NGUYỄN HOÀNG ANH THƯ
Cho đến năm 2013, tôi mới bắt đầu chính thức cầm bút. Tôi miệt mài viết trong 3 năm liền, giống như một cuộc chơi càng viết càng đam mê, có lúc cảm chừng như không đủ thời gian còn lại để viết tất cả những gì mình muốn, song hành cả thơ và truyện ngắn với lối sử dụng bút pháp đa dạng, khi tả thực, khi tượng trưng, lúc huyền ảo, thơ cũng như truyện.
Minh họa: Nhím
Tôi thích viết truyện ngắn, vì lẽ truyện ngắn như là một lát cắt bén và sâu của đời sống. Truyện ngắn đòi hỏi phải có ý tưởng mới lạ, khám phá. Nhiều người cho rằng, phải viết cái gì lớn mới thể hiện được cái tầm lớn, nên viết tiểu thuyết thì mới khẳng định được tầm của một nhà văn. Tôi không nghĩ thế, thể loại không làm nên thành công của một tác phẩm. Với truyện ngắn, tôi có thể thỏa mãn được sự sáng tạo trong lối dựng truyện, phá cách trong kết cấu, độc đáo trong việc thể hiện ý tưởng... Những nhà văn tôi yêu thích đọc hầu hết họ chủ yếu viết truyện ngắn. Tôi thích lối truyện ngắn có ngôn ngữ tinh lọc, ngôn ngữ nhẹ nhàng mà thấm, như thơ vậy. Những tình huống, lời thoại, chi tiết… đôi khi chỉ là những cú chạm rất nhẹ, cốt đủ lột tả được thần hồn của nhân vật. Những truyện ngắn có sức chứa lớn hơn khuôn khổ của nó, có sức nén càng lớn thì nó có thể mạnh rất nhiều lần so với tiểu thuyết.
Tôi quan niệm nhà văn như một “người nặn tò he”, đa dạng và nhiều sắc màu. Với bút pháp, tôi thích những gam màu lạnh, và cũng thỉnh thoảng cũng dùng những gam màu cháy bỏng. Nhưng tôi muốn sự khác biệt, tạo ra một phong cách của riêng mình. Sự khác biệt đó thể hiện qua từng lời văn. Người làm thơ hay viết truyện với lối văn súc tích, hàm ẩn và đặt biệt chú ý đến cả âm hưởng của câu văn. Tôi thường khắc họa hình tượng mà không hề miêu tả trực tiếp, hay tả thực. Hầu như đó chỉ là những dòng văn cảm nhận và hình dung của tự người viết hoặc từ nhân vật. Chủ đề truyện giống như là thơ, những băn khoăn day dứt về con người, về cuộc sống hiện tại. Cuộc sống đi vào truyện phải được chuyển tải bằng thứ diễn ngôn thơ thì tuyệt hơn nhiều là ngôn ngữ trần trụi. Trong mỗi tác phẩm, nhà văn sẽ tìm thấy được sự ngọt ngào khi nếm được nỗi đau, sự cô độc của chính mình, đó là một liệu pháp hữu hiệu để mình tự trò chuyện được với chính mình, vậy nên việc viết đôi khi không cần độc giả.
Tôi thích kiểu “truyện chớp”, theo cách gọi của nhà văn Đặng Thơ Thơ, cũng là một dạng truyện ngắn, thiên về cảm nhận, những dòng lột tả nội tâm từ ngoại cảnh, với ngôn ngữ tái hiện sinh động, nhiều lớp cảm xúc và thể hiện được ý tưởng độc đáo. Loại truyện này như là dùng ngôn ngữ để chớp lại như một người thợ chụp ảnh, cảm xúc chân thực và tự do xoay hướng, thay đổi góc nhìn để mang lại cảm hứng mới mẻ.
Về thơ, viết mọi thể thơ, cũ - mới, từ lục bát đến hậu hiện đại, từ thất ngôn đến tự do, kể cả thơ tân hình thức tôi đều trải nghiệm. Mỗi bài thơ phải là một sự khám phá ý tưởng, đôi khi như một câu chuyện được kể bằng ngôn ngữ thú vị của thơ, sự ẩn ý trong nó mang lại cho mình một cái thú như trò trẻ con chơi trốn tìm. Và thơ cũng như là một cách sám hối trong bóng tối. Vì vậy, đã dấn mình vào thơ thì khó dứt bỏ mạch cảm xúc của nó, thật tò mò và đầy cám dỗ. Đề tài của thơ tôi viết thì đa dạng, nhưng đa số là đề tài xã hội, con người trong các mối quan hệ nhân sinh.
Nói về thơ thì vô vàn, việc làm thơ như một thú vui chơi về ngôn ngữ, một sự vui chơi đòi hỏi phải có kỹ năng và sự tài hoa. Nhà thơ St. John Perse từng viết: “thi sĩ là người phá vỡ các thói quen của chúng ta”, vì vậy mà sứ mệnh của những nhà thơ là phải dịch chuyển tư duy, tư duy của chính mình và tư duy của xã hội. Nhà thơ là người có thể nhìn thấy sự dịch chuyển của vạn vật mà trong cuộc sống thường nhật chúng ta không chú ý, hoặc chưa nhận ra. Sự tài hoa của nhà thơ là sự hình dung y như thật linh hồn của những hình ảnh quen thuộc từ cuộc sống qua phiên bản bằng ngôn ngữ. Đôi khi, thơ là một câu chuyện kể, hài hước và châm biếm, hoặc là lời đả kích đủ mạnh để tác động vào nhận thức của xã hội. Nói như vậy không phải thơ là để tuyên ngôn, mà thơ là sự tinh lọc ngôn ngữ được diễn đạt bằng sự tài nghệ của nhà thơ. Một nghệ thuật của ngôn ngữ. Tuy nhiên về thơ Việt thì thiên về diễn ngôn hơn là ý tưởng, phần lớn vẫn thiên về ngôn từ vần điệu mà còn thiếu sự khám phá tinh tế, phiêu hốt trong thơ.
Dù sao đi nữa, một người sáng tác không bao giờ muốn định hình, lặp lại khuôn mẫu của mình, phải luôn thay đổi, làm mới thì mới đúng nghĩa của một người sáng tạo.Về văn chương Việt đương đại, trong cái nhìn của mình, so với văn chương của mấy mươi năm trước nó thật “đồ sộ”, nhưng chỉ là “đồ sộ” về lượng, còn chất thì vẫn còn rất ít nếu so với văn chương của thế giới. Tôi thường hay nói đùa rằng, không biết trăm năm sau, văn chương Việt có bằng văn chương thời Phục Hưng của các nước phương Tây không. Nói như vậy không phải là nhìn bi quan, mà là luôn mong muốn văn chương đương đại Việt có những tác phẩm xứng tầm với văn chương thế giới. Và tôi luôn mong, có những nhịp cầu kết nối văn chương Việt với thế giới, phát triển hơn về nghiên cứu, dịch thuật và xuất bản, để bạn bè văn chương thế giới hiểu hơn về văn học, văn hóa, con người Việt Nam.
*
Văn chương Việt hiện nay có nhiều người viết trẻ rất xuất sắc. Bên cạnh đó, tôi còn thấy rằng, người viết trẻ hiện tại rất giàu năng lượng, có lòng đam mê văn chương dư thừa nhưng phần lớn chưa định hình được lối viết của mình. Hoặc phần lớn họ viết như lối phô diễn ngôn từ mà không có hình trạng, ý tưởng. Nhiều lúc đọc họ, tôi lại thấy bóng dáng văn phong của một tác giả nào đó mình đã đọc. Muốn đổi mới văn chương, trước hết phải vun đắp cho mình cái cốt lõi, nền móng Á Đông truyền thống. Bởi văn chương hiện đại mà không có cái gốc Việt của mình thì không hiểu văn ấy viết ra dành cho ai đồng cảm thấu hiểu.
Tôi yêu thích “cổ hủ” với nhiều nhà thơ, nhà văn trong nước, phần lớn họ là những nhà văn nhà thơ thuộc thế hệ xưa. Còn văn học nước ngoài thì thích nhiều. Nhưng nếu chỉ được lựa chọn một, “Chiếc lá cuối cùng - O’Henry”, hẳn là một truyện tôi yêu thích từ nhỏ, và đến nay vẫn chưa quên cái cảm xúc khi lần đầu đọc truyện này. Kết cấu câu chuyện như một cán cân của thần Chết, thật cân xứng đến mức kinh ngạc. Một đêm mùa đông, tuyết gió bão bùng, người họa sĩ già cùng với chiếc thang, cây đèn bão và ngọn lá trường xuân, tất cả đang run rẩy. Đó là một tuyệt tác nghệ thuật mà tôi may mắn đón nhận. Một sự sống đã hồi sinh trong cõi chết, lòng đam mê và tài năng nghệ thuật đã tạo nên sức mạnh diệu kỳ ấy. Ồ không, người nghệ sĩ họ đã đánh đổi cả trái tim để lưu lại niềm tin vĩnh cửu cho thế gian này.
Cuối cùng, người mang lại cảm hứng sáng tác cho tôi, lạ làm sao lại không phải là một tác gia văn chương nào cả, mà chính là nhà bác học Albert Einstein. Thay cho lời kết, tôi xin trích một đoạn ngắn trong bài tiểu luận ông viết tại Berlin năm 1930 khi ông 51 tuổi: “Tình cảnh của những đứa con trái đất chúng ta mới kỳ lạ làm sao! Mỗi chúng ta đến đây như một chuyến viếng thăm ngắn ngủi. Ta không biết để làm gì, nhưng đôi khi ta tin rằng ta cảm nhận được điều đó. Song, nhìn từ cuộc sống thường nhật mà không đi sâu hơn, ta biết rằng ta đến đây vì người khác - trước hết vì những người mà hạnh phúc của riêng ta phụ thuộc hoàn toàn vào nụ cười và sự yên ấm của họ, kế đến là vì bao người không quen mà số phận của họ nối với ta bằng sợi dây của lòng cảm thông”.
N.H.A.T
(TCSH335/01-2017)
TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG
Từ ngày 9 đến ngày 24/11/2021, tại thủ đô Paris (Pháp), Đại hội đồng UNESCO lần thứ 41 đã vinh danh nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.
HOÀNG THỤY ANH
TRẦN ĐÌNH SỬ
Phạm Quỳnh (1892 - 1945), biệt hiệu Thượng Chi, Hồng Nhân, quê ở xã Lương Ngọc, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
NGUYỄN THỊ TUYẾT
NGUYỄN HỮU SƠN
Trong giới hạn cụ thể, có thể xác định tương quan phê bình và sáng tác trên địa bàn xứ Huế như một vùng văn hóa và trung tâm phát triển Thơ mới tiêu biểu trong cả nước, đồng thời nhấn mạnh ý nghĩa hoạt động phê bình Thơ mới trên Tràng An báo như một hiện tượng “người đương thời Thơ mới xứ Huế tiếp nhận Thơ mới xứ Huế” (chưa bàn đến các tác giả Thơ mới ở hai miền Bắc và Nam đất nước).
VÕ VINH QUANG
Câu chuyện nghiên cứu về lăng mộ vua Quang Trung từ lâu đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu, luận bàn, phản biện.
NGUYỄN KHẮC THẠCH
Thời nào cũng vậy, việc tranh luận về khoa học thường mang lại sự thông tuệ và phát triển. Nhưng thành công của nó không phải ở đó mà ở chỗ nó làm cho con người biết xấu hổ.
LÝ HOÀI THU
Văn học Việt Nam 1930 - 1945 nói chung và thơ ca nói riêng hình thành, vận động và phát triển trên nền cảnh bùng nổ nhiều phương diện của bước ngoặt hiện đại hóa.
HÀ QUẢNG
Trong việc xây dựng hình tượng thơ, các tác giả hiện đại sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật mà trước đây rất dè dặt, thủ pháp “lạ hóa” là một.
XUÂN NGUYỄN
TRẦN ĐÌNH SỬ
Trong văn học thế giới, nếu lễ nghi tín ngưỡng là cội nguồn làm nảy sinh các hình thức văn học, thì thần thoại là cội nguồn tạo ra các nội dung của văn học và nghệ thuật nói chung. Ở phương Tây sử thi, thể loại menipée là các hình thức văn học làm nảy sinh tiểu thuyết.
LÊ QUANG THÁI
Ca, kê và dậu đều diễn nghĩa chỉ tiếng gà. Năm Dậu là năm của con gà tại vị để đóng vai trò trọng tài chỉ trỏ giờ giấc sớm - trưa - chiều - tối cho qua ngày đoạn tháng.
PHONG LÊ
Lực lượng chủ công trong đội ngũ viết hôm nay, theo tôi nghĩ và mong đợi, đó phải là thế hệ viết sinh ra trước sau thời điểm 1990. Sớm hơn một ít, đó là năm 1986 - năm khởi động công cuộc Đổi mới. Muộn hơn một chút, đó là năm 1995 - năm Việt Nam thoát khỏi thế cấm vận và gia nhập ASEAN.
HOÀNG HUYỀN
Nếu nói đang là thời của nghiên cứu phê bình văn học thì có lẽ cũng sẽ ít khả năng bị kháng cự, bác bỏ. Chỉ cần nhìn vào mùa giải văn chương trong nước năm 2021, dừng lại lâu ở mảng nghiên cứu phê bình, xác tín trên càng được củng cố.
THÁI PHAN VÀNG ANH
Năm 2017, toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Thị Thụy Vũ, một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học nữ miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 - 1975, đã được Phương Nam Book và Nhà xuất bản Hội Nhà văn in lại.
PHẠM PHÚ PHONG
Không hiểu sao tôi luôn có một sự xác tín vào mối quan hệ tương ứng giữa nét chữ và con người/ con người và nghệ thuật.