Nhà văn Nguyễn Thành Nhân (ảnh) được biết đến với tiểu thuyết Mùa xa nhà viết về những tháng năm anh làm nghĩa vụ quốc tế trên đất bạn Campuchia. Đây là tác phẩm đầu tay tạo được tiếng vang giúp anh tiến sâu hơn với nghề viết.
Nguyễn Thành Nhân sinh năm 1964 tại Sài Gòn. Tháng 3-1984, anh nhập ngũ làm nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia trong vai trò người lính pháo cao xạ. Sau hơn 3 năm trên đất bạn không một ngày về phép, năm 1987 anh xuất ngũ về làm bảo vệ tại Sân vận động Thống Nhất. Tại đây, Nguyễn Thành Nhân vừa tranh thủ làm bảo vệ vừa đi học luật chính quy ở Trường Đại học Luật TPHCM. Năm 1994, anh tốt nghiệp và chuyển sang làm ở văn phòng Liên đoàn Bóng đá Việt Nam tại TPHCM.
Công việc mới của Nguyễn Thành Nhân ở Liên đoàn Bóng đá là làm thư ký các cuộc họp, trong đó có nhiều cuộc họp quan trọng với sự có mặt chỉ đạo của đồng chí Võ Văn Kiệt. Thời gian này, phong trào bóng đá tại TPHCM dẫn đầu cả nước về số lượng và chất lượng của các đội tuyển. Nguyễn Thành Nhân cho biết: “Những năm tôi làm thư ký ghi chép các cuộc họp có thể viết thành một cuốn sách. Những gì báo chí phản ánh về bóng đá trong thời gian này chỉ mới nêu được một phần, còn rất nhiều câu chuyện thú vị mà những người may mắn được dự phần như tôi mới nắm rõ”.
Thế nhưng năm 2005, Nguyễn Thành Nhân xin nghỉ việc để chuyên lo dịch sách và viết văn. Lý do nghỉ việc của anh là vì nhận thấy tuổi đời đã bước qua bốn mươi “tứ thập nhi bất hoặc”, để không còn nghi ngờ gì nữa về số phận của mình. Cũng vì trước đó, năm 2004, tác phẩm đầu tay - tiểu thuyết Mùa xa nhà của anh được NXB Trẻ ấn hành. Có thể khẳng định, Mùa xa nhà là tác phẩm văn xuôi đầu tiên viết về hiện thực của những người lính Việt Nam ở chiến trường K, trước đó chỉ có các tập thơ, ví như thơ của Phạm Sỹ Sáu.
Mùa xa nhà được Nguyễn Thành Nhân khởi viết năm 1997, tức sau 10 năm anh xuất ngũ và ấp ủ, đến năm 1999 thì hoàn thành. Bản thảo Mùa xa nhà được đưa đến NXB Trẻ đúng lúc Cuộc thi Văn học tuổi hai mươi diễn ra. Được biết, hai ban sơ khảo và chung khảo cuộc thi này đánh giá cao Mùa xa nhà, song phải biên tập một số câu chữ mới có thể ấn hành cuốn sách này. Trong giao tiếp, Nguyễn Thành Nhân rất xuề xòa nhưng đụng đến chữ nghĩa thì anh bỗng dưng khốc liệt như đang ở chiến trường.
Sự việc dằng dai mãi đến năm 2004 Mùa xa nhà mới chính thức chào đời và khi đó cuộc thi Văn học tuổi hai mươi với 3 đơn vị: Hội Nhà văn TPHCM, NXB Trẻ và Báo Tuổi trẻ tổ chức, cũng đã khép lại. Thật đáng tiếc nếu khi đó Nguyễn Thành Nhân chịu thỏa hiệp với biên tập, thì biết đâu thông qua cuộc thi này Mùa xa nhà sẽ có độ lan tỏa xa hơn. Mãi đến năm 2015 khi tái bản Mùa xa nhà, đích thân Giám đốc - Tổng biên tập NXB Trẻ Nguyễn Minh Nhựt đã thuyết phục Nguyễn Thành Nhân để biên tập tiếp một số câu chữ so với bản in năm 2004. Trước tình cảm của ông Nguyễn Minh Nhựt, Nguyễn Thành Nhân đã đồng ý. Hóa ra ông cựu lính Nguyễn Thành Nhân luôn xem văn chương như thánh đường bất khả xâm phạm lại rất biết lắng nghe khi người khác dùng “chữ tình” để “nói lý”.
Dịp Hội sách TPHCM vừa qua, NXB Tổng hợp TPHCM ấn hành tập truyện Nhà văn già và em mọi nhỏ của Nguyễn Thành Nhân với 13 truyện ngắn và 1 bài thơ. Trong số truyện này có 1 truyện được Nguyễn Thành Nhân viết theo lối “hậu hiện đại”, khiến truyện ấy bị vênh ra như bó đũa có 1 chiếc bị cong. Biên tập viên NXB Tổng hợp TPHCM đề nghị bỏ truyện này nhưng Nguyễn Thành Nhân không chịu với lý do: “Không có gì là hoàn toàn giống nhau trong cõi đời này, phải có sự khác biệt mới tạo thành cuộc sống”. Còn bài thơ in trong tập Nhà văn già và em mọi nhỏ được Nguyễn Thành Nhân viết từ năm 1996 như nhắc nhở anh từng làm rất nhiều thơ vào thời đi lính với tất cả sự trong sáng của tuổi trẻ.
Hiện tại, Nguyễn Thành Nhân chỉ làm một việc - dịch sách và viết văn. Nhưng ở xứ ta, những nhà văn sống được bằng nhuận bút của nghề viết sách chỉ đếm được không quá một bàn tay. Với Nguyễn Thành Nhân cũng thế, anh sống thanh bần đúng nghĩa với công việc dịch các tác phẩm văn học từ tiếng Anh. Vốn tiếng Anh của Nguyễn Thành Nhân có được nhờ năng khiếu và sự chăm chỉ tự học, cũng đủ giúp anh dịch hơn chục đầu sách, trong đó có các tập truyện dài hàng chục tập làm sinh kế qua ngày.
Sống thanh bần là vậy, nhưng khi có tác phẩm mới in như Nhà văn già và em mọi nhỏ, Nguyễn Thành Nhân không ngại vét đồng nhuận bút cuối cùng để chia vui cùng bạn. Hết chia vui với bạn văn cũng nghèo như anh, lại chia vui với bạn lính cũng mỗi người mỗi cảnh. Nguyễn Thành Nhân cười hề hề: “Đi lính lâm trận, đạn nó né mình, còn sống trở về là mừng rồi. Giờ tôi không vợ không con, chỉ còn nghề viết và bạn bè, miễn sao vui vẻ là được”. Không chỉ là viết văn dịch sách và bạn bè, Nguyễn Thành Nhân còn có một ký ức để hoài niệm. Ấy là mỗi năm, anh đều tìm về chiến trường xưa ít nhất một lần, nơi mà anh viết những dòng: “Kính tặng những đồng đội Trung đoàn BB4, Sư đoàn 5, mặt trận 479 của tôi” in trang trọng đầu tiên trong tiểu thuyết Mùa xa nhà.
Theo Hoàng Nhân - SGGP
Khi được hỏi lý do nào thôi thúc bà hoàn thành cuốn tiểu thuyết dã sử về Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, nhà văn Lê Phương Liên tâm sự rằng: “Tôi hăng hái ngồi bên bàn phím, viết đêm viết ngày như là nhập đồng, như là có một nguồn lực siêu nhiên nào thôi thúc”.
HỒ ANH THÁI
Tình yêu quê hương, tình yêu gia đình, những khám phá thú vị trong cuộc sống xa xứ là điểm chung trong hai tác phẩm “Bốn mùa hoang vu xứ kiwi” và “3,1kg hạnh phúc” của hai tác giả trẻ Trần Băng Khuê và Mai Thanh Nga cho bạn đọc thấy được phong vị của những vùng đất khác nhau cũng như cuộc sống của những người Việt trẻ xa xứ.
Sức viết của nhà thơ ngoài lục thập Đinh Ngọc Diệp (sinh năm 1956) có dấu hiệu mạnh lên khi trước thềm xuân mới, ông ra mắt tập “Hành trình 6” (NXB Hội Nhà văn).
Sau giải thưởng văn xuôi của Hội Nhà văn Việt Nam, mới đây, đạo diễn Xuân Phượng tiếp tục nhận thêm giải thưởng văn xuôi của Hội Nhà văn TPHCM cho hồi ký Gánh gánh… gồng gồng… (NXB Văn hóa - Văn nghệ). Tác phẩm đã phần nào khắc họa chân dung của tầng lớp trí thức Việt Nam trong 2 giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
“Duyên” - tôi biết đến tác giả Nguyên Phong từ cuốn sách Đường mây qua xứ tuyết . Tôi cũng đọc qua về tiểu sử, con đường sự nghiệp của ông. Thật đáng để ngưỡng mộ!
Nhà thơ, nhà báo Vương Tâm vừa ra mắt tuyển “Thơ chọn Vương Tâm” (NXB Hội Nhà văn), với 180 bài thơ và một số bức tranh minh họa của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.
Nhắc tới nhà văn Nguyễn Văn Thọ, bạn văn thường nhớ tới tiểu thuyết “Quyên”; các tập truyện ngắn: “Gió lạnh”, “Vàng xưa”, “Hương mĩ nhân”, “Vườn mộng”; các tập bút ký và tản văn: “Đào ở xứ người”, “Đầu ngọn sóng”… Ông còn sáng tác thơ, vẽ và viết kịch bản phim… Nhớ về thời hoa niên nhiều ước vọng, ánh mắt ông lấp lánh niềm vui.
“Sống mãi trên quê hương anh hùng” (NXB Quân đội nhân dân, 2021) là cuốn sách được viết theo thể loại truyện ký, về cuộc đời của một người anh hùng đã cống hiến tuổi thanh xuân cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đó là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Kim Vang - hình ảnh đại diện cho một thế hệ thanh niên lớn lên trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, sẵn sàng hy sinh không tiếc tuổi thanh xuân, xương máu của mình cho hòa bình, thống nhất của dân tộc...
Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là tác phẩm quen thuộc với nhiều thế hệ bạn đọc. Đến nay, mặc dù đã được phổ biến rộng rãi, nhưng không phải mọi cắt nghĩa về nó đã thật thấu đáo, thuyết phục.
Nỗ lực không ngừng nghỉ của các nhà nghiên cứu lý luận văn học Việt Nam trong nhiều thập niên qua là giới thiệu, nghiên cứu, tổng thuật các hệ thống lý thuyết để vận dụng vào nghiên cứu thực tiễn văn học.
Với 17 truyện ngắn gọn gàng, tập truyện ngắn “Gió thổi trước hiên nhà” vừa được NXB Văn học ấn hành, mở ra một thế giới ngổn ngang, đa tạp của cuộc sống đời thường từ miền quê đến phố thị với đủ mọi cung bậc cảm xúc, những cảnh đời buồn vui, đặc biệt là những thân phận đàn bà nhọc nhằn, cay đắng.
Nhãn sách Văn sử tinh hoa thuộc Công ty TNHH Sách và Truyền thông Việt Nam (Tri Thức Trẻ Books) vừa phát hành cuốn "Phong vị xuân xưa - Ngày xuân xem sách biết việc cổ kim". Tác phẩm được sưu tầm, tuyển chọn từ nhiều cuốn sách, báo, tạp chí trong giai đoạn từ 1920 đến khoảng 1945.
Mấy năm gần đây, nhiều danh tác Việt đã được phát hành lại, mang đến cho độc giả hiện đại cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn các ấn phẩm có tuổi đời trên dưới một thế kỷ. Không đơn thuần là “bình mới rượu cũ”, nỗ lực này còn mang tính gợi mở, góp phần định vị, thúc đẩy đa dạng chiều kích văn chương.
“Bốn nhà văn nhà số 4”, NXB Hội Nhà văn, của nhà phê bình Ngô Thảo dày dặn, chia làm bốn phần, tập hợp 35 bài viết của tác giả về bốn nhân vật văn chương nổi tiếng mà sự nghiệp gắn liền với ngôi nhà số 4 phố Lý Nam Đế - tạp chí Văn nghệ quân đội. Đó là Nguyễn Thi, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu và Thu Bồn.
Truyện ngắn đối với những tác giả trẻ, mới viết văn, nhiều người tự khám phá mình, bao giờ cũng qua một thử thách. Dương Hương - một tác giả trẻ vừa cho ra mắt tập truyện ngắn “Giá của đàn bà” với nhiều cảm xúc mới mẻ. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của nhà văn Trung Trung Đỉnh về tập truyện ngắn , của tác giả Dương Hương, do Liên Việt ấn hành.
Cầm trên tay cuốn “Thời xuân sắc” của nhà văn Huệ Ninh (NXB Thế giới, 2020) - hồi ký của một người phụ nữ bình thường, tôi thật sự xúc động và còn thấy tiếc, tự hỏi sao sách không dày hơn nữa.
“Nấp” trong nhà báo Trần Nhật Minh với vẻ ngoài “đồ sộ, quánh màu nước thời gian”, là trái tim thi sĩ nhiều rung động. Cho nên, có lẽ đã lần lữa mãi, thì cũng phải đến ngày tâm hồn chật căng, buộc phải tỏa lan hương chất mà tháng năm cuộc đời mình đã trầm tích.
“Hừng Đông” viết về “đêm trước” của cách mạng Việt Nam, giai đoạn trước khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) đến cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ. Trong bối cảnh ấy, nhà văn không chạy theo sự kiện, biến cố, mà hướng tới con người cụ thể với tư cách một nhân vật văn học - chiến sĩ Cộng sản Phan Đăng Lưu.
“Lắng đọng và suy nghĩ” (NXB KH&KT, 2020) cái tên sách khiêm tốn của Tạ Quang Ngọc trở nên cuốn hút tôi. Và sự chắt lọc trí tuệ, cũng như chân thành cảm xúc, chân thành tự bạch trong cuốn sách này đã không chỉ khiến tôi cảm phục tác giả, mở mang tri thức, mà còn nâng thêm cho mình bản lĩnh, bồi đắp tình yêu con người, tình yêu đối với quê hương đất nước và sự nghiệp cách mạng.