Nhà văn Võ Văn Trực: Người làng vẫn nhớ!

09:06 11/04/2019

Nhà văn Võ Văn Trực, người được mệnh danh là “Nhà văn của làng quê”, những câu chuyện ông viết ra khiến người ta không khỏi khâm phục. Đôi khi, nói đến các nhà văn, người ta nghĩ tới những con người bay bổng, lãng mạn, thi vị hóa cuộc đời này, nhưng Võ Văn Trực lại là con người của cuộc đời chân thực, lầm lũi và vạm vỡ khác thường.

Nhà văn Võ Văn Trực

Chuyện làng vây hổ

Tôi biết nhà văn Võ Văn Trực lần đầu tiên qua những trang ông viết về làng tôi, làng Tam Lễ ở Quỳnh Lưu, Nghệ An. Làng tôi thời phong kiến rừng núi nhiều, hổ voi thường kéo về. Người dân không sợ hãi mà mỗi khi hổ về thì tổ chức bắt lấy con hổ đó. Trong cuốn địa chí về Nghệ An, nhà nghiên cứu Ninh Viết Giao có viết một đoạn về làng Tam Lễ và lễ hội vây hổ. Khi muốn viết về chính làng mình, tôi đã gặp nhà nghiên cứu Ninh Viết Giao, khi ấy ở khu tập thể Quang Trung, thành phố Vinh. Nhà nghiên cứu được xem như “thổ địa” cái gì cũng biết về xứ Nghệ ấy, thật bất ngờ, lại giới thiệu cho tôi: “Cháu hãy tìm bác Võ Văn Trực, bác ấy từng viết rất hay về lễ hội của làng cháu. Bác ấy đã sống nhiều ngày để tìm hiểu và viết về phong tục lạ của làng cháu”. Tôi rất bất ngờ, vì bác Võ Văn Trực từ lâu đã ra sinh sống ở Hà Nội, là nhà văn nổi tiếng, song đối với mảnh đất xứ Nghệ, dù xa xôi mà những phong tục tập quán gì bác cũng tỏ tường khiến chính người ở quê cũng phải kính nể như vậy.

Tôi ra Hà Nội, tìm đến báo Văn Nghệ. Bác Trực đậm người, tiếng nói rất hiền lành, khác hẳn khuôn mặt chữ điền nom góc cạnh của bác. Bác bảo tôi: “Các cháu lớn lên sau này ít biết chuyện đời trước. Bác đã tới gặp nhiều vị trưởng lão, các vị thợ săn, ngồi bên bếp lửa ghi chép tỷ mỷ cách thức dân làng bắt hổ thế nào. Phong tục quê cháu rất hay, hổ đến nhà thì không được sợ hổ, mà phải tìm cách bắt lấy nó!”.

Bác tặng tôi một cuốn sách của bác có nguyên bài viết về lễ hội vây hổ của làng tôi do bác viết. Tôi mừng không còn bút giấy nào tả xiết, vì hồi trước sách vở hiếm, lại chưa có internet như bây giờ. Cảm động nữa là bác lại bảo: “Bác cũng từng vào nhà cháu, được bà của cháu nấu nước chè xanh cho uống”. Lần gặp bác Võ Văn Trực để lại dấu ấn sâu đậm trong tôi, một người viết báo, viết văn mới ngoài 20 tuổi. Đó là hình ảnh một con người giản dị, thông hiểu những phong tục tập quán của các làng quê, tình yêu quê hương đất nước biến thành những trang viết, lưu giữ  thuần phong mỹ tục.

Ði viết là đi sưu tầm, nghiên cứu

Những nhà văn ở làng tôi, như nhà văn Lê Lân, nhà thơ Trần Ngưỡng đều dành cho nhà văn Võ Văn Trực những lời tri ân, bởi chính ông, một nhà văn từ huyện khác tới đã ghi lại đầy đủ chi tiết hơn cả những phong tục tập quán của quê tôi. Cùng làm việc nhiều năm với nhà văn Võ Văn Trực tại Báo Văn Nghệ, nhà văn Trần Thị Thắng nói: “Nhà văn Võ Văn Trực sống ở đời hết sức hiền lành, nhưng văn chương ông viết ra lại rất sắc sảo”.

Tôi còn nhớ một lần ghé báo Văn Nghệ lấy truyện ngắn tòa soạn một tờ báo đặt bác viết. Bác đưa cho tôi một bản thảo đã đánh máy sẵn, thậm chí nó hơi úa vàng. Bác cứ viết, cứ để sẵn trong một cái phong bì, nơi nào xuất bản, bác sẽ đưa cho in. Có thể nói, trong cái tủ cũ kỹ của bác luôn sẵn sàng những truyện chưa in bao giờ, được đánh máy ngăn nắp. Bác trái ngược với mẫu nhà văn viết ra cái gì là muốn in ngay, không in được ngay thì ăn ngủ không yên. Nhà văn Võ Văn Trực đưa cho tôi tập bản thảo tới hàng ngàn trang cũ kỹ, bảo: “Tôi có hàng chục cuốn sách chưa in, cũng không quan trọng, vì còn nhiều việc phải làm hơn”.

Quả nhà văn Võ Văn Trực có nhiều việc để làm. Ông sinh năm 1936 tại Diễn Châu, Nghệ An. Ông viết về nông thôn, nhưng xuất thân từ ngành ngoại giao, một người đọc rộng biết nhiều, song lại chọn mảnh đất “canh tác văn chương” là những vùng đất lề quê thói, thuần Việt nhất, xa xôi, hẻo lánh, nơi mà những phong tục xưa còn đó, nơi mà con người vẫn thuần hậu từ những câu chuyện về cố Bợ,chuyện về núi Hai Vai đi vào lòng người. Ông gợi cho tôi nghĩ về nhà văn Lão Xá, một nhà văn Trung Quốc rất giỏi ngoại văn, nhưng chọn cho mình lối viết kể chuyện dung dị về những người dân bình thường, những chủ nhân văn hóa của một dân tộc, hay M. Gorki, một nhà văn viết về cuộc sống lao động của người dân Nga.

Tôi hỏi nhà văn: “Bác làm lãnh đạo, phó tổng biên tập báo Văn Nghệ, thời gian đâu viết lách?”, nhà văn Võ Văn Trực bảo: “Bác chỉ nghĩ mình là một nhà văn bình thường như mọi nhà văn khác”.
 
Nhà văn Võ Văn Trực (trái) và nhà thơ Tế Hanh. Ảnh  Tư liệu


Ðời văn đời người

Đúng như nhà văn Trần Thị Thắng, người từng nhiều năm làm việc tại Báo Văn Nghệ cùng Võ Văn Trực nhận xét, nhà văn xứ Nghệ rất hiền lành trong đời thường để mà góc cạnh trong văn chương. Cuốn tiểu thuyết: “Vết sẹo và cái đầu hói” của nhà văn xứ Nghệ gây xôn xao một thời, khi nhiều người cho rằng nó đã phơi bày nhiều sự thật không ai dám viết về đời sống văn chương Việt Nam một thuở. Cũng là một  người trong nghề, nhà văn Trần Thị Thắng nói với phóng viên “Vết sẹo và cái đầu hói” là tiểu thuyết đáng đọc của Võ Văn Trực.

Nhà thơ Trần Hoàng Thiên Kim từng nhận xét về Võ Văn Trực: “Ông cương trực như chính cái tên cha mẹ đặt cho mình, luôn thẳng thắn và quyết liệt đấu tranh với những thói rởm đời dù ông hoàn toàn nhận thức được rằng, sự đấu tranh đó không phải lúc nào cũng mang lại cho ông những điều may mắn”.

Nhiều tác giả nghĩ rằng tác phẩm lớn, tác giả lớn phải viết về những đề tài khổng lồ, những chủ đề hấp dẫn, hoặc nhà văn thì viết theo đơn đặt hàng, viết kịch bản phim dài tập mưu sinh. Tôi nhớ mãi một lần ghé thăm bác Võ Văn Trực, nhà văn khoe với tôi một tập bản thảo, ước khoảng 800 trang đánh máy, chỉ về mỗi một thể loại là vè dân gian mà nhà văn sưu tầm được ở Nghệ Tĩnh. Nhà văn nói: “Các nhà văn không dám viết, các nhà báo có thể chưa dám nói về những tiêu cực này nọ, nhưng dân họ đã có ngay vè thời sự về ông nọ, bà kia, chuyện nọ, chuyện kia hết rồi. Vè dân gian không có vùng cấm cháu ạ!”.

Lẽ thường, nhà văn quý từng chữ của mình đã đành, nhưng nhà văn Võ Văn Trực còn quý từng chữ, từng lời của người dân quê, từ mẩu chuyện nhỏ, một vài bài thơ, một câu chuyện kể, đều được nhà văn ghi lại hết cả, chờ gom đủ tập và tìm được nhà xuất bản để in. Bác từng bảo tôi, với sự phấn khích và sự ngỡ ngàng thế này: “Khi tìm hiểu về làng của mình, bác cũng đã gom đủ tư liệu để in hàng vạn trang sách, thành một tổng tập văn học dân gian của một ngôi làng. Vậy đất nước ta bao nhiêu làng? Sẽ có bấy nhiêu tổng tập văn học dân gian đấy cháu ạ!”.
 

Nhà văn Võ Văn Trực, một nhà văn có sự nghiệp sáng tác trải rộng trên các địa hạt thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, nghiên cứu, sưu tầm văn học dân gian đã qua đời ngày 5/4/2019 tại Hà Nội sau thời gian lâm bệnh.
Giải thưởng: Giải thưởng Hội văn nghệ Hà Nội với tập thơ Trăng phù sa năm 1983; Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội về thơ (1976 - 1980) và bút ký (1981 - 1985); Giải thưởng Bộ Giao thông Vận tải với tập bút ký Đèo lửa đèo trăng năm 1987.
Các tác phẩm tiêu biểu: Người anh hùng đất Hoan Châu (1976); Trăng phù sa (1983); Tiếng ru đồng nội (1990); Ngày hội của rạng đông (1978); Hành khúc mùa xuân (1980); Trận địa quê hương (1972); Chú liên lạc đội Xích vệ (thơ thiếu nhi - 1971); Câu chuyện những dòng sông (1983); Chuyện làng ngày ấy (1993); Hương trong vườn bão (1995); Vè Nghệ Tĩnh (in chung - 1962); Kho tàng ca dao xứ Nghệ (in chung - 1996); Đèo lửa đèo trăng (1987); Những dấu chân lịch sử (1985); Truyền thuyết núi Hai Vai (1990); Nắng sáng trời ngoại ô (1979); Những thi sĩ dân gian (1996).


Theo Trần Nguyễn Anh - TP

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Những bài viết ngắn trong cuốn sách Đủ nắng thì hoa nở (Phương Nam Book và NXB Văn hóa - Văn nghệ ấn hành) cũng chính là những trải nghiệm cả về đời lẫn đạo của tác giả Ba Gàn. Nhờ đó, cuốn sách mang đến những giá trị hữu ích cho độc giả, nhất là những người đang đi tìm mục tiêu để sống.

  • Hướng tới kỷ niệm 10 năm ra số đầu tiên (2010 - 2020), ngày 28/11, tại Hà Nội, tờ Thời Nay (Báo Nhân dân) phối hợp Ban Nhà văn trẻ (Hội Nhà văn Việt Nam) tổ chức buổi ra mắt 2 cuốn sách  “Giấc mơ trên những cánh rừng”, và “Nơi ta đã qua, người ta đã gặp”.

  • Dự án Nhóm 4. 0 của Nền tảng Xuất bản Điện tử Waka, là dự án sáng tác theo mô hình nhóm đầu tiên tại Việt Nam được xây dựng và triển khai với kỳ vọng tạo ra một sân chơi hỗ trợ các tác giả trẻ yên tâm phát triển sự nghiệp sáng tác của mình.

     

  • Đối thoại với hoa (NXB Văn hóa - Văn nghệ TPHCM, tháng 11-2018), tập tiểu luận phê bình thứ 7 của Nguyễn Thị Minh Thái, là cuốn sách kỷ niệm 45 năm bước vào nghề văn của tác giả.

  • Cảm hứng viết văn ở chính trong cuộc sống của mỗi chúng ta, việc viết văn phải tải chứa một điều gì đó chứ không viết chung chung. Trong tác phẩm văn học cũng phải truyền tải những giá trị nhân văn, định hướng tích cực để người đọc biết trân quý những gì mình đang có.

  • Là vùng đất quen thuộc trong miền sáng tạo, vẻ đẹp Hà Nội không chỉ được diễn tả bằng hình ảnh mà còn hiển hiện vô cùng tinh tế, sống động trong nghệ thuật ngôn từ. Với vô số tác phẩm văn học viết về Thủ đô từ xưa tới nay, để khai phá, phát lộ những điều mới mẻ về thành phố này là thử thách không nhỏ với mỗi nhà văn.

  • Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà văn Nguyên Hồng (5/11/1918 - 5/11/2018), lần đầu tiên, “Nhật ký Nguyên Hồng” ra mắt bạn đọc. Hơn 600 trang nhật ký Nguyên Hồng viết từ năm 1941 đến trước khi ông mất (1982) đã được công bố. Những trang viết hiển hiện cả một thời kỳ, sống động và chân thực. Đặc biệt là đời sống văn nghệ của đất nước trong suốt hơn nửa đầu thế kỷ XX. Được sự đồng ý của NXB Trẻ và đại diện gia đình nhà văn Nguyên Hồng, chúng tôi trích giới thiệu một số trang nhật ký của ông.

  • Rời "cõi tạm" khi tuổi đời còn rất trẻ (24 tuổi) song cha đẻ của bài thơ Hôm qua em đi chùa Hương - tác giả Nguyễn Nhược Pháp đã để lại khối lượng những sáng tác đáng kinh ngạc và thán phục, một tài năng đã chớm nở từ rất sớm và đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

  • Sáng 5/11 tại Trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp hợp với gia đình nhà văn Nguyên Hồng tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm sinh nhà văn Nguyên Hồng (5/11/1918 - 5/11/2018). Ông được đánh giá là một trong những nhà văn ưu tú nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại với các tác phẩm như: Bỉ vỏ, Những ngày thơ ấu, Cửa biển...

  • Có nhiều cuốn sách lọt vào danh mục “bestsellers” của các NXB, hàng chục năm nay nhà văn Nguyễn Nhật Ánh luôn giành vị trí  tác giả “ăn khách” trong làng văn chương. Đa tài trong nhiều lĩnh vực, và thể loại sáng tác nhưng ông có biệt tài xuất sắc trong mảng sáng tác dành cho tuổi teen.

  • NXB Phụ nữ vừa ra mắt cuốn sách "Những nhân chứng cuối cùng" - một trong những tác phẩm góp phần làm nên giải Nobel văn học của nữ nhà văn Belarus Svetlana Alexievich - người được biết đến nhiều với các tác phẩm đã in và phát hành ở Việt Nam như “Chiến tranh không mang gương mặt phụ nữ”, “Lời nguyện cầu từ Chernobyl”.

  • Ngày 25/10, tại TP HCM, cuốn sách “Kiến Phật” của tác giả người Anh - Rose Elliot đã chính thức ra mắt độc giả Việt Nam.

  • Sáng 24-10, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư vừa có buổi gặp gỡ và ký tặng sách cho độc giả tại Đường sách TPHCM nhân dịp chị vừa trở về từ Hội sách Frankfurt với giải thưởng LiBeraturpreis 2018, và ra mắt tập truyện ngắn Cố định một đám mây.

  • Ba cây bút trẻ Kai Hoàng, Thái Cường và Hoàng Khánh Duy vừa có cuộc chuyện trò về sáng tác văn chương gắn với cuộc sống đương đại tại Đường sách sáng 20/10 nhân khai mạc Tuần lễ sách hay.

  • Bên cạnh những tác phẩm mang hơi thở thời đại, đời sống văn chương trong nước gần đây còn xuất hiện những tác phẩm từng được xuất bản từ trước. Dù ra mắt cách đây hàng chục năm, nhưng nhiều tác phẩm vẫn giữ nguyên giá trị và với không ít bạn đọc ngày nay, đó vẫn là những tác phẩm mới.

  • Tiểu thuyết về một chàng trai nổi loạn, dính vào ma túy được viết bằng tình cảm của nhà văn với con trai thứ hai. 

  • Sau các tác phẩm Nguyễn Trãi (2 tập), Đàm đạo về Điều Ngự Giác Hoàng, Bí mật hậu cung, mới đây nhà văn Bùi Anh Tấn tiếp tục trở lại với đề tài lịch sử bằng tiểu thuyết Bảo kiếm và giai nhân, do NXB Tổng hợp TPHCM ấn hành. 

  • Kế thừa và sáng tạo là vấn đề xưa nay đã từng được nhiều người quan tâm bàn luận. Tôi chỉ xin nói thêm đôi điều về mối quan hệ giữa kế thừa và sáng tạo trong sáng tác thi ca.

  • PGS-TS Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, cho rằng, hoạt động lý luận văn học, nghệ thuật còn xa rời thực tiễn sáng tác, có biểu hiện xơ cứng, kém năng động, giảm sút tác dụng tích cực đối với sáng tác. Chỉ riêng trong lĩnh vực văn học, tiếng nói của các nhà phê bình được nhìn nhận là rất quan trọng đối với tác giả lẫn bạn đọc. 

  • Buổi tọa đàm giới thiệu cuốn sách Lời người Man di hiện đại - Người yêu tiếng Việt trọn đời (Nhà xuất bản Tri Thức ấn hành) sẽ diễn ra lúc 18 giờ ngày 10.10 tại Thư viện Trung tâm văn hóa Pháp (Hà Nội).