà không một nơi nào có được, là ước mơ của bao nhiêu người thành phố nhà vườn “thành phố cây xanh” Huế phải và phải mãi mãi như vậy.

Trong quá trình đô thị hóa hiện nay cùng với thời gian và thiên nhiên khắc nghiệt cũng đã làm giảm đi những mảng mầu xanh đáng quí ở thành phố này.

Mặc dù vậy, một điều không thể chối cãi là từ trước đến nay, Huế là nơi vốn có tiềm năng to lớn về du lịch. Các nhà vườn Huế là những thành tựu văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, rất hấp dẫn du khách sẽ đóng góp đáng kể cho chiến lược phát triển kinh doanh du lịch của khu vực này.

Để khai thác tiềm năng nhiều mặt của nhà vườn Huế đòi hỏi chúng ta phải có những kế hoạch và hình thức khai thác, đầu tư đúng mức cho từng loại vườn. Cần phải nghiên cứu toàn diện, làm rõ vấn đề bản sắc văn hóa của nhà vườn Huế. Bởi vì bản sắc văn hóa là điều cảm nhận và hưởng thụ, trên cơ sở xác định cụ thể các tiêu chuẩn bản sắc văn hóa vườn và nhà vườn xứ Huế thì mới có thể tôn tạo nâng cấp và giữ gìn được những nét đẹp truyền thống đó.

Mặt khác, cần đưa nhà vườn vào qui hoạch tổng thể của thành phố, giảm đến mức tối đa việc đô thị hóa, xóa bỏ các khu vườn có giá trị văn hóa. Hơn nữa cần xem nhà vườn là một bộ phận của đô thị theo kiểu Huế để giữ được vẻ cổ kính uy nghiêm vốn có của nó.

Đối với những nhà vườn có giá trị về cảnh quan song còn có một số khiếm khuyết về công trình kiến trúc vật cảnh, hoặc về quy hoạch thiết kế thì có thể sửa chữa bổ sung cho hoàn chỉnh để tăng vẻ mỹ quan nhưng vẫn giữa được nét đẹp truyền thống.

Như chúng ta đã biết, sự xuống cấp của nhà vườn Huế hiện nay là do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan quyết định, trong yếu tố chủ quan thì vai trò của các chủ nhà vườn là hết sức quan trọng. Thế những hiện nay các chủ nhân nhà vườn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tôn tạo và phục chế các loại nhà vườn. Hiệu quả kinh tế còn thấp. Một số lớn nhà vườn thu nhập đủ sống, không đủ dư thừa để tái tạo và nâng cấp vườn. Muốn làm việc này các chủ nhà vườn phải dựa vào các nguồn thu nhập khác. Mặt khác, các chế độ chính sách hiện hành chưa thể hiện rõ sự ưu tiên và hỗ trợ cho các nhà vườn có giá trị văn hóa. Một số đất làm vườn bị xâm lấn và bị chiếm dụng lâu ngày không được xử lý để chủ nhà vườn yên tâm đầu tư...

Để góp phần giải quyết các khó khăn đó, thiết nghĩ cần nghiên cứu một số vấn đề chế độ chính sách như vấn đề hỗ trợ đầu tư, tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định, nghiên cứu biểu thuế các loại vườn... theo hướng khuyến khích phát triển vườn phục vụ cho du lịch, nhất là những nhà vườn có giá trị văn hóa cao.

Một nhân tố quan trọng giúp phát triển tôn tạo, nâng cấp nhà vườn chi phối tất cả các nhân tố trên đó là cần phải được sự quan tâm đúng mức của các cấp lãnh đạo và các ban ngành có liên quan, thể hiện ở những chủ trương, biện pháp cụ thể và hữu hiệu. Bởi vì chỉ có tích cực, khuyến khích về vật chất lẫn tinh thần, nâng đỡ sáng tạo thì những gì thuộc về bản sắc văn hóa mới bộc lộ ra đầy đủ. Khi đó Huế mới trở thành thành phố vườn theo đúng nghĩa của nó từ ngàn xưa.

L.T.K.H
(137-07-00)



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Tuy chỉ là món ăn dân dã và phổ biến ở Huế, nhưng để chế biến được một tô bánh canh cá tràu ngon đúng vị… món ăn này cũng đòi hỏi người chế biến phải tỉ mẩn và khéo léo. Ở Huế, bánh canh có nhiều cách chế biến khác nhau, như bánh canh nấu tôm, chả cua, bò viên, da heo... Tuy nhiên, đặc sắc và thu hút nhất vẫn là bánh canh cá tràu (người Bắc gọi là cá quả, miền Nam gọi đó là cá lóc).

  • Huế những ngày này mưa dài lê thê. Từ sáng đến tối hầu như mưa không lúc nào ngớt. Đi kèm mưa là cái lạnh rét luồn vào da thịt, làm tím tái những khuôn mặt, bàn tay, đôi chân trần đang tất tả mưu sinh trên đường phố.

  • BẠCH LÊ QUANG

    Nghệ thuật và âm nhạc nói riêng, khi vượt qua lằn ranh của hữu hạn sẽ trở thành những sấm truyền vĩnh hằng, một thứ Kinh mà con người sẽ truyền rao trong cõi nhân sinh đầy biến động.

  • HỒ THỊ HỒNG

    Vua Thiệu Trị từng nói với bề tôi rằng: “Việc dạy học là chính sự trọng đại của triều đình”(1). Nhưng với truyền thống hiếu học của nhân dân ta, từ lâu vấn đề giáo dục đã được xã hội hóa một cách sâu rộng từ trong từng gia đình, dòng họ và toàn xã hội Việt Nam.

  • (SHO). “Đã mê ớt đỏ cay nồng
    Tìm trong vị hến một dòng Hương xanh
    Ruốc thơm, cơm nguội, rau lành
          Mời nhau buổi sáng chân thành món quê”

  • PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO

    Trong chuyến đi Huế dự lễ kỷ niệm ba mươi năm Tạp Chí Sông Hương vừa rồi, tôi được Tổng Biên Tập Hồ Đăng Thanh Ngọc ghé tai thông báo: “Chị cứ đi chơi Sông Hương và thăm quan quanh cố đô Huế những chỗ chưa biết, nhưng đừng nên khám phá hết để còn có cái thôi thúc mình lần sau vô  Huế mà khám phá tiếp  nữa. Nhưng dù đi đâu các anh chị cũng đừng quên đến thăm Gác Trịnh mới khánh thành nhé, hay lắm đấy, dù bận mấy  cũng nên tranh thủ ghé thăm Gác Trịnh dù là vài phút ”.

  • HỒ ĐĂNG THANH NGỌC

    Buổi sáng, tôi ngồi trong Gác Trịnh nhìn ra ngoài cửa sổ. Bên ngoài trời đang se sắt chuẩn bị mưa, sự se sắt nằng nặng.

  • PHẠM HUY THÔNG

    Đầu năm 1986, nghĩ rằng năm nay là một năm có nhiều sự kiện trọng đại diễn ra trong nước ngoài nước, tôi e rằng kỷ niệm mùa hè 200 năm trước của Phú Xuân và của dân tộc, dù không phải là không có tầm vóc, có thể chỉ được chú ý có mức độ, - nếu có được nhắc đến.

  • LÊ HUY ĐOÀN

    Những cửa thành của Kinh thành Huế ghi dấu những sự kiện từ kinh đô thất thủ ngày (23/5 năm Ất Dậu, 1885) sau cuộc chiến không cân sức giữa phe chủ chiến của triều đình Huế với giặc Pháp rồi đến sự tàn phá của thiên tai qua trận lụt 1953 làm 4 cửa thành đổ sập, rồi lại trải mình qua chiến sự Tết Mậu Thân (1968) với bao nhiêu vết hằn của bom đạn.

  • VÕ NGỌC LAN

    Như một mặc định của thời gian khi Huế là kinh đô của cả nước và nơi đây cũng là kinh đô của những chiếc áo dài. Vì vậy con gái Huế được làm quen với tà áo dài rất sớm. Bởi khi mới sinh ra đã thấy mẹ, thấy bà, thấy những người phụ nữ chung quanh khoác trên mình chiếc áo dài.

  • LÊ PHƯƠNG LIÊN 

    …Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
    Những buổi ngày xưa vọng nói về…

                       (Đất nước - Nguyễn Đình Thi)

  • G.S. TRẦN QUỐC VƯỢNG

    Thế kỷ XVI chứng kiến sự vỡ ra của nền quân chủ quan liêu Nho giáo Việt Nam.

  • THANH TÙNG

    Tháng 10/2012, tại khách sạn Rex - thành phố Hồ Chí Minh, chiếc bánh đậu xanh Phượng hoàng vũ khổng lồ của nghệ nhân ẩm thực Tôn Nữ Thị Hà và ái nữ Phan Tôn Tịnh Hải được vinh danh Kỷ lục châu Á - do Hội Kỷ lục châu Á công nhận.

  • HOÀNG PHỦ NGỌC PHAN

    Ở Huế có nhiều món ngon nổi tiếng như bún bò, cơm hến, dấm nuốt, bánh khoái, bèo, nậm, lọc… điều này đã được nói nhiều. Nhưng còn nhiều chuyện có thể bạn không để ý lắm.

  • NGUYỄN HUY KHUYẾN

    Vườn Thiệu Phương là một trong những Ngự uyển tiêu biểu của thời Nguyễn, từng được vua Thiệu Trị xếp là thắng cảnh thứ 2 trong 20 cảnh của đất Thần Kinh. Khu vườn này đã được đi vào thơ ca của các vua nhà Nguyễn như là một đề tài không thể thiếu.

  • VÕ NGỌC LAN 

    Đã từ lâu danh xưng mai Huế như một mặc định cho loài hoa mai có năm cánh với sắc vàng rực rỡ. Loài hoa mai ấy chỉ sinh trưởng trên đất Cố đô và cũng là đặc sản của vùng sông Hương núi Ngự.

  • LÊ VĂN LÂN

    Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1968 với việc chiếm giữ Huế 26 ngày đêm đã tạo nên bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, làm sụp đổ chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ - Ngụy, làm lung lay ý chí xâm lược của kẻ thù, buộc địch phải ngồi vào bàn đàm phán Paris.

  • NGUYỄN HỒNG TRÂN

    Câu chuyện này do nhà thơ Bích Hoàng (tức Hoàng Thị Bích Dư - cựu nữ sinh trườngĐồng Khánh - Huế) kể lại cho tôi nghe trực tiếp vào đầu năm 2012 tại nhà riêng của cô ở 170 phố Cầu Giấy, Hà Nội.

  • TRẦN BẠCH ĐẰNG

    Mỗi địa danh của đất nước ta chứa mãnh lực riêng rung động lòng người, từ những khía cạnh rất khác nhau. Có lẽ lịch sử và thiên nhiên vốn ghét bệnh "cào bằng", bệnh "tôn ti đẳng cấp" cho nên lưu dấu vết không theo một công thức nào cả. Quy luật khách quan ấy làm phong phú thêm đời sống nội tâm của dân tộc ta.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂN

    Đề cập đến sự nghiệp cầm bút của Thượng Chi Phạm Quỳnh cần phải có một cái viện nghiên cứu làm việc trong nhiều năm mới hiểu hết được. Do hoàn cảnh lịch sử, tôi chưa bao giờ dám nghĩ đến mình có thể tìm hiểu một khía cạnh nào đó trong sự nghiệp to lớn của ông.